Kinh nghiệm của phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 30 - 38)

Phần 1 Mở đầu

P hần2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

2.2.1. Kinh nghiệm của phát triển công nghiệp chế biến nông, lâmsản

ca mt snước trong khu vc

a. Kinh nghiệm của Thái Lan

Công nghiệp chế biến nông sản Thái Lan phát triển khá mạnh và phân bổ khắp các địa bàn trong nước với trình độ cơng nghệ và quy mơ khác nhau đóng góp tới 11,76% GDP và khoản 12,08% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan hiện nay. Công nghiệp chế biến lúa gạo của Thái Lan bao gồm hàng chục ngàn cơ sở xay xát lớn, vừa và nhỏ cộng với hệ thống kho chứa gạo, kho dự trữ, các xí nghiệp sản xuất bào bì đóng gói khắp các thị trấn, thành phố bến cảng. Cơng nghiệp mía đường, cơng nghiệp chế biến sắn của Thái Lan cũng khá phát triển với sản lượng gần 5 triệu tấn sắn khô/năm. Đặc biệt công nghệ chế biến trái cây và rau xuất khẩu của Thái Lan phát triển khá nhanh với rất nhiều chủng loại từ dừa, xoài, dứa, chuối, bưởi, măng cụt, rau thơm và đặc biệt là đồ gia vị. Hiện nay, Thái Lan là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất rau quả chế biến sang thị trường các nước Mỹ, Nhật, EU.

Nhìn chung, cơng nghiệp chế biến nơng sản của Thái Lan phát triển tương đối ổn định và toàn diện với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoản 5,5%/năm trong thời gian nhiều năm từ thập kỷ 90 đến nay. Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong xu thế tồn cầu hóa, tự do hóa thương mại, nông nghiệp Thái Lan cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: Chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp diễn ra chậm, năng xuất chất lượng, chi phí sản xuất cao, giá nhân công tăng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất yếu kém, nhất là vùng phía Bắc và Đơng Bắc, các nguồn tài ngun bị khai thác kém hiệu quả.

triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến như: Đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản theo chiều sâu để tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực và đề ra các giải pháp thích hợp cho mỗi nhóm hàng xuyên suốt từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ; chú trọng vào công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cho thủy lợi và khoa học kỹ thuật. Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho hoạt động sản xuất và tiếp thị của nơng dân thơng qua quỹ "Hỗ trợ chính sách cho nơng dân", tiến hành giảm thuế xuất khẩu nông sản và nguyên liệu.

Tiếp đó để giúp ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Thái Lan định hướng mạnh mẽ vào việc tăng chất lượng sản phẩm chế biến từ nông sản. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng "Hệ thống quản lý mơi trường" (EMS) khuyến khích và bắt buộc các nhà sản xuất áp dụng cho các sản phẩm chế biến. Cố gắng này giúp sản phẩm của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO/14000 và vượt qua các rào cản về kỹ thuật để vào thị trường quốc tế. Nhờ nổi tiếng về chất lượng, nông sản chế biến của Thái Lan đang cạnh tranh quyết liệt dần thị phần của Indonesia và Malaysia (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).

b. Kinh nghiệm của Indonesia

Chính phủ Indonesia cho rằng, với một đất nước mà kinh tế nơng nghiệp cịn giữ vai trị chủ lực, nơng dân và nơng thơn vẫn cịn là địa bàn quan trọng thì nhiệm vụ trước hết là phải có những chính sách tác động mạnh mẽ vào cơng nghiệp chế biến nơng sản. Chính phủ cũng đã tiến hành cải tổ lại khu vực kinh tế đồn điền nhằm mục

đích tư nhân hóa một bộ phận quan trọng đồn điền của Nhà nước, thu hút đầu tư của tư bản nước ngồi để mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu...Chính phủ khuyến khích tư bản tư nhân trong nước tham gia kinh doanh đồn điền trên cơ sở nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp, miễn giảm thuế kinh doanh và cho phép phối hợp với Nhà nước để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Nhờ những chính sách khuyến khích sản xuất và cải tạo hệ thống lưu thông nông sản, cơng nghiệp chế biến của Indonesia đã có những bước chuyển biến căn bản. Là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, Indonesia bắt đầu tự túc được lương thực từ năm 1981, năng suất cây trồng tăng nhanh, sản lượng cà phê đứng thứ ba thế giới, sản lượng ca cao đứng thứ nhất thế giới. Indonesia đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu trắng và thứ hai thế giới về hạt tiêu đen.

Những năm cuối thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, nền kinh tế Indonesia bị thiệt hại nặng nề. Tình hình chính trị bất ổn và hạn hán xảy ra nghiêm trọng đã làm cho nông nghiệp nước này không phát triển được. Sau đó Indonesia triển khai nhiều chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến và đạt được nhiều thành tựu.

- Xóa bỏ độc quyền của Bulog trong nhập khẩu lúa mì, bột mì, đậu tương, tỏi và gạo, cắt giảm thuế quan với tất cả các hàng thực phẩm xuống mức cao nhất là 5%.

- Cho tự do buôn bán giữa các vùng, loại bỏ những cản trở đối với việc buôn bán và vận chuyển một số hàng hóa, giảm các cản trở phi thuế quan đối với thị trường nông sản, tạo điều kiện cho các cơ sở nhỏ có cơ hội tăng thu nhập và phát triển.

- Đảm bảo giá sàn theo mức thích hợp cho từng vùng để hổ trợ cho nông dân thay cho việc bảo hộ người tiêu dùng như trước đây. Trong vụ thu hoạch khi giá xuống quá thấp chính phủ sẽ mua vào bằng giá sàn để hổ trợ cho người nơng dân.

- Chính phủ Indonesia tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật phát triển các giống mới kỹ thuật canh tác mới, tiến hành cơ giới hóa nơng nghiệp.

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị cho ngành công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản của Indonesia trên thị trường quốc tế (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).

c. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia có thế mạnh và tiềm năng về xuất khẩu và chế biến cao su. Chính vì vậy, Chính phủ Malaysia đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như: hỗ trợ tài chính, cơng nghệ, kỹ thuật,... Các cán bộ chức năng trực thuộcBộ Nơng nghiệp cịn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư vấn tiếp thị cho các nhà quản lý. Các cánh rừng trồng cây cao su được tổ chức theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện tiếp thị.

Ở Malaysia cịn có hội đồng ngành cây cao su được thành lập nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Mạng lưới của hội đồng gồm các các đại diện của các bộ, cục, các công ty, các trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên sự liên

kết có trách nhiệm trong sản xuất - nghiên cứu và xuất khẩu.

Malaysia cịn thực hiện những chính sách khuyến khích về tài chính và tiền tệ nhằm phát triển việc trồng trọt, chế biến, xuất khẩu các loại nơng sản có lợi thế trên quy mơ lớn. Các công ty muốn tham gia vào việc trồng cây để bán đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế.

Các dự án nông nghiệp đã được chấp thuận, nghĩa là đã được Bộ tài chính thơng qua, chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ trong trường hợp: khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống ở nông thôn, xây dựng cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Các dự án này có quyền được hưởng chính sách thuế đặc biệt. Chính phủ cũng quy định đối với từng lọai cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.

Để thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ đã đưa ra những khuyến khích trợ giúp xuất khẩu như: trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường mới, trợ giúp trong việc xây dựng các kho chứa, bảo quản và tín dụng đổi mới cơng nghệ. Đối với lĩnh vực chế biến được áp dụng những khuyến khích như: với cơng ty mới thành lập được hưởng sự giảm thuế trong 5 năm đầu, kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Các công ty xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến được hưởng chính sách khuyến khích như trợ cấp xuất khẩu, cấp vốn tín dụng xuất khẩu, được các khoảng tín dụng với lãi xuất ưu đãi có thể giúp cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Những chính sách trợ giúp này đã tạo cho ngành chế biến nơng sản phát triển nhanh và có điều kiện đổi mới công nghệ cũng như tiếp thị mở rộng thị trường. Do đó, tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp chế biến vào GDP của Malaysia rất cao và ngày càng có xu hướng tăng (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2007).

2.2.1.2. Kinh nghim ca phát trin công nghip chế biến nông, lâm sn ca mt sđịa phương trong nước

a. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 160 doanh nghiệp (DN) và 9.000 hộ cá thể đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, giải quyết việc làm cho khoảng 17 nghìn lao động địa phương. Trong đó, lĩnh vực chế biến chè phát triển mạnh nhất với 34 DN tham gia. Khoảng 5 năm trở lại đây, các DN sản xuất,

chế biến, kinh doanh chè đã chú trọng đầu tư dây chuyền chế biến có cơng nghệ hiện đại; quan tâm phát triển thương hiệu cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốctế.

Tiên phong trong việc đầu tư dây chuyền chế biến chè với công nghệ tiên tiến phải kể đến các DN, hợp tác xã (HTX) như: Cơng ty cổ phần (CP) Tập đồn Tân Cương - Hồng Bình (T.P Thái Ngun), Cơng ty CP Chè Vạn Tài, Nhà máy chè Bắc Sơn (T.X Phổ Yên), Công ty CP chè Sông Cầu (Đồng Hỷ), Nhà máy chè Đại Từ, Nhà máy chè ATK của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên, HTX chè La Bằng (Đại Từ), HTX chè an toàn Nguyên Việt ở xã Minh Lập (Đồng Hỷ), HTX chè Tân Hương ở xã Phúc Xuân (Tp. Thái Nguyên)… Tuy nhiên, năm 2015, sản lượng chè chế biến cơng nghiệp trong tồn tỉnh mới đạt khoảng 20% tổng sản lượng, số còn lại vẫn chế biến thủ cơng theo quy mơ hộ gia đình.

Cùng với chế biến chè, chế biến gỗ cũng phát triển hơn giai đoạn 2005-2010 khi 5 năm trở lại đây, nhiều cơ sở sản xuất gỗ ván bóc, băm, dăm, mảnh quy mơ nhỏ ở các địa phương như Phú Lương, Định Hoá… đã ra đời phục vụ cho việc sơ chế gỗ keo, chủ yếu bán cho thương nhân để xuất sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân là do giai đoạn 2011-2015, tỉnh ta có diện tích rừng trồng keo đến kỳ thu hoạch khá lớn.

Trong số các cơ sở sản xuất gỗ nêu trên, cũng có một số DN đã mạnh dạn đầu tư được dây chuyền ép ván bóc thành gỗ ván ép làm nguyên liệu để đóng bàn ghế, giường tủ xuất khẩu theo hình thức ủy thác như HTX dịch vụ vận tải Chun Đức (xóm Đồn Kết, xã Trung Hội, Định Hố), DN tư nhân Thiên Sinh (xã Phượng Tiến, Định Hoá)... Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ khơng ổn định nên rất khó để duy trì các cơ sở chế biến gỗ này phát triển một cách bền vững. Cũng theo ơng Dũng, ngồi hai lĩnh vực chế biến nơng, lâm sản nêu trên thì các sản phẩm nơng sản của tỉnh như lúa, các loại hoa quả vẫn chưa được quan tâm chế biến. Do đó, hiệu quả kinh tế thu được từ nhiều mặt hàng nơng, lâm sản của tỉnh chưa cao.

Có thể thấy, nhiều năm nay, các cấp, ngành của tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện để các DN, HTX và hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản dưới nhiều hình thức như: tạo điều kiện được vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi; có cơ chế hỗ trợ người dân mua các loại máy móc phục vụ cho việc chế biến nơng, lâm sản; có chính sách cho th đất để các DN đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông, lâm sản. Bà Nguyễn Thị Hải, Chủ nhiệm HTX chè

La Bằng (Đại Từ) cho biết: Chúng tôi đã được các cấp, ngành chức năng của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi khi vay vốn ngân hàng để đầu tư mua các loại máy móc chế biến chè.

Dù vậy, cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh những năm qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng do cịn gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà máy chế biến chè trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu nguyên liệu đầu vào nên hoạt động cầm chừng, nhất là vào thời điểm vụ đông. Nhiều vùng nguyên liệu phát triển theo hướng tự phát, không tuân theo quy hoạch; người dân sản xuất theo kinh nghiệm nên không đảm bảo được yêu cầu chất lượng của nguyên liệu đầu vào dẫn đến sản phẩm làm ra chất lượng không cao, sức cạnh tranh trên thị trường yếu...

Để công nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trước mắt, tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu. Cùng với đó, tỉnh nên khuyến khích các DN tập trung phát triển mạnh năng lực chế biến bằng cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến phù hợp, tăng cường chế biến sâu để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó, khuyến khích các DN chế biến chè đổi mới dây chuyền cơng nghệ hiện đại; có chính sách thu hút DN đầu tư các dự án chế biến hoa quả, rượu, bia...Đặc biệt, tỉnh nên tạo điều kiện duy trì hoạt động hiệu quả của các cơ sở chế biến gỗ quy mơ lớn đã có trên địa bàn; khuyến khích các DN đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ván nhân tạo, các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ rừng trồng, tận dụng phế, phụ phẩm trong chế biến để sản xuất viên nén làm chất đốt… Bên cạnh đó là thực hiện đầy đủ các chính sách thu hút các DN đầu tư vào chế biến nơng, lâm sản dưới nhiều hình thức; nghiên cứu, lựa chọn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản (Tùng Lâm, 2016).

b. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn

Những năm trước đây, nhận thấy tiềm năng từ nguyên liệu nông, lâm sản dồi dào, Bắc Kạn đã chú trọng kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn. Từ năm 2012, tỉnh đã ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư trong đó có nhiều dự án cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản. Đó là các dự án: phát triển, cải tạo đàn bò theo hướng thịt; xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc; chế biến hàng nông sản xuất khẩu (cam, quýt, khoai môn, dược liệu…);

nhà máy chế biến chè; nhà máy chế biến gừng tươi; chợ chế biến gia súc trung tâm thương mại xã Nghiên Loan; chế biến lâm sản. Đi kèm với đó là các chính sách ưu đãi nhằm “trải thảm đỏ” hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu Cơng nghiệp Thanh Bình (Chợ Mới) được xây dựng với hạ tầng tốt và mặt bằng sạch để đón đợi các nhà đầu tư.

Trên cơ sở này, công nghiệp chế biến nông, lâm sản của Bắc Kạn đã định hình với những nét đầu tiên tập trung vào chế biến gỗ; chế biến dong riềng. Ở quy mơ nhỏ, tồn tỉnh hiện có 156 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản với quy mô nhỏ lẻ do các đơn vị quốc doanh và tư nhân quản lý. Hoạt động chế biến gỗ, lâm sản tại chỗ đã nâng cao hiệu quả của công tác trồng rừng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Dù chưa định hình thật rõ nét nhưng những bước đi đầu tiên của công nghiệp chế biến nông, lâm sản đã mang lại giá trị sản xuất công nghiệp tương đối lớn; mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân. Công nghiệp chế biến thực phẩm từ chỗ đạt giá trị sản xuất chỉ hơn 2,5 tỷ đồng vào năm 2009 đã tăng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)