Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và những kết quả đạt được
3.1.2.1. Về kinh tế
Năm 2016 Tiền Hải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tốp đứng đầu của tỉnh, giá trị sản xuất đạt 11.271 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 12,5% so với năm 2015 (Bảng 2.1).
Giá trị ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2016 đạt 4.017 tỷ đồng tăng 4,2% so với năm 2015, bình quân giai đoạn 2014 - 2016 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản của huyện tăng 3,7%. Nông nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện.
- Trồng trọt: Tổng dịên tích gieo trồng là 28.311 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm đạt 20.810 ha, lúa chất lượng cao chiếm 45% diện tích, năng suất cả năm đạt 129,2 tạ/ha. Huyện tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá, chú trọng cấy giống lúa phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ có sự quan tâm sâu sát chỉ đạo của ngành nông nghiệp, trong những năm qua sản lượng lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn 2014-2017 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng 2014 - 2017 (%)
1. GTSX theo giá hiện
hành (triệu đồng) 6.102.200 6.239.091 6.429.001 6.763.891 - Nông, lâm, thủy sản 1.843.000 1.928.011 1.998.210 2.092.811 - Công nghiệp - xây
dựng 3.093.400 3.218.270 3.327.811 3.472.810 - Dịch vụ 957.000 1.092.810 1.102.980 1.198.270 2. GTSX theo giá cố
định (triệu đồng) 2.083.200 2.441.970 2.709.108 3.179.870 15,14 - Nông, lâm, thủy sản 408.200 427.029 442.577 463.530 4,33 - Công nghiệp - xây
dựng 1.273.000 1.572.840 1.787.210 2.193.110 19,88 - Dịch vụ 402.000 442.101 479.321 523.230 9,18 3. Cơ cấu GTSX (giá
hiện hành) % 100 100 100 100
- Nông, lâm, thủy sản 30,2 30,9 31,1 30,9 - Công nghiệp - xây
dựng 50,69 51,6 51,8 51,3
- Dịch vụ 19,1 17,5 17,2 17,7
4. Thu nhập
BQ/người/năm theo (giá hiện hành) (triệu
đồng)
42,6 43,6 44,9 47,3
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2017) Huyện Tiền Hải có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Xét về thu nhập bình quân đầu người, huyện Tiền Hải có điểm xuất phát kinh tế ở mức khá so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.
- Ngành nông, lâm và thủy sản: Với tốc độ tăng trưởng chung như hiện nay thì trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thủy sản có xu hướng được cải thiện, tăng trưởng giai đoạn 2014 - 2017 là 4,33%/năm. Mặc dù GTSX ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai nhưng chỉ đóng góp khoảng 5,05% cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: trong giai đoạn 2014 - 2017, ngành công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 ngành. Bên cạnh
tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp - xây dựng còn là ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, chiếm 83,90%. Tốc độ tăng trưởng của ngành cho thấy huyện đã có sự đầu tư chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp trong thời gian dài huyện cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề.
- Ngành dịch vụ: tốc độ tăng trưởng của ngành đứng thứ 2 trong các ngành kinh tế, tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế còn thấp, chiếm 9,18% chưa phản ánh được thế mạnh về du lịch - dịch vụ, thương mại mà huyện đang có. Thực trạng này diễn ra do nhiều nguyên nhân như kết cấu mạng lưới hạ tầng của huyện chưa cho thương mại dịch vụ đồng bộ, thiếu vốn cho đầu tư phát triển, trình độ cán bộ quản lý kinh doanh và đội ngũ lao động ở lĩnh vực này còn hạn chế.
- Lao động: Tốc độ tăng lao động đang làm việc trong nền KTQD trung bình hàng năm trong giai đoạn 2014 - 2017 là 4,15% cao hơn tốc độ tăng của giai đoạn 2008 - 2013 (2,33%), cho thấy vấn đề tạo việc làm trong giai đoạn 2014 - 2017 đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực này mới chỉ giải quyết được một phần so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương, khi so sánh tốc độ tăng lao động làm việc trong nền KTQD và tốc độ tăng lực lượng sản xuất sẽ thấy rõ điều này. Ngoài ra có thể thấy đóng góp của lao động chiếm hơn 80% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong khi năng suất lao động (theo giá cố định) chỉ đóng góp gần 20% vào tăng trưởng đã cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện chỉ dựa vào quy mô lao động.
3.1.2.2. Về văn hóa, giáo dục, y tế
Toàn huyện đã có 150/174 thôn, làng được công nhận đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 86,2%; 51.546/67.235 hộ được công nhận gia đình văn hóa, đạt 76,6%; 84/101 trường học đạt đơn vị văn hóa, đạt 83,2%. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang, tổ chức lễ hội được thực hiện có nề nếp, hiệu quả.
Là huyện luôn đi đầu về công tác y tế, hiện nay đã có 100% các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 50% trạm y tế có bác sỹ, 100% các thôn có cộng tác viên y tế
và dân số. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tốt, không có dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra; duy trì và tăng cường các hoạt động truyền thông và thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến được đảm bảo, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; việc đón tiếp, chăm sóc, điều trị người bệnh tại các cơ sở y tế và điều trị người nghiện bằng thuốc thay thế Methadone được quan tâm thực hiện, tiếp nhận và điều trị cho 167 bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone. Giữ vững chuẩn Quốc gia về y tế xã mức độ 2 giai đoạn 2011-2020 ở 35 xã, thị trấn và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa Trạm Y tế xã. Chất lượng chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em được nâng lên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm tốt hơn; Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế có mục tiêu. Các chương trình phòng chống HIV/AIDS, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được quan tâm thực hiện. Dân số toàn huyện dự kiến là 236.199 người, tỷ lệ gia tăng 0,71%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 1,3% so với năm 2016; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 13%, giảm 0,3% so với năm 2016.
Công tác thông tin liên lạc trong những năm qua được quan tâm đúng mức, 100% số xã có bưu điện văn hoá xã, mạng lưới điện thoại đã phủ sóng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, 100% các xã có cột phát sóng. Đài phát thanh huyện đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phủ sóng cho 100% số xã trong huyện nhằm giúp cho nhân dân nắm bắt thông tin kịp thời cho sản xuất và sinh hoạt.
Quốc phòng an ninh được giữ vững, luôn hoàn thành chỉ tiêu giao quân cả về số lượng và chất lượng. Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền trong huyện đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, tổ quốc, bảo vệ an ninh ven biển. Các ngành Công an, Toà án, Viện kiểm sát đã phối kết hợp chặt chẽ trong việc điều tra, truy tố và xét xử kịp thời đúng pháp luật.
Nhìn chung trong những năm gần đây, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản hoàn thành và có chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12,5%, đạt 103,5% kế hoạch, trong đó nông nghiệp, thuỷ sản tăng 4,2%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 21,5%; xây dựng tăng 18,2%, thương mại dịch vụ tăng 10,0%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, thu ngân sách đạt kết quả tốt, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Văn hoá xã hội ổn định, các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma tuý được kiềm chế, công tác chăm sóc sức khoẻ tiến bộ rõ rệt,
đời sống nhân dân được ổn định và ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động đầu tư XDCB ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư, việc bố trí vốn cho đầu tư XDCB tương đối hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. Các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn - thành thị.
3.1.3. Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sự phát triển kinh tế - xã hội huyện thời kỳ 2014– 2017
3.1.3.1. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất còn thấp.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa mạnh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất hạn chế; quản lý môi trường, dịch bệnh, giống cây trồng vật nuôi còn hạn chế, sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tuy phát triển nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững, chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện. Các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp và đô thị còn chậm.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài chính ngân sách còn để xảy ra sai phạm ở một số nơi, thu ngân sách còn chưa triệt để, chưa khai thác hết các nguồn có thu, đầu tư phát triển nguồn thu có tính chất ổn định còn hạn chế.
Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội còn chậm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập, phong trào thể dục thể thao quần chúng chưa thường xuyên, quản lý về y tế, giáo dục có mặt thiếu chặt chẽ, thực hiện chế độ chính sách về an sinh xã hội còn thiếu nghiêm túc.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa sâu rộng, tình trạng tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội nhất là trộm cắp, ma túy, cờ bạc có chiều hướng gia tăng và tiềm ẩn phức tạp; cải cách hành chính nhiều nơi vẫn còn nặng hình thức, giải quyết đơn thư và thực hiện sau kết luận thanh tra chưa nghiêm túc.
3.1.3.2. Nguyên nhân
Thực hiện nhiệm vụ thời kỳ 2014- 2017 trong điều kiện xảy ra lũ lụt, rét đậm, rét hại; dịch bênh gia súc, gia cẩm xảy ra liên tiếp, lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao.
Phương thức quản lý điều hành ở một số ngành, cơ sở chậm đổi mới, chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt và sáng tạo, thiếu trọng tâm, trọng điểm, khả năng ứng phó với các tình huống phức tạp, đột xuất còn hạn chế; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở một số phòng, ngành chưa được quan tâm đúng mực, chất lượng tham mưu còn hạn chế.
Chính sách kêu gọi đầu tư phát triển chưa thông thoáng, công tác sơ kết, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến chậm. Việc kiểm tra, kiểm soát phát hiện sai phạm có lúc, có nơi thiếu kịp thời. Một bộ phận công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở ý thức và trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ chưa cao, còn có biểu hiện gây phiền hà cho cơ sở và nhân dân; một số bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thực cơ chế kinh tế thị trường còn hạn chế; tư tưởng bảo thủ, cầm chừng đang là rào cản cho sản xuất hàng hóa.