Những yếu tố văn hóa khác góp phần hình thành môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 45)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

1.2. Di sản văn hóa Ví,Giặm Nghệ Tĩnh

1.2.6. Những yếu tố văn hóa khác góp phần hình thành môi trường văn hóa

hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Nghệ Tĩnh được xem là vùng đất cổ của non sông đất nước, kể từ khi nước nhà có tên là Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm với bao lần thay đổi tên

gọi hành chính về phủ - châu – trại – thừa tuyên… Nghệ Tĩnh vẫn là một dải đất chạy từ khe Nước Lạnh đến tận đèo Ngang, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt so với các vùng miền trong cả nước. Lẽ dĩ nhiên, trong nét chung để làm nên non sông gấm vóc Việt Nam thì nét riêng, sắc thái của mỗi địa phương vốn có cũng là chuyện bình thường. Xứ Nghệ là một trong những vùng đất mang nhiều sắc thái riêng, độc đáo đó.

Về địa hình: Nghệ Tĩnh có vùng đồng bằng trung du rộng lớn, có núi non trùng điệp mênh mông, sách Đại Nam nhất thống chí còn gọi là „„đất tứ tắc‟‟, ý nói bốn bề hiểm trở. Đúng là vùng đất choáng ngợp bởi chằng chịt hệ thống núi non, sông biển… đã tạo nên những nét đẹp kỳ thú hệt như những bức tranh thủy mặc, khơi gợi những tâm hồn sinh thơ ca nhưng cũng tạo nên vẻ gân guốc, rắn rỏi cho thiên nhiên và con người xứ Nghệ.

Về khí hậu: Có lẽ cũng không có địa phương nào trong cả nước lại có dạng thời tiết khắc nghiệt như vùng đât xứ Nghệ „„nắng rát mặt, rét cắt da‟‟, hạn hán, lũ lụt luôn thường trực trên mảnh đất này. Để có thể sinh tồn, con người xứ Nghệ phải vượt qua muôn vàn những khó khăn, vất vả :

Gió mưa chi lắm hỡi trời Lúa mùa toan gặt lại trôi đầy đồng

Con đau vợ đói nhìn chồng

Khóc thảm, khóc thiết đỏ tròng con ngươi.[51,Tr.125]

Về mặt dân tộc và ngôn ngữ, xứ Nghệ cũng là một vùng đáng chú ý bởi có nhiều tộc người sinh sống (Kinh, Thái, Thổ, Khơ mú, Đan Lai…), ngôn ngữ - văn hóa nơi đây dù đã trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, biến chuyển vẫn còn lưu giữ khá nhiều dấu vết cổ xưa, được thể hiện rất rõ trong giọng nói của người Nghệ đơn âm và „„đem so sánh với tiếng Việt phổ biến từ khi có chữ viết đến nay, có 6 dấu: Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và không dấu thì giọng Nghệ phát âm chủ dùng 3 dấu: Sắc, hỏi, ngã (tương ứng với dấu nặng), còn lại dấu huyền và không dấu. Và thế là âm nhạc dân gian xứ Nghệ được sinh ra từ giọng nói với cách phát âm của người Nghệ Tĩnh‟‟

Về tính cách của cư dân xứ Nghệ, dù không đến nỗi biệt lập song cũng có những nét độc đáo riêng do sự chi phối của hoàn cảnh. Tác giả Bùi Dương Lịch trong Nghệ An ký đã viết: “Người Nghệ An có khí chất chất phác đôn hậu, tính tình số đông thường chậm chạp không sắc sảo, cho nên làm việc gì cũng giữ gìn cẩn thận, bền vững ít bị xáo động bởi những lợi hại trước mắt” [7,Tr.20]. Tựu chung, con người xứ Nghệ có những tính cách tiêu biểu sau : Gan góc, mưu trí, bền bỉ phấn đấu để thích nghi với thiên nhiên mặc dù trong ái gan góc có cái bướng bỉnh, trong cái mưu trí có liều lĩnh, dũng cảm, nghị lực; sẵn sàng quên mình vì nghĩa lớn, khảng khái, thủy chung, trung thực và giàu tình cảm,…

Bên cạnh đó, Nghệ Tĩnh còn là nơi kết tụ nét tài hoa của các làng nghề: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề đan lưới, nghề hải củi,… Đồng thời cũng là mảnh đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng với hệ thống các đình, đền, chùa nổi tiếng khắp cả nước.

Từ mảnh đất gian khó mà người xứ Nghệ vốn sẵn trí thông minh, rắn rỏi, bộc trực, mang cái „„gàn‟‟ rất riêng của ông đồ xứ Nghệ. Các cộng đồng làng từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, dịch họa, đầy gian khó của vùng đất khắc nghiệt. Và chính cái khát vọng sống của người và đất xứ Nghệ đã hóa thân thành những làn điệu dân ca ví – giặm mộc mạc, chân chất, vừa tình tứ, vừa sâu sắc, tựa như cái oai hùng, sừng sững của ngọn núi Hồng, của dòng sông Lam không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca cũng không khí nào nhạt phai dù đã trải qua bao của đời người. So với dân ca vùng miền khác, hiếm có một vùng dân ca nào lại có sự gắn bó chặt chẽ với đủ các ngành nghề thủ công, có nét độc đáo nhất định, từ nghề trồng bông dệt vải có ví phường vải; nghề đan lưới có ví phường đan, nghề trên sông nước có ví đò đưa; hái cửi có hát giặm,…

Cho nên thơ – ca – nhạc dân gian xứ Nghệ có thể ví như một dòng sông bắt nguồn từ những mạch sâu kín qua nhiều thời đại, mang theo tâm tư, tình cảm, ước mơ của con người trên mảnh đất vốn đã khô cằn sỏi đá. Từ cuộc sống đầy vất vả mưu sinh, sống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với những cơ cực mà người xứ Nghệ đã bắt đầu bằng những lời ca, tiếng hát, trước là để cho tinh thần sảng khoái, tươi vui, cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sau thành những cuộc hát đối đáp đầy ngẫu hứng, giao duyên được cả cộng đồng tham gia, đến nỗi mà :

Hát cho đổ quán xiêu đình, Cho long lanh nước, cho mình lấy ta

Hát cho ngày rạng đông ra,

Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành…[39,Tr.65]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)