Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 46)

3.2.1 Cách tiếp cận

Để nghiên cứu thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải, tác giả đề tài chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp thông qua công tác khảo sát 83 cán bộ công chức trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong đó có 25 cán bộ tài chính huyện, 37 cán bộ xã, 11 cán bộ thuế và 10 cán bộ kho bạc nhà nước huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Đồng thời, dữ liệu còn có được thông qua các báo cáo thường niên, thường kỳ của UBND huyện Tiền Hải từ năm 2014 đến năm 2017. Từ các số liệu có được đó để thấy được thực trạng Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, tìm ra những ưu điểm phát huy, nhược điểm cần khắc phục và đề xuất một số kiến nghị về cho việc chi ngân sách nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trong thời gian tới.

Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài được theo ba bước như sau:

Bước 1: Xuất phát từ yêu cầu đề tài của mình, tìm kiếm và căn cứ vào khung lý thuyết về chi ngân sách nói tiêng để thấy được các nội dung cần thiết cũng như các yếu tố liên quan tới công tác phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Bước 2: Nghiên cứu thực tế thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải thông qua các số liệu, báo cáo, thống kê tại đơn vị. Các kết quả thu nhận được sẽ phản ánh được các khía cạnh về việc chi ngân sách tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được, kết hợp với đối chiếu khung lý thuyết, đề tài chỉ ra các ưu nhược điểm cùng một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

Bước 3: Từ việc nêu ra những tồn tại, ưu điểm và nhược điểm trong hiệu quả trong việc phân tích chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, đề tài đưa ra kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị về việc quản lý NSNN tại đơn vị trong thời gian tới.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Xuất phát từ cơ sở là khung lý thuyết về phân tích chi NSNN cấp huyện, tôi tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết xoay quanh việc phân tích chi NSNN trên địa bàn huyện Tiền Hải. Dữ liệu tôi dự kiến thu thập bao gồm hai loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Việc thu thập mỗi loại dữ liệu này được tiến hành cụ thể như sau:

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ công tác khảo sát 83 cán bộ công chức của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình để nghiên cứu định tính công tác phân tích chi ngân sách. Thông tin về mẫu điều tra được thực hiện theo phụ lục 1.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện Tiền Hải để phân tích, so sánh công tác phân tích chi ngân sách nhà nước huyện Tiền Hải và các huyện lân cận khác để thấy rõ được công tác chi ngân sách của huyện như thế nào.

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu đáp ứng việc nghiên cứu thực trạng phân tích chi NSNN huyện Tiền Hải, tôi tiến hành phân tích các dữ liệu đó để có cài nhìn rõ hơn về công tác này tại đơn vị. Qua việc phân tích chúng, đề tài sẽ chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến chúng. Trên cơ sở kết quả thu được, đề tài cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị cho việc chi ngân

sách của huyện trong thời gian tới, giúp cho huyện tiến nhanh hơn đến với việc hoàn thành mục tiêu của mình.

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích so sánh.... cùng với sự hỗ trợ của một số phần mềm máy tính như Excel...

3.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp.

Dựa trên những số liệu được cung cấp bởi phòng Hành chính nhân sự và một số phòng ban khác, đề tài sẽ sắp xếp, trình bày lại các dữ liệu dưới dạng sơ đồ (về cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện, cơ cấu phòng hành chính nhân sự,…) và dưới dạng bảng biểu (thống kê nguồn lực của huyện, thống kê sự phát triển kinh tế xã hội của huyện,…).

Đối với các thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua các bảng hỏi được phát đi, đề tài sẽ chọn lọc và sắp xếp theo một trật tự nhất định để bản thân có thể dễ dàng thấy được thông tin nào là quan trọng nhất và được đánh giá cao nhất.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Các dữ liệu đã thu thập được sau khi sắp xếp trình bày dưới dạng các bảng biểu, đề tài sẽ tiến hành tính toán cụ thể để thấy được sự tăng, giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ như việc quản lý ngân sách như thế nào, tỷ lệ thu, chi ngân sách ra sao,…Đồng thời, sau khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích, so sánh những số liệu đó qua từng năm để có cái nhìn vừa tổng quan lại vừa chi tiết mà cụ thể và dễ hiểu nhất.

Ngoài việc so sánh những con số tính toán được, đề tài vừa phân tích những nội dung của việc chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải vừa so sánh những nội dung đó với khung lý thuyết chung về chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Cuối cùng, đề tài sẽ dựa trên cơ sở là những phân tích, so sánh kế hoạch với thực hiệu từ đó để thấy được những ưu điểm và nhược điểm của công tác chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải và đưa ra những kiến nghị vừa mang tính khả thi, vừa mang tính hiệu quả cho huyện.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2014-2017 HẢI, TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2014-2017

Bảng 4.1. Tình hình thu - chi ngân sách tại huyện Tiền Hải

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tăng trưởng BQ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 I. Thu ngân sách 455.268 422.259 417.878 575.513 -7,25 -1,04 37,72 1. Thu trên địa

bàn 135.641 121.881 97.214 104.121 - 10,14 -20,24 7,10 2. Thu từ kết dư chuyển vốn - 1.328 - 24.543 - -100 - 3. Thu từ trợ cấp ngân sách cấp trên 319.627 298.716 359.577 446.849 -6,54 20,37 24,27 4. Thu khác - 334 1.302 - - 289,82 -100,0 II. Chi ngân

sách 454.268 401.822 418.271 569.610 - 11,55 4,09 36,18 1. Chi ngân sách huyện 346.105 311.092 336.759 389.636 - 10,12 8,25 15,70 a. Chi đầu tư

phát triển 154.451 121.002 148.297 159.927 - 21,66 22,56 7,84 b. Chi thường xuyên 191.654 172.237 188.462 229.709 - 10,13 9,42 21,89 - Chi sự nghiệp kinh tế 22.713 16.728 21.382 42.395 - 26,35 27,82 98,27 - Chi sự nghiệp GD-YT-VH 146.227 135.627 143.259 153.932 -7,25 5,63 7,45 - Chi quản lý hành chính 22.713 19.882 23.821 33.382 - 12,46 19,81 40,14 2. Chi ngân sách xã 108.163 90.730 81.512 179.974 - 16,12 -10,16 120,79 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiền Hải (2017)

Trong những năm qua, công tác thu - chi NSNN đã được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện, của Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi Cục thuế; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, cấp ủy, chính quyền các cấpđã tạo điều kiện để thúc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chống thất thu ngân sách, chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu-chi ngân sách, thực hiện nghiêm túc các biện pháp thực hành tiết kiệm.

Về thu ngân sách nhà nước: Trong giai đoạn 2014 - 2017, tổng thu NSNN

trên địa bàn huyện có chiều hướng biến động giảm. Tuy nhiên điều đáng mừng là tốc độ giảm có xu hướng nhỏ dần. Cụ thể, tổng thu NSNN năm 2014 đạt 455.268 triệu đồng, năm 2015 đạt 422.259 triệu đồng, giảm tương ứng 7,25%. Năm 2014, tổng thu NSNN đạt 417.878 triệu đồng, tương ứng giảm 1,04%. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2017, nền kinh tế có dấu hiệu chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế khả quan, lạm phát ở mức thấp, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 575.513 triệu đồng, tăng 37,72% so với năm 2014.

Trong tổng thu ngân sách huyện, thu trên địa bàn huyện chiếm gần 18,09%. Xét về mặt giá trị tuyết đối, thu trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có sự cải thiện theo hướng tích cực. Xét về tỷ trọng của thu trên địa bàn huyện trong tổng thu ngân s;ách có sự dao động, trong những năm 2014 đến 2017 vẫn luôn giữ ở mức 20% đến năm 2017 giảm xuống còn 18,09%. Nguyên nhân của sự dao động trên là có sự thay đổi về phân cấp nguồn thu giữa tỉnh và huyện.

Về chi ngân sách nhà nước:Các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng

tương đối cao đạt 40,32%, nguyên nhân tăng chủ yếu là tăng nguồn làm lương theo lộ trình, bổ sung cơ chế chính sách, chính sách an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia. Là một huyện nông nghiệp, trong những năm gần đây chi ngân sách đã được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực hỗ trợ cho phát triển sản xuất như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao, giống lúa cao sản, hỗ trợ giống vụ đông, hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, giống lúa cao sản, hỗ trợ sản xuất nấm, hỗ trợ người trồng lúa, miễn thuỷ lợi phí... để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho người lao động. Chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo xã hội, công tác môi trường được quan tâm tạo điều kiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống

vật chất tinh thần của nhân dân. Chi cho hoạt động quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, ưu tiên nguồn ngân sách chi cho an ninh quốc phòng để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Nhìn chung, chi ngân sách ngày càng được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, song trong điều kiện nguồn ngân sách gặp khó khăn do thu cân đối ngân sách trên địa bàn hàng năm chỉ đảm bảo được 20% trong tổng chi thường xuyên, kinh phí còn lại dựa vào trợ cấp cân đối của ngân sách cấp trên, tăng thu ngân sách hàng năm thấp do vậy cần có sự phân bổ hợp lý giữa các nhiệm vụ chi, cần thực hiện mở rộng khoán chi cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn nhằm đảm bảo cho đơn vị chủ động nguồn ngân sách, tự chịu trách nhiệm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tính trông chờ ỷ lại vào ngân sách. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính, ngân sách để đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Trong cơ cấu chi của huyện giai đoạn 2014 - 2017, chi cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách huyện luôn tăng dần theo các năm trong các khoản chi ngân sách, tuy nhiên tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của chi ngân sách huyện lại có xu hướng giảm xuống so với tổng mức đầu tư trên địa bàn, nguyên nhân chủ yếu là do các công trình do huyện làm chủ đầu tư nhưng được hưởng lợi từ nguồn vốn tập trung của tỉnh, của trung ương; tổng mức đầu tư trên địa bàn tăng nhanh do được các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn, do vậy tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách huyện so với tổng mức đầu tư tuy giảm nhưng theo hướng tích cực.

Nhìn chung, tình hình thu - chi ngân sách huyện các năm gần đây từng bước đảm bảo tăng dần tỷ trọng tự cân đối.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH

Phương thức chi ngân sách tại huyện Tiền Hải trong những năm gần đây chủ yếu là quản lý theo yếu tố đầu vào, lập dự toán chi thường xuyên được tiến hành trong thời gian đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (thời kỳ ổn định ngân sách được quy định từ 3-5 năm), các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách chỉ bổ sung thêm nguồn kinh phí để thực hiện những chế độ chính sách mới ban

hành, các chương trình tiêu cấp trên giao và tăng chi thường xuyên theo số dự toán tăng thu của năm sau so với năm trước.

4.2.1.Phân tích công tác, lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải

4.2.1.1. Phân tích công tác xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước

Tháng 7 hàng năm, căn cứ thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN; Chỉ thị của UBND tỉnh Thái Bình về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN; hướng dẫn của Sở Tài chính về xây dựng dự toán, UBND huyện chỉ đạo các ngành, các đơn vị liên quan xây dựng dự toán chi xây dựng cơ bản và dự toán chi ngân sách của năm sau. Cơ quan được giao tổng hợp kết quả số liệu xây dựng dự toán là phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Công tác xây dựng dự toán của huyện đảm bảo thời gian quy định của ngân sách tỉnh, đúng mẫu biểu quy định, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức. Tuy nhiên, theo quy trình thì dự toán phải lập từ đơn vị sử dụng ngân sách, từ UBND cấp xã lên: ở tại cấp huyện các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng dự toán theo nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ chưa căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức phân bổ; Ở cấp xã thời gian gửi báo cáo không đảm bảo, thường là chậm so với quy định, số liệu không chính xác, phải chỉnh sửa nhiều lần dẫn đến dự toán gửi đến phòng Tài chính - kế hoạch không sử dụng được mà phòng Tài chính - Kế hoạch thưởng là phải làm thay, phải căn cứ vào định mức phân bổ để xây dựng dự toán báo cáo UBND huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện và báo cáo về UBND tỉnh cho kịp thời gian.

Lập dự toán ngân sách

Vào tháng 12 hàng năm, căn cứ vào quyết định giao dự toán chi NSNN của UBND tỉnh Thái Bình, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu dân số, biên chế, định mức phân bổ ngân sách đối với chi đầu tư XDCB, chi thường xuyên, chủ trương của Ban Thường vụ Huyện Ủy làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách năm sau trình hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND huyện phê chuẩn dự toán chi NSNN, UBND huyện thực hiện giao dự toán chi đầu tư XDCB chi tiết đến từng dự án, từng công trình cho các chủ đầu tư; giao kinh phí chi thường xuyên đến từng đơn vị sử dụng ngân sách và quyết định giao dự toán chi cho ngân sách cấp xã. Sau khi cấp xã nhận được quyết định

giao dự toán chi NSNN của huyện, UBND xã lập dự toán chi tiết trình HĐND xã phê chuẩn.

Cơ quan thực hiện: Phòng Tài chính - kế hoạch chủ trì phối hợp với phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc lập dự toán vốn đầu tư XDCB; Lập dự toán chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ chi, lập dự toán chi ngân sách xã để UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)