Các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâmsản của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 55 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

P hần4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản tỉnhHoà Bình

4.1.1. Các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâmsản của tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Trong 5 năm (2012-2017) đã có 17 quy hoạch ngành, lĩnh vực được lập, rà soát và triển khai thực hiện. Các sản phẩm chủ lực của ngành nông lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình như cam, mía, chè, rau an toàn… được quy hoạch phát triển; các lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, thủy sản, 3 loại rừng, rừng đặc dụng, thủy lợi, nước sinh hoạt, phòng chống lũ… được xây dựng và triển khai thực hiện tạo tiền đề phát triển ngành trong thời gian tới.

Quy hoạch và ban hành chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản là các yếu tố thể hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng. Từ thực tế phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh Hoà Bình, vai trò của quy hoạch và chính sách được thể hiện: tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, tăng tính minh bạch, giảm rủi ro cho doanh nghiệp; tăng hiệu quả sản xuất theo quy mô; mối liên kết giữa các doanh nghiệp; tăng lợi thế và hiệu quả trong phát triển vùng; tăng tính bền vững trong phát triển…

Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, trong thời gian qua tỉnh Hoà Bình đã chú trọng trong công tác lập quy hoạch để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và quy hoạch nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng, cụ thể như:

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025.

Quy hoạch phát triển ngành rượu-bia-nước giải khát trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2015 định hướng 2020 Để thực hiện các quy hoạch trên, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành các nghị quyết về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình, phát triển làng nghề, tiêu thụ nông sản hàng hóa. UBND tỉnh đã cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết trên đồng thời triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thông tư của Bộ. UBND tỉnh đã sớm ban hành các quyết định cụ thể như sau:

Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình, ban hành “Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình”;

Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020;

Quyết định 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015, phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”;

Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 06/12/2015 “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.

Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 1924/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 phê duyện “Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;

Các chính sách ban hành đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh. Cụ thể trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 08 khu công nghiệp (08 KCN đã hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch chi tiết) với diện tích phê duyệt 1.510 ha. Đến nay, 05 KCN có chủ đầu tư hạ tầng (KCN Lương Sơn, Bờ trái Sông Đà, Lạc Thịnh, KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang) và

quy hoạch 21 cụm công nghiệp (CCN), trong đó có 15 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với tổng diện tích 369.07 ha. Tổng vốn đầu tư hạ tầng các CCN đến nay là 88,921 tỷ đồng; tập trung tại các CCN: Chiềng Châu (huyện Mai Châu), Hoà Sơn (huyện Lương Sơn), Phú Thành II (huyện Lạc Thuỷ), Khoang U (huyện Lạc Sơn), Đồng Tân (huyện Lạc Thuỷ).

Đến nay, các KCN thu hút 66 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 394,4 triệu USD bao gồm: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 18 dự án (chiếm 27.3%); Các dự án có vốn đầu tư trong nước là 48 dự án (chiếm 72,7%).

Đến năm 2017 đã có 66 dự án đầu tư vào KCN, đã đi vào sản xuất với GTSX công nghiệp đạt 11.757 tỷ đồng. Trong đó ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản 10 dự án (chiếm 15,15% số dự án đầu tư).

4.1.1.2. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công tác phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trong được quan tâm trong thời gian qua. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh đều dành nguồn ngân sách của tỉnh để mở các lớp đào tạo, tập huấn như Quyết định số 1965/QĐ- UBND ngày 13/10/2017 ban hành Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017-2020, Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ số 35-CT/TU ngày 14/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.1.1.3. Chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản

Cùng với hệ thống quy hoạch phát triển, tỉnh cũng đã tập trung nỗ lực hiện thực hoá các mục tiêu phát triển dài hạn, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn trong và ngoài nước vào tỉnh mình, điển hình như: quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư; các ưu đãi về tiền thuê đất; hỗ trợ tiền san lấp mặt bằng; hỗ trợ tài chính thông qua thuế, tín dụng ưu đãi; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới cho các dự án chế biến nông sản, thực phẩm; hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ khuyến công.

Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 04/2016/QĐ- UBND quy định thực hiện chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, Nghị

Quyết số 67/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hoà Bình về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp.

4.1.1.4. Công tác cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính được tăng cường,hệ thống văn bản chỉ đạo của ngành đã tạo điều kiện cho phát triển xông nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn.

Thường xuyên rà soát, xây dựng và ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các thể chế, cơ chế chính sách có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản. Tổ chức rà soát, kiểm tra, kịp thời hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương;

4.1.2. Kết quả thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hoà Bình thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)