Về đầu tư các nguồn lực vật chất cho du lịch văn hóa Ví Giặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 99 - 100)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.3. Về đầu tư các nguồn lực vật chất cho du lịch văn hóa Ví Giặm

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch khẩn trương triển khai các biện pháp bảo tồn Ví, Giặm đã được phê duyệt trong kế hoạch mà UNESCO công bố tại quyết định số 9.COM 10.46 - Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Sở du lịch có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách, ngân hàng,…

Trong đó có chú ý đến việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống nhà hàng, khách sạn tại các điểm du lịch có trình diễn dân ca Ví, Giặm.

Ưu tiên, khuyến khích liên doanh trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp (3 sao trở lên), các nhà hàng phục vụ ăn uống đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu khách du lịch quốc tế.

Đầu tư trọng điểm vào một số điểm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử, có giá trị nghệ thuật phục vụ tham quan du lịch. Đây chính là những điểm đến hấp dẫn ngoài nội dung nghe hát Ví, Giặm, làm phong phú chương trình du lịch của khách.

Phục hồi các phường hát và không gian diễn xướng DCVGNT truyền thống tại một số làng dân ca Ví, Giặm. Những câu hát, làn điệu ví, giặm ngày xưa vốn được cất lên từ những không gian gắn liền với làng nghề, với cuộc

sống sinh hoạt và lao động của người dân xứ Nghệ. Tuy nhiên sự đổi thay của xã hội đã khiến cho các làng nghề , các hình thức sinh hoạt dân gian , các hình thức diễn xướng gắn với loại hình sinh hoạt này ngày càng ít đi hay thậm chí biến mất. Việc không gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân, thiếu đi không gian diễn xướng vốn có đã làm cho các cuộc hát và những làn điệu của dân ca ví, giặm thiếu đi sức sống và sự sinh động mang đậm hồn cốt của loại hình nghệ thuật này. Đây là công tác quan trọng đảm bảo sự kế tục bản sắc văn hóa của cộng đồng người dân xứ Nghệ. Các phường hát truyền thống này được khôi phục sẽ không chỉ là điểm nhấn về việc thể hiện bản sắc văn hóa mà còn tạo nên tính độc đáo hấp dẫn du khách đến với dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Thực hiện “ Bảo tàng hóa di sản” tại điểm di tích Kim Liên. Tại đây, trưng bày các tài liệu về văn hóa Ví, Giặm, tranh ảnh Ví, Giặm, băng đĩa Ví, Giặm. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức các làn điệu dân ca mà còn có thể tìm hiểu, mua sắm các kỷ vật liên quan đến Ví, Giặm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 99 - 100)