Kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 81)

ĐVT: tỷ đồng

TT Ngành nghề Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

1 Chế biến rau, củ, quả, hạt 378,125 307,67 70,455

2 Sản xuất bia, rượu 52,8 39,25 13,55

3 Chế biến gỗ, giấy 134,125 94,89 39,235

4 Sản xuất chè 550 438,125 111,875

5 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 3697,5 2842,5 855,0

6 Sản xuất mía đường 91,2 83,3 7,9

Nguồn:Tổng hợp từ kếtquả điều tra

Qua kết quả điều tra thực tế tại 45 cơ sở cho thấy trong năm 2017 cho thấy việc đầu tư sản xuất của các cơ sở chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh đều đã thu được lợi nhuận đáng kể, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo tâm lý yên tâm cho các cơ sở tiếp tục sản xuất và mở rộng

kinh doanh hay việc thu hút thêm các nguồn đầu tư và ngành chế biến nơng, lâm sản. Chi tiết tại Bảng 4.19.

Đánh giá kết quả phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ nh giai đoạn 2015-2017

Thứ nhất, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên

địa bàn vừa đóng góp một phần ngân sách cho địa phương đồng thời tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướngcơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

Thứ hai, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản đã thu

hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nơng thơn có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho các hộ lao động tại địa phương đồng thời góp phần tạo sự ổn định an ninh cho địa bànhuyện.

Từ đó, các làng nghề, Hợp tác xã đã góp phần tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính thu nhập của lao động trong các làng nghề tăng lên đã góp phấn nâng cao thu nhập bình qn đầu người của tỉnh. Do đó mà hạn chế được tình trạng di dân tự do, thực hiện phương châm, thực hiện phương châm "Ly nơng bất ly hương", góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến kéo theo các nghề khác cùng phát triển góp phàn tạo việc làm cho lao động trong các lĩnh vực dịch vụ, cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm cho lao động trong các lĩnh vực dịch vụ, cung cấp nguyên liệu, thu mua sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở chế biến.

Thứ ba, sự phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến đã góp phần đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường. Các sản phẩm sau đó được đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Thứ tư, sự phát triển ngành cơng nghiệp chế biến đã góp phần thúc đẩy phát

triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Sự phát triển các cơ sở chế biến giúp cho kết cấu hạ tầng ở nông thơn từng bước được hồn thiện, các trục đường giao thơng chính được nhựa và bê tơng hóa giao thơng nơng thơn được nâng cấp và cải tạo.

Thứ năm, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên

địa bàn góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong nền kinh tế thị trường, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biết hạch tốn kinh tế, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, chính sách phát triển về cơng nghiệp chế biến nông lâm sản đã tạo điều kiện cho

người dân mở rộng giao lưu, có điều kiện tiếp cận thị trường bên ngoài, học hỏi mở mang tư duy, nhận thức về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vậy, mà nhiều hộ gia đình, cá nhân đã mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

Thứ sáu, sự phát triển ngành chế biến nông, lâm sản trên địa bàn đã thúc đẩy sự phát triển của các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâmsản.

Thứ bảy, ngành công nghiệp chế biến nơng lâm sản phát triển đã góp phần

bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

Nguyên nhân:

Thứ nhất:Các cơ sở chế biến có nhiều điều kiện thuận lợi như nguồn nguyên liệu dồi dào, nắm vững bí quyết sản xuất, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá sản phảm đầu ra ổn định...Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó có điều kiện mở rộng sản xuất thuê thêm lao động nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ hai: Nền kinh tế ngày càng phát triển thu nhập và đời sống của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa từ ngành cơng nghiệp chế biến ngày càng tăng, từ đó làm thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến này càng được mở rộng.

Thứ ba: Sản xuất càng phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản ngày càng cần một lượng lớn nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, từ đó góp phần làm cho giá của nguyên liệu ngày càng tăng trở thành động lực cho vùng nguyên liệu nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nguyênliệu.

Thứ tư: Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản đạt được những thành tựu như vậy không thể không kể đến sự quan tâm của các cơ quan chức năng của tỉnh Hồ Bình đã đề ra các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển như xâydựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề cho các lao động trong các cơ sở chế biến...

Tồn tại, hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2015-2017

Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng và hiệu quả, năng lực sản xuất của ngành ngày càng lớn mạnh, song so với yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập kinh

tế khu vực và cả nước thì phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình cịn bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau:

Một là, đóng góp của cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hố cịn thấp, nên tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Chất lượng sản phẩm chưa cao, mặt hàng đơn điệu, tính cạnh tranh kém, giá trị thấp, giá xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường.

Hai là, số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình tuy tăng nhanh, nhưng phát triển cịn mang nặng tính tự phát, chưa thực hiện được quy hoạch định hướng. Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, thì đa số các doanh nghiệp chủ yếu tập trung kinh doanh những mặt hàng cần vốn đầu tư ít, chuyển đổi nhanh, có lãi suất cao và độ rủi ro ít; cịn những mặt hàng đòi hỏi vốn lớn, phục vụ cho quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh thì ít doanh nghiệp đầu tư.

Ba là, số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình dù nhiều so với các ngành khác, ngồi một số cá doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư từ nước ngồi (FDI) là có hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng suất khẩu chính (sản xuất thức ăn chăn ni, sản xuất gỗ ván sàn) có năng suất và chất lượng cao thì vẫn cịn rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ càng tăng trong những năm gần đây, bởi vì các doanh nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ.

Do qui mơ doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn, nên khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình là rất hạn chế, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ở mức rất thấp. Ngành chế biến chè, vẫn chủ yếu dựa vào những công nghệ cũ hầu hết sản phẩm chè tồn tại dưới dạng sơ chế, giá trị hàng hố rất thấp. Nhiều ngành sản xuất thủ cơng vẫn là chủ yếu, trong những năm tới, việc giảm bớt lao động thủ công đang là một thách thứclớn.

rất lớn của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình, từ đó tất yếu sẽ dẫn đến sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài.

Bốn là, hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ nhưng cịn thấp. Mặc dù

những năm gần đây hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nơng, lâm sản trên địa bàn tỉnh tuy có bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp, các doanh nghiệp chưa đạt được tới công suất thiết kế mà mới chỉ đạt được 50-70% công suất.

Năm là, chất lượng nguyên liệu, cũng như chất lượng nơng sản chế biến cịn

thấp. Một số ngành chế biến chưa quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu, thiếu quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung. Tại một số các địa phương do khơng có quy hoach cụ thể nên người dân có đất sản xuất nằm trong khu vực nguồn nguyên liệu vẫn tự ý phá bỏ để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn gây ra sự thiếu ổn định trong phát triển vùng nguyên liệu phục vụ (như tại huyện Tân Lạc, Lạc Thuỷ người dân đã phá bỏ hàng loạt các khu vực trồng rau và ngô để trồng cam và bưởi)

Việc đưa giống mới, áp dụng quy trình cơng nghệ trong sản xuất nông nghiệp chậm, chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến còn thấp (như ngành rau quả). Chưa chú ý đúng mức đến đa dạng hoá và tổng hợp lợi dụng trong chế biến, giá thành sản xuất còn cao, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Các phụ phẩm của các nhà máy chế biến chưa được tận dụng triệt để. Việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến cơng nghiệp của một số ngành tiến hành cịn chậm. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác cịn yếu, nhiều loại nơng sản chưa đáp ứng đủ cả vềsố lượng và chất lượng cho chế biến cơng nghiệp, điển hình là rau quả vàmía.

Sáu là, chưa tạo được sự gắn kết giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường. Hệ thống đảm bảo chất lượng nông sản và việc đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hố cịn yếu kém. Thị trường tiêu thụ hàng hố nơng sản chưa được khai thác tốt, thiếu định hướng lâu dài, nhất là thị trường nội địa; nhiều loại nông sản hàng hoá thường do người nông dân ''tự sản, tự tiêu'' là chính, mang yếu tố tự phát và thiếu sự điều tiết hợp lý. Hệ thống đảm bảo chất

lượng nông sản và việc đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hố cịn yếu kém. Chính vì vậy, việc quản lý dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu của một số ngành hàng còn thấp, chưa tương xứng với khả năng hiện có như: rau quả, mía,chè.

Bảy là, thực hiện chính sách với người lao động chưa thật sự đảm bảo. Mặc

dù mức thu nhập tăng lên trong thời gian qua, nhưng chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp cịn q lớn; việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực hiện nghiêm túc

Tám là, lao động trong doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh Hồ Bình cịn yếu và thiếu về trình độ tay nghề, chưa có nhiều chun gia giỏi để kinh doanh trong và ngồi nước.

Chín là, Ngoại trừ một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong 2 Khu công nghiêp (KCN Lương Sơn và KCN Bờ trái Sông Đà) là đã được chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung còn lại tại các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các KCN, CCN hay ngồi khu, cum cơng nghiệp thì chỉ có rất ít là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải và chủ yếu vẫn chỉ có các biện pháp xử lý đơn giản mà thậm trí là xả thẳng ra môi trường gây ản hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh (Công ty cổ phần mía đường Hịa Bình đã xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Bưởi gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại tỉnh Thanh Hoá).

Mười là: Hầu hết các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kể cả các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chưa thường xuyên cập nhật cũng như nắm bắt về các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách ưu đãi cũng như các điều kiện kinh doanh mới mà mình được hưởng, hay phải bổ sung.

4.1.3. Một số các hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ Bình nghiệp chế biến nơng, lâm sản tỉnh Hồ Bình

- Trong q trình thực hiện chủ trương, chính sách cũng gặp phải khá nhiều các bất cập và hạn chế như việc các địa phương đồng loạt xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, thực phẩm, đồ uống (bia, đường,),… nên có nhiều sự trùng lặp và khó tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, cho đến nay tồn tại tình trạng phổ biến là phát triển riêng lẻ theo ngành, sự nóng vội đã ảnh hưởng tới nhiều quyết định lựa chọn mục tiêu, xác định phương hướng đầu tư cũng như quy hoạch phát triển.

- Quy hoạch tổ chức sản xuất khi vẫn còn nhiều các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn nằm phân tán, rải rác ở các địa phương dẫn đến tình trạng mạnh ai lấy làm khó kiểm sốt được hoạt động sản xuất cũng như chất lượn sản phẩm, chưa tạo được sự liên kết đồng bộ hóa trong q trình sản xuất…dẫn đến sức cạnh của sản phẩm không cao

- Nhiều các quy hoạch, đề án được xây dựng song thiếu nguồn lực để thực hiện; Quy hoạch nông nghiệp và các quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ; Quy hoạch, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa được chú trọng.

- Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, việc ban hành hoặc điều chỉnh không kịp thời đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tỉnh. Chính sách cải cách hành chính thực hiện chưa thực sự linh hoạt để có thể đáp ứng được yêu cầu. Các thủ tục hành chính mặc dù đã được cắt giảm cũng như thời gian thực hiện tuy đã được rút ngắn song khi được các đơn vị, doanh nghiệp đánh giá vẫn còn rườm rà, thời gian thực hiện một số thủtục vẫn còn lâu, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước mặc dù đã phát huy những hiệu quả nhất định, tuy nhiên cũng đã bộ lộ một số các hạn chế như việc chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý các ngành nghề chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thuộc về cơ quan chức năng nào. Hiện nay, việc quản lý ngành công nghiệp chế biến vẫn do nhiều cơ quan phụ trách như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dẫn đến sự chồng chéo, khơng thống nhất trong qúa trình chỉ đạo, điều hành các cơng việc. Hay một số các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các thành phần kinh tế kể cả các cơ sở nhỏ lẻ.

- Công tác đào tạo, tuyên truyền phổ biến tạo nhận thức về tác phong công nghiệp cho đồng bào dân tộc cịn hạn chế và có chất lượng chưa thực sự chưa cao. Thời gian qua mặc dù tỉnh đã ưu tiên dành ngân sách cho các hoạt động tập huấn đào tạo nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho đối tượng người lao động, mở các lớp dạy nghề mới, các lớp quản lý,… song vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muồn, số lượng người tham gia vẫn cịn ít hay một số các học viên tham gia vẫn chưa có ý thực đựơc sự quan trọng của các lớp đào tạo, tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tỉnh hòa bình (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)