Điều kiện phát triển du lịch di sản văn hóa Ví Giặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 95)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

3.1. Các căn cứ đề xuất

3.1.3. Điều kiện phát triển du lịch di sản văn hóa Ví Giặm

Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Cơ cấu hành chính của Nghệ An gồm 20 huyện, thành phố, thị xã với 473 xã, phường và thị trấn trong đó có 244 xã, thị trấn miền núi. Nghệ An có địa hình dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt với đỉnh núi cao nhất là Puxalaileng tại Na Ngoi - Kỳ Sơn cao 2711m, thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành. Cấu tạo địa hình của tỉnh có thể chia làm 3 vùng: núi, đồi và đồng bằng, trong đó vùng đồi núi chiếm 83% diện tích toàn tỉnh. Nguồn tài nguyên tự nhiên của Nghệ An phong phú đa dạng bao gồm hải đảo, sông

ngòi, rừng, núi, hang độni hình du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, thể thao, leo núi…g, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng còn giữ được vẻ hoang sơ, rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

Bên cạnh đó, Nghệ An còn được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng với hệ thống di tích lịch sử, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội và thơ ca, hò, vè…nhiều về số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức đã góp phần tạo nên kho tàng văn hoá độc đáo, hấp dẫn.

Nghệ An có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay, cảng biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam với biển Đông qua các cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ. Đó là lợi thế rất quan trọng để mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế và phát triển du lịch với các nước trong khu vực.

Những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước đổi thay nhanh chóng, kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, nâng cấp và phát triển. Nhiều tuyến đường giao thông tiếp cận các khu du lịch trọng điểm của tỉnh được đầu tư xây dựng, nhất là đối với khu vực ven biển. Sân bay Vinh được nâng cấp đủ khả năng đón máy bay lớn hơn ; hệ thống bưu chính viễn thông, điện, cấp thoát nước ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa.

Nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng được quan tâm đầu tư xây dựng và bảo tồn tôn tạo, trong đó một số công trình như Dự án Bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ, đền thờ vua Quang Trung, chùa Đảo Ngư, … đã hoàn thành đưa vào hoạt động trở thành những điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn đối với du khách và nhân dân cả nước.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng quê, đô thị. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 549 cơ sở lưu trú với 12.043 phòng, 22.487 giường, trong đó có 4 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao và gần 50 khách sạn 1 – 2 sao. Toàn tỉnh có 26 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 09 đơn vị lữ hành quốc tế, 17 đơn vị lữ hành nội địa [Nguồn : Sở du lịch Nghệ An]

Sản phẩm du lịch, dịch vụ từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng với trọng tâm là du lịch văn hóa lịch sử gắn với lễ hội và tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, trong đó Khu di tích Kim Liên, Bãi biển Cửa Lò đã trở thành điểm đến hấp dẫn và là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả thiết thực, tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, du lịch gắn với các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước để quảng bá hình ảnh Nghệ An đến với du khách và nhân dân cả nước. Hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong nước, trong khu vực ngày càng được mở rộng.

Đội ngũ lao động có bước trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống trường có đào tạo nghề du lịch phát triển khá nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện.

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng tăng trưởng nhanh và hiệu quả ngày càng rõ. Tổng lượng khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 14,4%/ năm, tổng doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 23,7%/năm. Riêng năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn do lạm phát kinh tế toàn cầu, du lịch Nghệ An vẫn đạt mức tăng trưởng khá, tổng lượng khách du lịch đạt 2,95 triệu lượt, trong đó có trên 98.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu dịch vụ du lịch toàn ngành đạt 1.317 tỷ đồng, bằng 130% so với năm 2010, trong doanh thu khách quốc tế

đạt 17 triệu USD. Hoạt động du lịch cũng tạo việc làm cho gần 13.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trên địa bàn. [Nguồn : Sở du lịch Nghệ An]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 95)