1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch
3.2. Những giải pháp cụ thể
3.2.2. Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa Ví Giặm
Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố then chốt trong quá trình phát triểdu lịch. Hiện nay, nguồn nhân lực nói chung của Nghệ An và nguồn nhân lực đáp ứng hoạt động du lịch gắn với giá trị di sản văn hóa Ví, Giặm nói riêng còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Vì thế cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng một số biện pháp như sau :
Đối với du lịch nói chung của tỉnh Nghệ An
Nâng cao chất lượng, trình độ của những người làm công tác quản lý. Cán bộ quản lý chính là những người sẽ hoạch định chính sách, đưa ra giải pháp, định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với người quản lý là hết sức nặng nề. Cán bộ quản lý ở đây không chỉ được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo mà còn phải được trau dồi về sự nhạy bén với xu hướng phát triển trong nước, trong khu vực, thế giới đồng thời am hiểu về điều kiện phát triển du lịch của tỉnh.
Nâng cao trình độ của nhân viên trong ngành Du lịch. Nhân viên ở đây bao gồm lực lượng hướng dẫn viên, những người làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp du lịch. Thường xuyên tổ chức các lớp, các khóa đào tạo nâng cao kiến thức về nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên. Những khóa học ngắn hạn, dài hạn nên tổ chức miễn phí. Có thể liên kết với các tỉnh có mô hình phát triển du lịch thành công nhằm troa đổi, đưa nhân viên của
Nghệ An sang nước ngoài để đào tạo. Đặc biệt, nhân viên trong ngành du lịch Nghệ An phải được đào tạo kiến thức văn hóa cơ bản của Nghệ An.
Đối với du lịch Ví, Giặm
Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể. Để hiểu được lời ca của các bài hát Ví, Giặm, hiểu được văn hóa Ví, Giặm không phải là một việc dễ dàng. Do vậy, đối với hoạt động du lịch, vai trò của hướng dẫn viên, thuyết minh viên đặc biệt quan trọng. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần chú trọng.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Có thể nói, đối với loại hình du lịch văn hóa, nhất là du lịch văn hóa phi vật thể, nếu không được hướng dẫn, thuyết minh thì khách du lịch rất khó cảm nhận được giá trị của di sản văn hóa đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài. Vì vậy, hướng dẫn viên, thuyết minh viên có vai trò lớn quyết định đến sức hấp dẫn của một chương trình du lịch Ví, Giặm.
Do đó, cơ quan Quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp cần quan tâm, đào tạo, kiểm tra, thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ này. Đặc biệt, lực lượng thuyết minh viên tại điểm cần được chú trọng đào tạo kiến thức về văn hóa, các làn điệu Ví, Giặm,… và hơn thế nữa phải có trình độ về ngoại ngữ tối thiểu, có khả năng diễn giải, chuyển tải nội dung Ví, Giặm sang ngôn ngữ của người bản địa cho khách du lịch quốc tế. Có như vậy khách du lịch mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sức hấp dẫn của loại hình dân ca đặc trưng của xứ Nghệ mà UNESCO đã xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nâng cao năng lực thực hành, quản lý di sản cho cộng đồng dân ca VGNT đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức làm du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng địa phương. Một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của các chương trình du lịch Ví, Giặm chính là
việc khách du lịch được tiếp xúc, trò chuyện với người dân để hiểu về cuộc sống nơi này, nơi đã sản sinh ra loại hình dân ca độc đáo – dân ca Ví, Giặm.
Ngoài ra, quan tâm thích đáng đến các vai trò của các nghệ nhân Ví, Giặm trong việc góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch Ví, Giặm. Ngành du lịch kết hợp với ngành Văn hóa có chính sách ưu tiên, đãi ngộ các nghệ nhân và đội ngũ diễn viên, cán bộ làm công tác bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị dân ca VGNT.