Về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Ví Giặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 95 - 97)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.1. Về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Ví Giặm

Dân ca Ví, Giặm không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, của Việt Nam mà nay nó đã thuộc về cả nhân loại. Việc quản lý di sản này là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư – chủ nhân di sản văn hóa. Vì vậy, đối với hoạt động du lịch, ngành du lịch phải phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa để quản lý một cách hiệu quả di sản.

Thứ nhất, cần thực hiện chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ kinh phí để nhân dân tiếp tục phục hồi và duy trì sinh hoạt văn hóa Ví, Giặm tại các thôn, xóm, tạo cho Ví, Giặm được „sống‟ trong môi trường dân gian của mình. Bên cạnh đó cũng cần coi trọng bảo tồn các nghệ nhân Ví, Giặm. Người nắm giữ kỹ năng cơ bản nhất của di sản Ví, Giặm chính là các nghệ nhân cao tuổi vẫn còn sống ở các làng Ví, Giặm.

Thứ hai, đầu tư có trọng điểm cho các cơ quan, tổ chức liên quan trực tiếp đến bảo tồn và phát triển Ví, Giặm như : Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản Ví, Giặm, trường đào tạo đội ngũ nghệ sỹ (Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nghệ An).

Có chính sách ưu tiên phát triển du lịch Ví, Giặm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá Ví, Giặm cho nhân dân và bạn bè quốc tế. Đó là một trong những cách bảo tồn di sản có hiệu quả. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch, chương trình đưa dân ca vào các hoạt động du lịch như là một điều kiện hoạt động và tiêu chí xếp loại du lịch của địa phương.

Sở du lịch Nghệ An cần phải có một đề án tổng thể và chi tiết gắn dân ca Ví, Giặm với phát triển du lịch. Phát triển du lịch Ví, Giặm phải được nghiên

cứu, định hướng, xây dựng thành kế hoạch, chương trình cụ thể. Làm sao để hoạt động du lịch Ví, Giặm không làm mất đi giá trị truyền thống của Ví, Giặm, không làm cho thương mại hóa Ví, Giặm mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Du lịch Ví, Giặm phải góp phần bảo tồn Ví, Giặm đúng như công ước quốc tế về du lịch: „„Hoạt động du lịch phải được hoạch định sao cho các sản phẩm truyền thống, các ngành nghề thủ công và nghệ thuật dân gian tiếp tục tồn tại và phát triển chứ không phải là làm chúng bị tiêu chuẩn hóa và mai một đi‟‟[6]. Do vậy, công tác quản lý hoạt động du lịch Ví, Giặm phải được quan tâm đúng mức đồng thời phải được ủng hộ, phối hợp chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý di sản.

Thứ ba, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch. Cần thiết thành lập phòng chuyên nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, tổng hợp lưu trữ các thông tin dữ liệu về du lịch Nghệ An. Phối hợp với Ngành văn hóa xây dựng ngân hàng ảnh Ví, Giặm, dữ liệu các làng Ví, Giặm gốc, các cụ nghệ nhân Ví, Giặm,… phục vụ công tác xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch Ví, Giặm có chất lượng.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan Quản lý Nhà nước về du lịch với chính quyền và người dân địa phương. Thực tế cho thấy, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh xuất phát từ cộng đồng. Mọi nội dung, ý nghĩa của di sản dều xuất phát từ cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng và phát triển theo thời gian. Đưa chủ thể sáng tạo sáng tạo văn hóa là cộng đồng vào khai thác là cách hiệu quả nhất góp phần nâng cao nhận thức các giá trị văn hóa truyền thống, họ có thể bổ sung những yếu tố còn thiếu, những nhu cầu mà cộng đồng đang cần, từ đó làm phong phú thêm các sinh hoạt của di sản nhưng vẫn đảm bảo được các giá trị văn hóa từ cộng đồng. Bên cạnh đó, nhà nước, nhất là chính quyền địa phương, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tài chính để duy trì các hoạt động, sinh hoạt của các nhóm, câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm. Từ đó, góp phần tăng cao chất lượng sản phẩm du lịch Ví, Giặm. Do vậy, sở Du lịch Nghệ An phải có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức

các khóa tập huấn, tuyên truyền cho người dân làm du lịch. Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho các khóa đào tạo ngắn hạn như vậy, nhằm khuyến khích động viên đông đảo người dân cùng tham gia. Việc phối hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm du lịch đồng thời sẽ giúp cho cơ quan Quản lý nhà nước nắm rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, tâm tư nguyện vọng của người dân khi tham gia làm du lịch cũng như nắm bắt nhu cầu của du khách để từ đó có những chính sách phát triển, đầu tư cho hoạt động du lịch nói chung và du lịch Ví, Giặm nói riêng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)