Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 26 - 30)

Phần 1 Mở đầu

P hần2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

Q trình phát triển ngành cơng nghiệp chế biến chịu tác động của nhiều yếu tố. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sảnnhư sau.

2.1.4.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Mỗi một ngành công nghiệp nào muốn phát triển được cũng cần phải tìm cho mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường lànơi mỗi doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm của mình làm ra để thu được doanh thu và lợi nhuận. Nếu không xác định đúng được thị trường một cách chính xác và đúng đắn có thể dẫn đến sản phẩm chế biến khơng bán được, hoặc là sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, như thế các doanh nghiệp chế biến nông sản làm ăn sẽ kém hiệu quả. Vì sản phẩm của ngành

cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản rất nhạy cảm với yếu tố thị trường, do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển công nghiệpchế biến nông, lâm sản

Thứ nhất, thị trường tiêu thụ trong nước: là nơi tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng nông sản tươi sống, hoặc một phần đã qua chế biến. Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân nên đây là thị trường tiêu thụ nông, lâm sản tiềm năng rất lớn, do vậy cần khai thác một cách triệt để, nếu làm được điều đó thì ngành CNCB nơng sản của chúng ta phát triển rất tốt.

Thứ hai, thị trường nông sản thế giới ngày càng phát triển mạnh, nó buộc ngành cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản của nước ta phải đầu tư phát triển sao cho tương xứng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Nước ta có thể dụng tiềm năng, lợi thế riêng về công nghiệp chế biến để sản xuất, xuất khẩu sang các nước có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản đã qua chế biến.

2.1.4.2. Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cơng nghiệp chế biến nói chung và cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản nói riêng. Nguồn nhân lực trong công nghiệp chế biến bao gồm các nhà khoa học các nhà nghiên cứu chế tạo, chủ cơ sở sản xuất, những người lao động... Trong đó, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu chế tạo có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu tìm tịi phát triển các cơng nghệ mới các phương pháp sản xuất mới để ứng dụng vào sản xuất và họ là những người sáng tạo ra những sản phẩm mới mang tính độc đáo làm nên thương hiệu và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến của một quốc gia. Bên cạnh đó, phải kể đến đội ngũ những người lao động có trình độ tay nghề cao và những chủ cơ sở sản xuất có trình độ quản lí, kiến thức kinh tế thị trường, khả năng liên doanh, liên kết, biết hạch toán kinh tế giỏi. Đây là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chếbiến.

Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến hiện nay là chất lượng nguồn lao động chưa cao. Hơn nữa, nhiều chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp xem nhẹ việc nâng cao chất lượng trình độ tay nghề của người lao động đây là một yếu tố cản trở của ngành công nghiệp chế biến ở nước ta.

2.1.4.3. Các chính sách của Nhà nước và địa phương

ảnh hưởng theo hai chiều hướng khác nhau: Đó là thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triểncủa các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến. Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, văn bản pháp luật của Nhà nước, có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến nói riêng.

2.1.4.4. Hình thức tổ chức sản xuất

Những năm qua việc tổ chức sản xuất cơng nghiệp chế biến đang cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ nhất là ở các địa phương. Hình thức chủ yếu ở các địa phương là các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân riêng rẽ. Đặc điểm của hình thức sản xuất này là phân tác, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, khơng kiểm sốt được chất lượng sản phẩm, không tạo được sự liên kết đồng bộ trong quá trình sản xuất...Dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chế biến khơng cao.

Vì vậy, hình thành sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển như thành lập các khu quy hoạch sản xuất tập trung, các hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp có quy mơ lớn, thơng quan các tổ chức có tư cách pháp nhân này: giúp các cơ sở sản xuất dẽ dàng nắm bắt thông tinh về thị trường tiêu dùng, chuyển giao tiến bộ KH- KT, cải tiến mẫu mã sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó cịn giúp các cơ quan quản lí dễ dàng giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiếp cận các dự án, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác.

2.1.4.5. Các nhân tố khác

a. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất

Nguồn nguyên liệu là yếu tố có vai trị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến. Nguồn nguyên liệu phong phú, có chất lượng sẽ quyết định số lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và hiệu quả hoạt động sản xuát kinh doanh của các cơ sở, các doanh nghiệp chế biến.

Do đó, Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trong việc quy hoạch, trồng nguyên liệu, xây dựng các kho chứa nguyên vật liệudự trữ,...Đồng thời, trong điều kiện khan hiếm nguồn nguyên liệu cần

khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệpchế biến tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới thay thế.

b. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, điện, cấp thốt nước, bưu chính viễn thơng...Có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến. Thực tế cho thấy những địa phương có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ thì ngành cơng nghiệp chế biến mới có điều kiện phát triển.

Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thuận lợi và giảm được chi phí sản xuất. Hệ thống cung cấp iện, nước đảm bảo cho các cơ sở chế biến sử dụng các thiết bị, máy móc, xử lý nguyên liệu trong sản xuất, tránh gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện cho các cơ sở, chế biến trao đổi, quảng bá sản phẩm ở trong nước và thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì sự phát triển của hệ thống thơng tin ngày càng trở nên quan trọng.

c. Nguồn vốn

Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn bao gồm cả bằng tiền và tài sản khác phục vụ cho sản xuất. Nguồn vốn đầy đủ sẽ giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp chế biến có thể đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: nhà xưởng, kho hàng, mua sắm máy móc, phương tiện, chủ động dữ trữ nguồn nguyên liệu cho sản xuất,...Nguồn vốn của cơ sở chế biến chủ yếu là nguồn vốn tự có do tích lũy được hoặc vay mượn. Do đó, lượng vốn trong các cơ sở chế biến không lớn, phần lớn không đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt không thể đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và sức cạnh trạnh của sản phẩm. Hiện nay, để tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng. Vì vậy cần có những biện pháp giúp các cơ sở chế biến dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn nay (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).

Tóm lại, tùy vào từng thời điểm các yếu tố trên có sự tác động trực tiếp hoặcgián tiếp đến quá trình phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản. Do đó, để tạo điều kiện cho ngành chế biến nông, lâm sản phát triển Đảng và

Nhà nước cần có sự nghiên cứu một cách tồn diện để có định hướng cụ thể. Đồng thời, các cơ sở sảnxuất, các doanh nghiệp chế biến cần có các giải pháp để phát huy mặt tích cực và kiềm chế yếu tố tiêu cực từ sự tác động của các nhân tố này. Có như vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến mới phát triển một số cách hiệu quả và bền vững đáp ứng yêu cầu qúa trình hội nhập.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)