Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
P hần4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
4.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành chế biến nông, lâm sản của tỉnh Hồ Bình khá đa dạng, từ thị trường trong nước như: các sản phẩm bàn ghế, chè, đường, cháo sen bát bảo…đến thị trường nước ngoài như dưa chuột đóng hộp, ván MDF, sản phẩm thức ăn chăn ni…
- Thị trường nội tỉnh và trong nước:
+ Thị trường cho các sản phẩm của công nghiệp chế biến là rất lớn, hiện nay ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng khá cao. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh đều tăng trưởng trong thời gian tới.
+ Yêu cầu của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, kiểu dáng thiết kế mẫu mã, tính năng sử dụng, mức độ tin cây, điều kiện bán hàng và giá cả đề ở mức tung bình. Yêu cầu của khách hàng ngoại tỉnh đối với các chỉ tiêu tương tự của sản phẩm cũng không cao. Đây cũng là lý do vì sao đặc điểm của sản phẩm trong nghành được đánh giá là tương đối đơn giản.
- Về thị trường xuất khẩu
+ Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm cơng nghiệp chế biến của tỉnh vẫn cịn khá hạn hẹp, với thị trường chính vẫn là Trung Quốc, và một số các nước trong khu vực như: Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc… với một số các loại mặt hàng chính như: sản phẩm thức ăn chăn nuôi, ván MDF, sàn gỗ công nghiệp, dưa chuột đóng hộp, chè.
+ Yêu cầu của thị trường xuất khẩu cao hơn so với yêu cầu của khách hàng trong nước. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, yêu cầu của thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm của ngành hầu hết các chỉ tiêu ở mức cao.
Qua khảo sát về thị trường tiêu thụ sản phẩm của một số các cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh (45 cơ sở) cho thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là thị trường trong nước, tập trung ở hầu hết tất cả các sản phẩm, thị trưởng trong tỉnh chỉ chiếm một phần khá nhỏ và chủ yếu là các sản phẩm đơn giản, chất lượng sản phẩm ở mức trung bình và sản phẩm vẫn là sản phẩm thơ. Đối với thị trường xuất khẩu thì chỉ tập trung ở một số các cơ sở lớn, tập trung ở một số ít sản phẩm và chủ yếu là có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Chi tiết tại Bảng 4.20.
Nhìn chung thị trường tiêu thụ lâu nay cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn chỉ mới tập trung chủ yếu vào công việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm nguồn vốn và thị trường tiêu thụ, chứ chưa được sự chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và bao bì, nhãn mác sản phẩm dẫn đến q trình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, đồng thời việc quảng bá sản phẩm có nhiều hạn chế.
Bảng 4.20. Thịtrường tiêu thụ của một sốcơ sở chế biến nông, lâm sản tỉnh Hồ Bình
ĐVT: %
TT Ngành nghề Trong tỉnh Trong nước Ngoài nước
1 Chế biến rau, củ, quả, hạt 27,9 46,5 25,6
2 Sản xuất bia, rượu 62,4 38,6 0
3 Chế biến gỗ, giấy 15,6 56,4 28,0
4 Sản xuất chè 20,2 69,3 10,5
5 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 12,5 55,6 31,9
6 Sản xuất mía đường 37,6 63,4 0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
4.2.2. Nguồn nhân lực
Là yếu tố quan trọng ảnh hướng đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chế biến nói chung và cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng.Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Hồ Bình hiện nay chủ yếu là chất lượng nguồn lao động chưa cao. Hơn nữa, nhiều chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp xem nhẹ việc nâng cao chất lượng trình độ tay nghề của người lao động đây là một yếu tố cản trở của ngành công nghiệp chế biến ở nước ta.
Với số lượng nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh là 559.415/831.357 người, chiếm tỷ lệ 67,29%. Từ số liệu trên có thể khẳng định
rằng lao động chính là một trong những yêú tố thuận lợi và quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh. Tuy nhiên, để có thể phát huy được hết tiềm năng về lao động thì có một bài tốn đặt ra mà chúng ta cần phải giải quyết đó chính là việc chủ yếu số lao động trên địa bàn tỉnh là đồng bào các dân tộc ( gần70%), hoạt động sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, chưa có trình độ chun mơn mà chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, phân tán rải rác tại nhiều các địa phương. Điều này khiến cho việc đào tạo nghề cũng như chuyển đổi sản xuất để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động gặp khá nhiều khó khăn.
4.2.3. Các chính sách phát triển cơng nghiệp chế biến nơng lâm sản
Đây là yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định tới việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản của Tỉnh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các cơ chế hỗ trợ, chính sách kinh tế, văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch ngành.... có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến của tỉnh Hồ Bình nói riêng.
4.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất
Việc tổ chức sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh hiện nay đang cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ nhất là ở các địa phương trong tỉnh. Hình thức chủ yếu ở các địa phương là các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân riêng rẽ. Đặc điểm của hình thức sản xuất này là phân tác, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, khơng kiểm sốt được chất lượng sản phẩm, không tạo được sự liên kết đồng bộ trong quá trình sản xuất...Dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chế biến không cao.
Khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của tỉnh; cơ sở sản xuất, chế biến quy mơ cịn nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nơng nghiệp chưa cao.
Trình độ áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, do quy mô sản xuất ở các cơ sở chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh cón khá nhỏ nên việc áp dụng KH-KT gặp nhiều khó khăn.
4.2.5 Các yếu tố khác
Kết cấu hạ tầng do nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hồ Bình có hạn nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công
nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa thể quy hoạch các vùng sản xuất, chế biến tập trung.
Do thiếu hụt về nguồn nguyên liệu cung cấp sản xuất tại các địa điểm của nhà máy dẫn đến việc phải tăng thêm chi phí vận chuyển cũng như chất lượng của nguyên liệu khi phải nhập từ những nơi xa hơn dẫn đến việc ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh.
Do thiếu vốn và việc huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển của các cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn cịn yếu, bệnh cạnh đó các cơ sở thiếu nhân lực có trình độ cao để thực hiện các thủ tục vay vốn và huy động vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở.
Do bất lợi về vị trí địa lý nên cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư vẫn còn những e ngại nhất định khi quyết định đầu tư vào tỉnh Hịa Bình.
4.2.6. Một số vấn đềđặt ra trong phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình
Phân tích thực trạng nội dung phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ Bình thời gian qua cho thấy một mặt, tỉnh đã xác định được vai trị của phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển địa phương. Đồng thời đã xác định được các lợi thế so sánh chủ yếu và các bất lợi thế của mình so với các tỉnh trong vùng để bước đầu có phương hướng phát huy nội lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình lập kế hoạch, quản lý điều hành, tỉnh cũng có quan sát, học tập kinh nghiệm và đối chiếu với địa phương khác, tuy nhiên việc thực hiện nội dung cịn mang tính hình thức, thiếu thường xun, hiệu quả đạt thấp.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng nhìn chung q trình phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản đang đặt ra các vấn đề cần sớm được khắc phục.
Thứ nhất, Chưa phát huy đầy đủ lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong dài hạn. Đóng góp của cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản để làm tăng giá trị gia tăng của nơng sản hàng hố cịn thấp, nên tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp chưa mạnh. Các nhóm sản phẩm chủ lực hầu như khơng có sự thay đổi
đáng kể về tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất, tức là hầu như chưa có sự "đổi ngơi", thể hiện sự thích ứng với điều kiện cạnh tranh và hội nhập, ra đời sản phẩm mới, ngành sản xuất mới trên địa bàn theo hướng hiện đại hố cơng nghệ sản xuất, làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhiều sản phẩm còn dựa vào bảo hộ và bảo hộ có điều kiện.
Thứ hai, so sánh với cả nước, các loại sản phẩm trên địa bàn tỉnh có khả năng cạnh tranh không cao. Nguyên nhân là do: đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của nông nghiệp; chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm chế biến cịn thấp, chất lượng khơng đồng đều trong mỗi loại sản phẩm, khả năng cạnh tranh kém; chưa tạo được sự gắn kết giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.
Việc phát triển các nhà máy chế biến chưa đồng bộ với việc phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy chế biến thường được xây dựng ở các khu đơ thị, nơi có nhu cầu cao về các sản phẩmchế biến, nhưng lại xa vùng nguyên liệu nên chi phí vận chuyển và tỷ lệ hư hỏng lớn. Sự phát triển không đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến đã dẫn đến tình trạng nơi thừa nguyên liệu nơi thiếu; khai thác thị trường và tổ chức quản lý thị trường chưa tốt, thương nghiệp nhà nước chưa giữ vai trò tổ chức và định hướng thị trường, các công ty chuyên doanh hàng nông, lâm sản chưa nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của thị trường nội địa nên chưa chú trọng đến việc bn bán trong nước, ít quan tâmnghiên cứu đầy đủ về nhu cầu và sức mua của nhân dân, trước hết là nơng dân để từ đó tổ chức mạng lưới và mặt hàng kinh doanh cho thích hợp; thơng tin thị trường cịn thiếu, khả năng tiếp thị và xâm nhập thị trường khu vực và thế giới cịn thấp.
Thứ ba, chưa có sự điều tra, đánh giá đầy đủ về lợi thế và bất lợi thế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trong những năm qua, tỉnh Hồ Bình mới chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, nên việc điều tra đánh giá, xác định đầy đủ lợi thế và bất lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản cịn chưa được tiến hành đầy đủ, nhất là đánh giá các ngành, sản phẩm chủ lực. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của tỉnh chủ yếu dựa trên những đánh giá của quan điểm truyền thống về tiềm năng kinh tế, chứ chưa phải là quá trình xác định lợi thế so sánh. Do vậy, cũng chưa xác định được một cách có căn cứ khoa học các nhóm sản phẩm theo khả năng cạnh tranh, các sản phẩm trọng điểm, mũi nhọn; thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu.
Thứ tư, cịn thiếu quy hoạch và chính sách phát huy lợi thế trong phát triển
công nghiệp chế biến. Mặc dù đã quan tâm đến công tác quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển cơng nghiệp, nhưng nhìn chung đây là điểm cịn hạn chế trong việc phát huy lợi thế so sánh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong thời gian tới. Khi xây dựng quy hoạch chưa xác định được tầm nhìn dài hạn, khơng gian tiến hành các dự án quy hoạch còn bị chia cắt, chưa đảm bảo mối quan hệ cấu trúc trong địa bàn tỉnh. Chưa linh hoạt áp dụng các chính sách và biện pháp kiểm soát vùng như chuyển dịch đầu tư vào khu vực có khó khăn; áp dụng sự kiểm soát đầu tuư quá mức vào khu vực thuận lợi thông qua lựa chọn các ngành nghề đầu tư thích hợp. Đồng thời quy hoạch và thơng tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về minh bạch hoá, tiến độ triển khai chậm đã ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn. Còn nhiều cản trở trong việc phát huy lợi thế so sánh, từ nhận thức thiếu đầy đủ của các cán bộ, cơ quan nhà nước về phát huy lợi thế, nhất là việc đánh giá đúng giữa tiềm năng và lợi thế.
Thứ năm, Việc thực hiện các thủ tục hành chính phiền hà, thời gian thực hiện kéo dài, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành chưa thực sự linh hoạt, tính trách nhiệm của cán bộ hạn chế đã ảnh hưởng, thậm chí cịn làm mất đi lợi thế trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng chú ý là các thủ tục về đầu tư, đất đai, giải phóng mặtbằng.
Thứ sáu, Nâng cao chất lượng đào tạo, tuyên truyền, tập huấn để thay đổi nhận thức về tác phong công nghiệp cho bà con đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đây là những nơi mà nguời dân chưa thực sự được tiếp cận với các dây chuyền, sản xuất hiện đại, chủ yếu mọi người vẫn sản xuất theo phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu nên năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chưa cao. Do đó việc đào tạo, tập huấn để bà con có thể tham gia vào các hoạt sản xuất cơng nghiệp sẽ là rất khó khăn cũng như cần có thời gian và kinh phí.
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH THỜI GIAN TỚI