Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
P hần4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp chế biến nơng, lâmsản tỉnhHồ Bình
4.1.3. Một số các hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp
- Trong q trình thực hiện chủ trương, chính sách cũng gặp phải khá nhiều các bất cập và hạn chế như việc các địa phương đồng loạt xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, thực phẩm, đồ uống (bia, đường,),… nên có nhiều sự trùng lặp và khó tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, cho đến nay tồn tại tình trạng phổ biến là phát triển riêng lẻ theo ngành, sự nóng vội đã ảnh hưởng tới nhiều quyết định lựa chọn mục tiêu, xác định phương hướng đầu tư cũng như quy hoạch phát triển.
- Quy hoạch tổ chức sản xuất khi vẫn còn nhiều các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn nằm phân tán, rải rác ở các địa phương dẫn đến tình trạng mạnh ai lấy làm khó kiểm sốt được hoạt động sản xuất cũng như chất lượn sản phẩm, chưa tạo được sự liên kết đồng bộ hóa trong q trình sản xuất…dẫn đến sức cạnh của sản phẩm không cao
- Nhiều các quy hoạch, đề án được xây dựng song thiếu nguồn lực để thực hiện; Quy hoạch nông nghiệp và các quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ; Quy hoạch, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa được chú trọng.
- Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, việc ban hành hoặc điều chỉnh không kịp thời đã gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tỉnh. Chính sách cải cách hành chính thực hiện chưa thực sự linh hoạt để có thể đáp ứng được yêu cầu. Các thủ tục hành chính mặc dù đã được cắt giảm cũng như thời gian thực hiện tuy đã được rút ngắn song khi được các đơn vị, doanh nghiệp đánh giá vẫn còn rườm rà, thời gian thực hiện một số thủtục vẫn còn lâu, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước mặc dù đã phát huy những hiệu quả nhất định, tuy nhiên cũng đã bộ lộ một số các hạn chế như việc chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý các ngành nghề chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thuộc về cơ quan chức năng nào. Hiện nay, việc quản lý ngành công nghiệp chế biến vẫn do nhiều cơ quan phụ trách như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dẫn đến sự chồng chéo, khơng thống nhất trong qúa trình chỉ đạo, điều hành các cơng việc. Hay một số các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các thành phần kinh tế kể cả các cơ sở nhỏ lẻ.
- Công tác đào tạo, tuyên truyền phổ biến tạo nhận thức về tác phong công nghiệp cho đồng bào dân tộc cịn hạn chế và có chất lượng chưa thực sự chưa cao. Thời gian qua mặc dù tỉnh đã ưu tiên dành ngân sách cho các hoạt động tập huấn đào tạo nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho đối tượng người lao động, mở các lớp dạy nghề mới, các lớp quản lý,… song vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muồn, số lượng người tham gia vẫn cịn ít hay một số các học viên tham gia vẫn chưa có ý thực đựơc sự quan trọng của các lớp đào tạo, tập huấn.
việc đào tạo, truyền nghề, phổ biến kiến thức cho lao động mới vào nghề còn nhiều bất cập. Lao động phần lớn trong các cơ sở nhỏ lẻ, Hợp tác xã là lao động từ nông nghiệp nên thiếu năng động, sáng tạo trong sản xuất, mặt khác do tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chung của ngành cơng nghiệp chế biến. Bên cạnh đó những lao động trẻ có trình độ thì lại khơng muốn gắn bó với nghề vì thu nhập thấp, có xu hướng tìm việc ở các thành phố lớn và năng động.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở TỈNH HỊA BÌNH