Phân tích thực trạng chấp hành dự toán chi nsnn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 63 - 79)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích thực trạng chi ngân sách nhà nước tại huyện tiền hải tỉnh thái bình

4.2.2. Phân tích thực trạng chấp hành dự toán chi nsnn

Sau khi dự toán chi NSNN đã được HĐND huyện phê duyệt, UBND huyện quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp xã. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý, chi tiết theo các nhóm mục chi:

Chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ và chi khác gửi phòng Tài chính - kế hoạch thẩm định chặt chẽ trên cơ sở quy định của định mức, chế độ tiêu chuẩn của nhà nước. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi dự toán đến KBNN, dự toán chi ngân sách cấp xã sau khi được HĐND xã phê chuẩn gửi dự toán đến KBNN để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi ngân sách và bắt đầu quy trình chấp hành ngân sách.

Bảng 4.5. Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

Nội dung chi

2014 2015 2016 2017 So sánh thực hiện (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) 2014/ 2015 2015/ 2016 2016/ 2017 Tổng số 464.847 486.125 104,6 411.203 435.105 105,8 430.912 491.060 114,0 589.281 613.148 104,1 -10,5 12,9 24,9

I Chi đầu tư phát triển 67.468 65.429 97,0 120.921 120.316 99,5 154.092 157.035 101,9 162.736 167.455 102,9 83,9 30,5 6,6

II Chi thường xuyên 305.981 308.205 100,7 195.482 200.504 102,6 214.435 225.697 105,3 245.026 254.210 103,7 -34,9 12,6 12,6

1 Chi sự nghiệp kinh tế 46.034 51.417 111,7 18.928 15.937 84,2 25.782 26.321 102,1 44.029 46.710 106,1 -69,0 65,2 77,5

2 Chi sự nghiệp môi trường 2.830 3.261 115,2 3.301 2.129 64,5 4.921 3.750 76,2 4.012 2.255 56,2 -34,7 76,1 -39,9

3 Chi sự nghiệp GD - ĐT và DN 82.783 77.585 93,7 94.922 97.757 103,0 113.327 111.932 98,8 119.842 125.408 104,6 26,0 14,5 12,0

4 Chi sự nghiệp KHCN 350 312 89,1 312 284 90,9 339 311 91,8 401 314 78,3 -9,1 9,8 0,9

5 Chi sự nghiệp VHTT 2.508 3.841 153,1 1.592 1.221 76,7 2.572 4.174 162,3 3.112 4.024 129,3 -68,2 241,9 -3,6

6 Chi sự nghiệp TDTT 349 440 126,1 367 409 111,4 401 448 111,6 333 364 109,3 -7,1 9,5 -18,7

7 Chi sự nghiệp truyền thanh 675 676 100,1 783 860 109,8 692 649 93,8 629 424 67,4 27,2 -24,5 -34,7

8 Chi sự nghiệp y tế 6.169 3.491 56,6 6.938 7.715 111,2 7.283 7.913 108,7 8.988 9.913 110,3 121,0 2,6 25,3

9 Chi đảm bảo xã hội 29.871 25.057 83,9 29.837 29.777 99,8 28.998 32.165 110,9 32.322 38.738 119,9 18,8 8,0 20,4

10 Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể 55.635 64.637 116,2 19.823 22.459 113,3 25.837 28.842 111,6 26.822 27.622 103,0 -65,3 28,4 -4,2

11 Chi an ninh quốc phòng 3.829 7.048 184,1 3.339 6.150 184,2 3.988 7.135 178,9 4.293 6.433 149,8 -12,7 16,0 -9,8

12 Chi khác 295 453 153,6 233 342 146,8 ;295 877 297,3 243 292 120,1 -24,5 156,4 -66,7

III Chi dự phòng 4.847 - 5.021 - 4.942 - 5.721 -

IV Chi từ nguồn thu để lại 1.200 9.579 798,3 1.225 9.821 801,7 1.210 9.782 808,4 1.392 7.923 569,2 2,5 -0,4 -19,0

V Chi chuyển nguồn 17.561 - 16.831 - 18.723 - 15.928 - -4,2 11,2 -14,9

VI Chi bổ sung ngân sách xã 85.351 85.351 100,0 88.554 87.632 99,0 56.233 79.823 142,0 174.406 167.631 96,1 2,7 -8,9 110,0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải ( 2014 - 2017)

4.2.2.1. Chấp hành chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển trên địa bàn cấp huyện, cấp xã chỉ phát sinh nhiệm vụ chi là chi đầu tư XDCB. Chi thanh toán vốn đầu tư XDCB do cơ quan KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát trên cơ sở những quy định của cấp có thẩm quyền, đối chiếu với kế hoạch vốn hàng năm do UBND huyện và UBND xã giao để kiểm soát thanh toán. Chi xây dựng cơ bản đảm bảo không vượt dự toán được giao. Công tác quản lý và điều hành thanh toán vốn đầu tư XDCB của cấp huyện và cấp xã cơ bản thực hiện đúng theo chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện uỷ và Nghị quyết HĐND huyện: Ưu tiên nguồn vốn để trả nợ cũ; đầu tư các công trình phòng chống lụt bão, các công trình phục vụ sản xuất; Chỉ khởi công những công trình mới khi đã chỉ rõ được nguồn vốn và được sự đồng ý của Ban thường vụ Huyện uỷ. Công tác kiểm soát chi c;ủa KBNN tương đối chặt chẽ.

Trong giai đoạn 2014 - 2017, ngoài việc sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất được điều tiết theo tỷ lệ để lại cho chi đầu tư phát triển, huyện Tiền Hải còn được Trung ương và tỉnh Thái Bình quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư khá lớn để khởi công xây dựng phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã tạo nên bộ mặt mới, sức sống mới của một huyện thuần nông.Số liệu và biến động của công tác chấp hành chi đầu tư XDCB qua các năm của huyện Tiền Hải được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.6. Thực hiện chi đầu tư XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải (2014 - 2017)

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Dự toán Thực hiện TH/ KH (%) Tổng số 68.668 68.649 100,0 61.423 67.103 109,2 71.488 78.278 109,5 83.584 80.176 95,9

1 Sự nghiệp nông, lâm,

thuỷ lợi 27.474 26.378 96,0 23.911 22.931 95,9 29.871 27.839 93,2 33.982 30.912 91,0

2 Sự nghiệp giao thông 12.834 15.176 118,3 10.928 17.652 161,5 12.911 19.872 153,9 13.094 15.832 120,9

3 Quản lý nhà nước 9.054 9.015 99,6 8.981 9.102 101,3 9.092 9.182 101,0 14.988 14.029 93,6

4 Sự nghiệp giáo dục 11.920 11.830 99,2 10.984 10.901 99,2 11.055 12.871 116,4 12.972 12.083 93,1

5 Sự nghiệp văn hoá,

thể thao, y tế 6.734 6.078 90,3 6.053 6.091 100,6 7.893 7.893 100,0 7.765 6.899 88,8

6 Sự nghiệp khác 652 172 26,4 566 426 75,3 666 621 93,2 783 421 53,8

Qua bảng 4.6 cho thấy, chi XDCB có xu hướng giảm dần trong giai đoan 2014 - 2015, do nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất ngày càng khó khăn trong điều kiện nền kinh tế đang sụt giảm và thực hiện chính sách của Chính phủ nhằm bảo đảm an ninh lương thực nên không được quy hoạch đấu giá đất đối với diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 – 2014 chi XDCB lại có xu hướng biến động tăng.

Cơ cấu chi ngân sách cho XDCB chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi ngân sách và có xu hướng ngày càng giảm trong tổng số chi ngân sách huyện hàng năm được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Cơ cấu chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN 2014 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng,% TT Nội dung chi 2014 2015 2016 2017 Thực hiện TT (%) Thực hiện TT (%) Thực hiện TT (%) Thực hiện TT (%) 1 Tổng chi NSNN 486.125 435.105 491.060 613.148

2 Chi đầu tư

phát triển 65.429 13,5 120.316 27,7 157.035 32,0 167.455 27,3 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải (2014 - 2017)

Công tác kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư XDCB:

Hiện nay, công tác tạm ứng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC, Thông tư 22/2015/TT-BTC. Việc tạm ứng vốn cho các hợp đồng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và mức tạm ứng vốn cụ thể do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa các bên nhưng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng và kế hoạch vốn được phân bổ trong năm ngân sách.

Trong quá trình thực hiện thi công công trình XDCB, việc tạm ứng kinh phí thực hiện hợp đồng và mua vật liệu là điều kiện quan trọng giúp cho các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu có tiềm lực không mạnh có vốn để huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, vật liệu triển khai công trình đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, việc tạm ứng có thể tạo ra những kết quả tích cực trước mắt nhưng cũng gây ra không ít mặt trái nhãn tiền như nếu tạm ứng quá nhiều, trong khi

khối lượng thực hiện tại công trường không tương xứng sẽ khiến chất lượng giải ngân kém; dẫn đến việc các nhà thầu chiếm dụng vốn nhà nước và sử dụng vào những mục đích khác, gây lãng phí vốn. Hơn nữa, tạm ứng hợp đồng và tạm ứng vật liệu không hợp lý dẫn đến làm giảm động lực của các nhà thầu thi công trong việc hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và chủ đầu tư không có điều kiện thu hồi tiền tạm ứng hoặc bên thi công cố tình kéo dài thời gian nghiệm thu để hưởng chênh lệch giá vật liệu, giá nhân công. Để tránh tình trạng trên, trong 4 năm từ năm 2014 đến năm 2017 ngân sách huyện chỉ cấp tạm ứng vốn trong năm 2014 cho 01 công trình đó là công trình đường cứu hộ, cứu nạn giao thông tỉnh lộ ĐT481B đoạn qua xã Nam Trung là 8 tỷ đồng.

Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên.. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. Trong năm 2014, ngân sách huyện cấp tạm ứng cho 01 công trình đó là công trình đường cứu hộ, cứu nạn giao thông tỉnh lộ ĐT481B đoạn qua xã Khánh Thiện là 8 tỷ đồng, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2014 nhà thầu tạm ứng vốn mới thanh toán được 1.053.641.000 đồng, còn 6.946.359.000 đồng chưa thu hồi tạm ứng chuyển theo dõi tạm ứng sang năm 2015.

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

Nhìn chung, việc thực hiện thanh toán vốn đầu tư XDCB của huyện Tiền Hải về cơ bản tuân thủ các quy định của Pháp luật. Cơ chế tạm ứng, thanh toán vốn XDCB từ thông tư số 86/2011/TT-BTC đến thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Việc thanh toán vốn đầu tư hàng năm nhìn chung còn chậm, không đồng đều, khối lượng XDCB hoàn thành thanh toán trong quý I, II và quý III đạt rất thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm với khối lượng hoàn thành rất lớn (xấp xỉ 60% giá trị thanh toán cả năm). Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành giải ngân trong thời gian chỉnh lý quyết toán là khoảng 20-30% kế hoạch năm, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát hồ sơ thanh toán. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng dự toán, nợ đọng vốn đầu tư do thiếu thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm.

Trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, UBND huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư, Ban quản lý các công trình xây dựng huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng ban có liên quan thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Quy trình mời thầu, mở thầu, đóng thầu, chấm thầu và công bố kết quả chấm thầu được quản lý chặt chẽ, công khai, đảm bảo thời gian, đúng quy định của nhà nước đã tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị khi tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Trong công tác quản lý tiến độ thi công, chất lượng công trình, công tác nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán công trình, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn(Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đối với các công trình hạ tầng thủy lợi), Phòng Công thương (quản lý nhà nước đối với các công trình hạ tầng về giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình dân dụng khác) kiểm tra, giám sát đối với chủ đầu tư, Ban quản lý các công trình xây dựng huyện và nhà thầu thi công từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những sai sót trong quản lý tiến độ thi công, chất lượng công trình, khối lượng nghiệm thu. Hàng năm có đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị được giao. Các công trình thi công cơ bản đảm bảo chất lượng, đảm bảo thi công theo đúng đồ án, thiết kế đã được phê duyệt.

Tuy nhiên trong quá trình chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số yếu kém nhất định:

Thứ nhất, chưa thực sự gắn với trách nhiệm và chú ý đến năng lực của chủ đầu tư nhất là chủ đầu tư cấp xã, thị trấn. Do năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm, cán bộ quản lý chuyên môn lại chưa qua đào tạo đúng chuyên ngành nên không giám sát được đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án công trình dẫn đến công trình chất lượng kém, thất thoát vốn.

Thứ hai, công tác lựa chọn nhà thầu đối với những công trình không phải tổ chức đấu thầu chưa được chặt chẽ, dẫn đến trong quá trình thi công nhà thầu thiếu vốn nên công trình kéo dài như công trình: Nạo vét kênh Cửa Quán, cơ sở vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao xã Nam Cường, Nạo vét kênh trục chính trạm bơm thôn 12 Nam Cường.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thi công, chất lượng công trình, khối lượng nghiệm thu, quyết toán công trìnhchưa thường xuyên liên tục, hiệu quả chưa cao dẫn đếnchất lượng của một số công trình khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng còn đang trong thời gian bảo hành đã xuống cấp như đường cứu hộ Đê Đáy Nam Hải, Đường nội thị thị trấn Tiền Hải…

Thứ tư, nợ xây dựng cơ bản còn lớn, kéo dài nhất là nợ xây dựng cơ bản cấp xã, thị trấn hiện nay đã vượtquá tầm kiểm soát, gây khó khăn về nguồn vốn cho các đơn vị thi công. Số liệu nợ XDCB huyện Tiền Hải qua các năm được thể hiện qua Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Nợ XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng số 65.586 63.782 67.119 68.093

1 Ngân sách cấp huyện 14.385 12.871 15.028 14.172 2 Ngân sách cấp xã 51.201 50.911 52.091 53.921 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải (2014 - 2017)

4.2.1.4. Chấp hành chi thường xuyên, chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách tại địa phương, chi chuyển nguồn và chi bổ sung cho ngân sách xã

Quá trình chi ngân sách được thực hiện cấp phát bằng dự toán ngân sách đối với các đơn vị dự toán, các đơn vị khoán chi, các đơn vị sự nghiệp thường xuyên có quan hệ đối với ngân sách nhà nước; cấp phát bằng lệnh chi tiền đối với các đơn vị không có giao dịch thường xuyên đối với ngân sách nhà nước và thực hiện ghi chi ngân sách đối với những khoản chi từ nguồn học phí, học phí nghề, thu đóng góp tự nguyện.

Kho bạc nhà nước huyện chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với những đơn vị được giao dự toán: Những đơn vị khoán chi hành chính, những đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị dự toán.

Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với những đơn vị cấp phát bằng lệnh chi tiền: Huyện ủy và các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với ngân sách huyện. Từ năm 2014, ngân sách huyện đã được tham gia vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước (chương

trình Tabmis) áp dụng chung trong cả nước, việc khai thác thông tin quản lý được thuận tiện hơn, nhanh hơn, chính xác hơn thay vì trước đây cuối tháng Kho bạc nhà nước mới gửi báo cáo tháng thì nay cơ quan Tài chính tự khai thác báo cáo và kiểm soát được quá trình thực hiện chi ngân sách của từng đơn vị sử dụng ngân sách theo hàng ngày do đó đã hạn chế được những đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)