1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch
2.1. Thị trƣờng khách du lịch văn hóa Ví,Giặm Nghệ Tĩnh
2.1.1. Tiềm năng thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế
Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng. Đến với Nghệ An không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương, Diễn Châu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ. Trong những năm gần đây, Nghệ An thực sự trở thành điểm đến của thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế.
Với những thị trường truyền thống là các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là từ thủ đô Hà Nội có xu hướng bão hòa, Nghệ An đã xác định những thị trường mới cho mình đầy tiềm năng như các tỉnh Tây Nguyên qua đường bay Vinh – Pleiku (Gia Lai); Vinh – Buôn Ma Thuột (Đăk Lak); Vinh – Liên Khương (Lâm Đồng), hay các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ( Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận),…
Xuất phát từ điều kiện vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, du lịch Nghệ An xác định thị trường khách quốc tế trong những năm tới đó là:
Thị trường ASEAN là thị trường khách trong khu vực đầy tiềm năng do điều kiện đi lại dễ dàng, có các yếu tố văn hoá, lịch sử tương đồng, trong đó trọng tâm là khách Việt kiều ở Lào, Đông Bắc Thái Lan về thăm thân hay kết hợp du lịch; khách các nước khác đi du lịch Lào, Thái Lan (nước thứ 3); khách du lịch từ Singapore, Malaixia đi bằng đường bộ hoặc xe caravan đến Việt Nam qua các cửa khẩu.
Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: Đây là thị trường khách quốc tế đến Việt Nam có tỷ trọng lớn nhất (xấp xỉ 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới, trong đó đối với du lịch Nghệ An sẽ tập trung cho các thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường khách có khả năng chi trả cao nhưng cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du lịch có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường. Đối với Nghệ An sẽ từng bước đầu tư khai thác thị trường khách từ Pháp, Nga, Đức…
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường khách du lịch Thái Lan, Lào – 2 thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Nghệ An lâu nay đang có chiều hướng giảm sút, du lịch Nghệ An định hướng phát triển thị trường khách Trung Quốc. Trung Quốc là một trong ba nước có số lượng người đi du lịch lớn nhất thế giới, số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và nếu làm tốt thì đây sẽ là thị trường rộng lớn cho du lịch Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện chưa thống kê được cụ thể số lượng khách Trung Quốc trong bức tranh tổng quan khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch xác định đây là thị trường khách tiềm năng.
2.1.2. Thực trạng thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế
Thị trường khách du lịch nội địa là thị trường có ý nghĩa quyết định đối với phát triển du lịch Nghệ An trước mắt và lâu dài. Đối tượng khách là cán
bộ và nhân dân cả nước về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tắm biển Cửa Lò, trong đó trọng tâm là Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.
Sau vinh danh, di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được cơ quan quản lý nhà nước có nhiều động thái để di sản được tuyên truyền rộng rãi đến với du khách nhiều hơn. Khách du lịch nội địa thường thưởng thức dân ca Ví, Giặm thông qua các chương trình biểu diễn tại các điểm tham quan du lịch (Khu di tích Kim Liên, khu du lịch Cửa Lò) hay đến với các lễ hội đầu xuân (Lễ hội đền Quả Sơn – Đô Lương), hoặc cũng có thể nghe hát dân ca theo chương trình tham quan trên sông Lam bằng du thuyền.
Khu di tích Kim Liên – Nam Đàn thu thút lượng khách nội địa đáng kể của du lịch Nghệ An. Nằm trên trục đường 46, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 15km, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với triệu triệu người dân Việt Nam bởi nơi đây lưu giữ những kỷ niệm về gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Kim Liên được thành lập từ năm 1956 và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Hàng năm, Khu di tích Kim Liên đón gần 2 triệu lượt khách tham quan và nghiên cứu.
Ngoài khu di tích Kim Liên, Cửa Lò cũng là điểm nhấn khi nói đến du lịch Nghệ An. Với lợi thế bãi biển dài, nước trong mát, môi trường xanh, sạch, đẹp, con người thân thiện và mến khách, Cửa Lò (Nghệ An) đang ngày càng có sức hấp dẫn lớn với du khách trong và ngoài nước. Năm 2017, tổng lượng khách đến thị xã Cửa Lò là 2 triệu 470 ngàn lượt khách, đạt 136% so với kế hoạch, trong đó khách lưu trú là 1 triệu 410 ngàn lượt.
Hội tụ giá trị lịch sử, văn hóa, tự nhiên với nhiều di tích, danh thắng, đặc sản, thành phố Vinh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Thời gian qua, thành phố đã phát huy nội lực “biến” tiềm năng thành các loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng và ngày càng hấp dẫn du khách. Năm 2017, tổng số khách du lịch đến thành phố Vinh đạt 1.950.000 lượt, số lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.105.000 lượt.
Theo thống kê của sở du lịch Nghệ An, lượng khách nội địa đến Nghệ An đã tăng lên đáng kể, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Lượng khách nội địa đến Nghệ An
TT Tên chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 Ƣớc TH 2018 1 Khách có lưu trú Nghìn lượt 3.224 3.147 3.741 4.074
2 Khách đi trong ngày Nghìn lượt 1.881 1.840 2.109 2000 3 Tổng số khách du lịch nội địa Nghìn lượt 5.105 4.987 5.850 6.074 (Nguồn: Sở du lịch Nghệ An)
Nhìn chung thị trường khách du lịch nội địa đi du lịch ở Nghệ An chủ yếu với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, học tập, nghiên cứu. Chưa có một sự thống kê cụ thể về lượt khách tham gia nghe hát dân ca tại các điểm du lịch cũng như tại các nhà hàng, khách sạn có biểu diễn dân ca Ví, Giặm.
Với nhiều lợi thế trong phát triển du lịch như tài nguyên du lịch, vị trí giao thông thuận lợi, hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt để hấp dẫn khách du lịch, trong đó có khách du lịch quốc tế nhưng lượng khách quốc tế đến với Nghệ An không nhiều. Hiện nay, du lịch Nghệ An phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng tăng trưởng thiếu vững chắc, lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng thấp, mức chi tiêu của khách du lịch còn rất hạn chế; tính hấp dẫn và đa dạng của sản phẩm du lịch chưa có cải thiện rõ nét.
Nghệ An có lợi thế có đường biên giới giáp nước Lào. Trong những năm trở lại đây, du lịch đường bộ qua các nước Lào, Campuchia, Thái Lan đang có
những bước phát triển nhất định, lượng khách du lịch đường bộ qua các cửa khẩu miền Trung ngày càng tăng. Tuy nhiên, tính mùa vụ du lịch của Nghệ An là rất rõ rệt và đây cũng chính là đặc điểm chung của các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra. Mùa cao điểm của du lịch Nghệ An thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm. Vào thời điểm này, thời tiết nắng nóng phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, là loại hình du lịch chính ở Nghệ An. Đây cũng là mùa cao điểm của khách du lịch nội địa.
Nhận xét chung: Như vậy, lượng khách du lịch của Nghệ An trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên rõ rệt. Mục đích chính là tham quan, tìm hiểu nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hóa như Khu di tích Kim Liên, đền Ông Hoàng Mười, … và khách du lịch nghỉ dưỡng tại Cửa Lò, Bãi Lữ,…Có thể nói, Nghệ An thu hút lượng khách như trên là do tỉnh phát huy lợi thế của mình trong hoạt động phát triển du lịch. Quốc lộ 1A nối Nghệ An với các tuyến “ con đường di sản”, nối Nghệ An với thủ đô Hà Nội – thị trường lớn của cả nước. Công tác khôi phục, phát triển, quảng bá dân ca Ví, Giặm được đầu tư. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng được phục chế, tôn tạo, các lễ hội có biểu diễn dân ca Ví, Giặm được tăng cường công tác tổ chức,… vì vậy đã thu hút lượng khách tăng dần trong những năm qua.
Tuy nhiên, có thể thấy, số lượng khách du lịch nghe dân ca Ví, Giặm chưa được nhiều, thời gian tham quan rất ngắn, chủ yếu là đi trong ngày.