Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 1. Trồng rừng mới Ha 9.500 8.000 8.500 - Rừng phòng hộ Ha 1.146 1.530 1.653 - Rừng nguyên liệu, DA 472, trồng rừng phân tán, DA khác Ha 8.354 6.470 6.847 2. Độ che phủ rừng % 45,5 46,0 46,5
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hoà Bình (2017)
Các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của tỉnh bao gồm các loại gỗ tròn, củi, tre, nứa, luồng... trong đó gỗ tròn khai thác khoảng trên 100 nghìn m3/năm; củi khai thác khoảng 1,2-1,3 triệu ste/năm.
Năm 2016, diện tích trồng rừng đạt 8.000 ha, trong đó rừng phòng hộ 2.500 ha, rừng sản xuất 5.500 ha, Năm 2017, diện tích trồng rừng đạt 8.500 ha, trong đó rừng phòng hộ 1.653 ha, rừng sản xuất 6.847 ha. Khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt trên 61.945 ha năm 2016 và 750.000 ha năm 2017. Chất lượng rừng trồng, rừng khoanh nuôi bảo vệ nhìn chung phát triển tốt, góp phần cải thiện hệ sinh thái, nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường; độ che phủ rừng đạt 46%.
• Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi
Do ảnh hưởng dịch bệnh và giá cả thị trường nên: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng không ổn định, bình quân đạt 6%/năm; thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh 3,8%, so với kế hoạch cũ 0,9%. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng, giảm không ổn định, trung bình tăng 0,3%/năm, đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 25,5 % ngành nông nghiệp thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh 5,4% do tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chậm. Sản lượng thịt hơi các loại bình quân đầu người tăng 1,2 kg/người/năm, đến 2015 đạt 40,6 kg/người/năm.
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi Chỉ số đánh giá ĐV Năm