1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch
1.2. Di sản văn hóa Ví,Giặm Nghệ Tĩnh
1.2.4. Cáclàn điệu Ví,Giặm Nghệ Tĩnh
1.2.4.1. Làn điệu ví
Hát ví là một đặc sản trong gia tài văn hóa tinh thần của xứ Nghệ, gắn liền với nghề nghiệp, có đủ các loại ví như ví phường vải, ví phường nón, ví phường đan, ví phường củi,... có bao nhiêu nghề nghiệp thủ công thì có bấy nhiêu loại ví đó. Có rất nhiều cách hiểu về thể loại ví, có người cho rằng ví là ví von, so sánh như:
Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Theo GS. Đinh Gia Khánh: “Nhân dân gọi là hát ví, có lẽ hát ví hay dùng lối ví von để trao đổi tình cảm với nhau. Giọng ví von rất gần với giọng
thơ, âm giai và nhịp điệu” [22, Tr.15]. Nếu chỉ hiểu đơn thuần như thế thì đâu
gọi là đặc sản riêng của xứ Nghệ. Vì hát ví như thế thì dân ca Việt Nam ở mọi vùng miền cũng đều có lối ví von và so sánh.
Từ “ví” còn có thể hiểu là tiếng địa phương có nghĩa là “với”. Trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, chúng ta bắt gặp từ này ở một câu thơ có ý nghĩa như vậy: “ Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc” (Độc lập nhớ rẽ về chơi với nhau). Từ “ví” có nghĩa là “với” hoàn toàn phù hợp với hình thức đối đáp giữa nam và nữ của loại dân ca này (hát với nhau). Cũng có ý kiến cho rằng “ví” là “với” và hát ví là hát với, tức bên nam đứng ngoài ngõ, ngoài đường, hát với vào sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám con gái đang cấy lúa ở dưới đồng này “hát với” khu ruộng bên cạnh với đám con trai đang nhổ mạ. Hoặc trong khung cảnh “hát với” giữa núi rừng:
Rõ ràng, nó phù hợp với không gian văn hóa và hình thức trình diễn của lối đối đáp, giao duyên. Cũng là hát đối đáp, nếu ở xứ Nghệ gọi là hát ví thì ở một số nơi lại gọi là hát ghẹo, hát đúm, hát trống quân,... Như vậy, có nhiều
cách hiểu về hát ví và mỗi cách hiểu đều phù hợp với hoàn cảnh và không gian diễn xướng lúc hát. Có thể thấy, chỉ có hát ví được dùng phổ biến ở Nghệ Tĩnh mà không thấy có ở địa phương khác trong cả nước. Nhìn chung, hát ví có những đặc điểm sau:
Khác với hát quan họ ở Bắc Ninh, hát ghẹo ở Phú Thọ và hát cửa đình ở một số nơi khác, nhân dân Nghệ Tĩnh hát ví không cần tính đến thời gian. Quanh năm trên đất Nghệ Tĩnh, lúc nào cũng có thể nghe tiếng hát ví, không hát phường vải thì nghe hát phường củi, phường cấy, phường đan, ví đò đưa khi chèo thuyền trên sông,...
Đặc điểm nổi trội của hát ví, nhất là hát ví phường vải, phường đan,... đó là có sự tham gia của tầng lớp nho sĩ. Phần lớn các nho sĩ này là các tri thức bình dân, xuất thân từ quần chúng lao động, nhưng cũng có người là con nhà dòng dõi, con nhà khoa bảng, có khi là những người có tên trên bảng vàng. Thường tham gia hát ví họ đóng vai trò là “thầy gà”, “thầy bày” cho bên nam và bên nữ. Hát ví đã trải qua một thời gian dài lại có sự tham gia của các nho sĩ nên các câu hát ví vốn được sáng tác theo thể lục bát và lục bát biến thể cũng thêm phần chải chuốt, điêu luyện, thể hiện tình cảm phong phú, phức tạp, nhiều vẻ, nhiều câu mang tính trí tuệ, chơi chữ và có chất “trạng”:
Đã có rêu bởi vì nước đứng Núi bạc đầu bởi tại sương sa Thấy anh em muốn giao ca
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời Thấy anh em muốn trao lời
Sợ chòm mây bạc giữa trời vội tan [43, Tr.80]
Theo các nhà nghiên cứu, nếu phân theo loại hình lao động thì có rất nhiều loại hát ví, nghề nào có loại ví đó. Nếu chia làn điệu theo tình cảm, hát ví cũng tương đối đa dạng như: Ví thương, ví giận, ví ai oán, ví tình cảm,… tức là con người có bao nhiêu cung bậc tình cảm thì có bấy nhiêu loại hát ví.
Nhưng dựa trên tính chất âm nhạc thì hát ví chỉ có một làn điệu, thường gọi là làn điệu hát ví. Khi câu hát ví được cất lên, người nghe có thể cảm nhận nét dí dỏm nhưng ẩn trong đó là nỗi buồn man mác, hát cho người khác thì ít mà hát cho chính mình thì nhiều. Người nghệ sĩ nông dân đã gửi gắm vào trong những lời ca, câu hát biết bao tâm sự, tình cẩm ấp ủ bấy lâu. Ta có thể coi hát ví là những bản tình ca của người lao động, nó gắn bó máu thịt và trở nên quá đỗi thân quen trong sinh hoạt thường ngày của người dân.
Trong hát ví, thanh niên nam nữ đã vượt ra khỏi tầm tư tưởng phong kiến, họ từ làng này sang làng khác, từ vùng nọ qua vùng kia để tìm kiếm bạn hiền, chọn vợ, chọn chồng. Có đến hàng trăm câu ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi những câu hát ấy được lớp thế hệ sau ghi nhớ bởi lời thơ vô cùng bình dị, dễ thuộc, mà cũng rất đồi tài hoa. Hát ví có thủ tục rất chặt chẽ. Thông thường một cuộc hát có ba chặng:
Chặng một: Là các bước hát dạo, hát chào, hát mừng và hát hỏi. Hát dạo là hát khi mới đến, mới dạo qua xem thử có đối tượng để hát, để thăm dò. Khi đã hát dạo xong, ướm chừng hợp tình hợp ý thì bắt đầu bước vào màn hát chào, hát mời. Sau hát mời là hát hỏi. Hát hỏi là để tìm hiểu, thăm dò đối tượng, yêu cầu đối tượng phải giới thiệu về bản thân và bộc lộ tình cảm. Hỏi để thử trí thông minh, sự nhanh trí. Hát dạo, hát chào, hát hỏi cũng là cách bày tỏ thái độ trân trọng, lịch sự của chủ nhà, chủ hội với người đến hát.
Hát chào:
Chào chàng nho sĩ anh tài
Trăng trong bờ liễu, gió ngoài đường mây
Hát mời:
Mời chàng nhẹ gót vào hiên Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người
Mời chàng vô chiếu mà ngồi Thung dung rồi sẽ hiểu lời ra thưa.
Hát hỏi:
Hỏi chàng danh tính thế nào Để khi thưa gửi, đón chào làm quen?
Hỏi chàng quê quán nơi đâu Để khi nhắn gửi mấy câu, cánh hồng?
Chặng hai: Là hát đố, hát đối. Đây là giai đoạn thử thách tài năng của cả bên nam và bên nữ. Hát đố có khi hát đố sách, đố chữ, có khi đố kiến thức về mọi lĩnh vực trong đời sống. Đặc biệt, giai đoạn này thường được đẩy lên kịch tính khi có sự tham gia của các nhà nho với tư cách là “thầy gà” nên câu đố cũng trở nên thâm thúy, hóc búa và đầy thú vị.
Chặng ba: Được xem là chặng quan trọng nhất, có nhiều câu hát hay, gồm: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn. Đây là chặng cuối, khi mà hai bên đã thân thiết, quyến luyến và gắn bó hơn, vậy nên khi sắp phải chia tay để “rạng
ngày ai về nhà nấy” thường khiến cho bước xe kết kéo dài, có khi kéo thâu
đêm suốt sáng với bao nỗi niềm nhớ thương, tiếc nuối.
Ra về để áo lại đây
Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương
Về cách hát, trước khi hát một câu, bên nam hoặc bên nữ phải xướng lên
một câu. Ví dụ như hát phường vải, bên nam gọi bên nữ: “Ơ này, chị em
phường vải ơi!”. Bên nữ thưa: “Ơ, thưa chi!” rồi bên nam mới hát. Cứ thế
cuộc hát cứ lần hồi cho đến khi được đẩy lên đến cao trào, từ đầu hôm đến canh sáng, thậm chí cuộc hát có thể kế tiếp đến ngày hôm sau.
* Một số làn điệu đặc sắc của hát ví:
Ví phường vải: Vùng Nghệ Tĩnh xưa kia là vùng đất có trồng nhiều bông sợi, cũng là nơi có nhiều ví phường vải nổi tiếng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Trường Lưu Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh),…
Hát phường vải là một loại hát ví đặc sắc trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Cũng như các loại dân ca khác, nó là một phương tiện văn nghệ tự
túc của nhân dân, gắn liền với các phưởng vải của các cô gái xứ Nghệ, nhất là các vùng Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu,… (Nghệ An), Nghi Xuân, Kỳ Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà,… (Hà Tĩnh). Hát phường vải mang đậm tính chất trữ tình, thể hiện chiều sâu tâm hồn của người dân qua các thời kỳ lịch sử, đằm thắm trong lời ca và âm điệucó lúc trầm buồn, man mác. Quần chúng nhân dân là những nghệ nhân dân gian, là tác giả của những câu hát phường vải đầu tiên và cũng chính họ là hững người bảo lưu, kế thừa và phát huy vốn hát ví, vốn ca dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê hương.
Hát ví phường vải còn có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa tình cảm vừa thể hiện trí tuệ, nhờ vậy hát ví chính là sự kết hợp giữa những người tri thức với người lao động. Nếu xét về phương diện văn học thì ví phường vải còn là cuộc thi tài đọ sức về văn chương. Tham gia cuộc hát yêu cầu người hát phải nhanh trí và khôn khéo, có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống đầy bất ngờ. Đó cũng là một trong tính cách nổi bật của người Nghệ: Ham học, ham đọ kiến thức, tôn vinh trí tuệ ngay cả trong ca hát. Chính vì thế hát phường vải thu hút đông đảo các nhà trí thức xa gần tụ hội về miền đất ví như Kim Liên (Nam Đàn), Trường Lưu (Can Lộc),… để tham gia sinh hoạt.
Hát ví phường vải đã để lại nhiều áng văn chương hay. Người xứ Nghệ vốn yêu thơ ca, con nhà nông có, con nhà khoa bảng cũng có, khi hát đố sách, đố chữ, có khi hát đố về những vấn đề thực tiễn, như là:
Truyện Kiều anh thuộc làu làu Đố anh đọc được một câu hết Kiều.
Có khi là câu hỏi hóc búa:
Năm con ngựa cột cồn Ngũ Mã Chín con rồng nằm Cửu Long giang
Ví phường vải là một thể vừa định hình vừa không cấu trúc bởi điều gì, thậm chí không cần đến một nhạc cụ nào mà sức sống của nó rất bền lâu, dù canh cửi giờ đây không còn nữa.
Ví đò đưa sông Lam: Đặc điểm của loại ví này chỉ hát trên sông, lúc đò đang đi xuôi hoặc ngược dòng, còn khi neo đậu không ai hát nữa. Khi thuyền trôi trên sông, người chống đò cầm sào đi lên phía mũi thuyền, bỏ sào chống xuống nước, tay cầm dầu sào chống bả vai, rồi lấy sức chống con sào đi ngược với con thuyền, lúc nhổ sào người chống sào đi thong thả về vị trí cũ hết một cội sào, lúc đó họ mới nghỉ ngơi và cất lên tiếng hát. Có lúc người ngồi bên mạn thuyền hát một câu ví tâm tình:
Người ơi! Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh
Thuyền em lên thác xuosng ghềnh
Nước non là nghĩa, là tình ai ơi![18, Tr.65]
Âm điệu của ví đò đưa sông Lam nghe man mác, bao la và đầy sâu lắng. Ngoài ra, trong di sản hát ví còn có ví đò đưa sông La, ví phường cấy, ví trèo non, ví phường đan,...
1.2.4.2. Làn điệu giặm
Hát giặm cũng là một thổ sản đặc biệt của nhân dân Nghệ Tĩnh. Nếu hát ví trong veo, nhẹ nhàng, duyên dáng thì hát giặm lại trầm lắng, chắc khỏe, lộ rõ “chất Nghệ” hết sức độc đáo, tạo được cảm hứng mạnh mẽ cho người nghe. Hát giặm cũng có cả một quá trình phát sinh, phát triển nhưng không gian lại không rộng như hát ví, lưu hành chủ yếu ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh của Hà Tĩnh và Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu của Nghệ An. Giặm có 2 hình thức chủ yếu: Hát giặm nam nữ và hát giặm vè (tức vè sáng tác theo thể hát giặm). Đây là một hình thức dân ca đơn giản, mang dáng dấp hùng dũng nhưng đều đều của một động tác khỏe được lặp đi lặp lại; cũng mang cái chất phác, phóng khoáng của con người thời cổ, hay của con người chốn núi rừng.
Đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về “giặm”. Lâu nay người Nghệ vẫn quen gọi là “hát dặm”. Nếu hiểu “dặm” với tư cách là một danh từ hay một đơn vị đo độ dài (dặm ngàn, dặm trường,...) thì quan điểm xem “dặm” là danh từ gọi tên một thể hát dân ca xứ Nghệ và “hát dặm” từ đó là có lý.
Nhìn chung, cũng như ví, thể loại giặm thường là phương tiện quen thuộc, dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm, tư tưởng riêng của người xứ Nghệ. Về mặt kết cấu, thể giặm có các điểm chú ý sau:
- Cùng với hát ví, nhân dân xứ Nghệ hát giặm quanh năm, không phân biệt xuân hay hạ, thu hay đông, mỗi khi có dịp cùng nhau lao động, gặp gỡ giữa trai với gái là có hát giặm (giặm nam nữ).
- Hát giặm cũng có phường hội, song thủ tục lại không chặt chẽ và bài bản như hát ví, tuy nhiên cũng thường có 3 chặng cơ bản là: Chặng hát dạo; chặng hát đố, hát đối và chặng hát xe kết.
- Về thể thức: Căn bản là khúc hát gồm năm câu, trong đó có một câu láy lại thường điệp cả ý lẫn lời (trừ trường hợp biến dạng)
Hát giặm xứ Nghệ là hình thức hát thô sơ, giọng hát nghe đều đều, nhạc điệu đơn giản. Mỗi lần hát có bài thường có ba đến bốn chục câu và hát theo lối ứng khẩu. Các bài hát giặm thường dễ nhớ, dễ thuộc, có tính tự sự, khuyên nhủ, kể lể, trầm mặc, khuyên răn, có khi còn mang tính hài hước, dí dỏm, châm biếm, lại có cả trữ tình, giao duyên. So với hát ví, hát giặm mang nhiều âm ngữ địa phương như “ mô, tê, răng, rứa, bà tui, bầy choa,…”. Hát giặm có cáclàn điệu: Giặm kể, giặm nối, giặm vè, giặm cửa quyền, giặm ru, giặm xẩm, giặm Lạch Quèn,…
* Giặm có hai hình thức diễn xướng chủ yếu:
Hát giặm vè: là loại sáng tác có sự chuẩn bị về mặt nội dung, có bố cục và được trau truốt về hình thức. Thường do một hoặc một số người sáng tác, được lưu truyền trong làng hay một vài xã. Những bài hay, có giá trị sẽ được phổ biến rộng rãi cho nhiều vùng biết đến. Mục đích của loại sáng tác này
cũng rất phong phú, thường là phương tiện để giáo dục, phê phán những thói hư tật xấu, có tính chất tuyên truyền hay cổ động vấn đề gì đó mang nội dung lịch sử, cách mạng. Cũng có bài có nội dung trữ tình về tình yêu trai gái, tình vợ chồng, tình cha con,...
Hát giặm nam nữ: Lời hát giặm nam nữ do thổ ngữ từng vùng mà hát theo vần tiết của thơ năm chữ và thêm những chữ đệm để lấy đà hoặc lót như:
Rứa mới, rồi, mì, là ơ,... là phương tiện để giao lưu, trao@Z đổi
tình cảm giữa con người với nhau trong mọi không gian, thời gian, các hình thức lao động, nghề nghiệp như dệt vải, đi cày, đi cấy, đi buôn, chèo thuyền, hái củi,... dựa trên các động tác, thao tác của lao động.
Hát giặm gồm có hát nói và hát ngâm. Hát nói tương tự như những câu nói thường tình, có âm tiết, có vần, gây một cảm giác chắc khỏe, đều đều, thế nên, dân gian mới có câu “ Dại nhất ngồi thổi tù và, thứ hai ngồi hát giặm”.
Để đỡ phần khô khan, giọng hát ngâm trở thành phần thứ yếu của hát giặm, phát triển từ hát nói.
Ôm lấy cam tiếc quýt Ôm lấy bưởi tiếc bòng Ôm lấy thị tiếc hồng
Ôm lấy nồi đất tiếc nồi đồng Ôm lấy con gái tiếc mẹ dòng Lạ chi cái thó đàn ông
Muốn ôm lắc đi cả
Muốn vơ quàng đi cả [18,Tr.79]
Trong các cuộc hát, đoạn hát, người hát phải tự xử lý sắc thái, giọng điệu để thể hiện phần hát của mình. Hắt giặm nam nữ thường có phường, có cuộc,