Về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Ví Giặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 101 - 104)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.5. Về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Ví Giặm

Bản thân dân ca Ví, Giặm, văn hóa Ví, Giặm là hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên đề Ví, Giặm trở thành một sản phẩm du lịch, một loại hình du lịch thì cần rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận.

* Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Vi, Giặm. Trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường khách du lịch, đồng thời tìm hiểu phát hiện những giá trị mới đặc sắc của Ví, Giặm, cần nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch Ví, Giặm phù hợp.

Phát triển loại hình du lịch lễ hội gắn với dân ca Ví, Giặm. Xây dựng và phát triển một số di tích và lễ hội gắn với vùng du lịch văn hóa để phát triển du lịch Ví, Giặm như: Di tích quốc gia đặc biệt, Khu lưu niệm “Quê hương, thời niên thiếu và hai lần về thăm quê” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Lễ hội làng Sen; Thành Phượng Hoàng Trung đô, đền Quang Trung trên núi Dũng Quyết, Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ, đền Nguyễn Xí, đền Vạn Lộc gắn với lễ hội sông nước và mùa du lịch biển Cửa Lò; Di tích và lễ hội đền và miếu mộ Vua Mai gắn với du lịch mùa xuân dọc sông Lam; Di tích và lễ hội đền Cuông gắn với du lịch mùa xuân vùng ven biển; Di tích và lễ hội đền Cờn gắn với du lịch mùa xuân vùng ven biển; …

Trong số đó phải nói đến lễ hội làng Sen, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5). Bắt đầu từ „Liên hoan ca khúc chính trị hát về Bác Hồ‟ do tỉnh Nghệ Tĩnh tổ chức ngày sinh nhật Bác 19/5/1981 đã hình thành „Liên hoan Tiếng hát làng Sen „ toàn quốc năm 1982. Từ đó liên hoan (sau đó được

nâng cấp thành „ Lễ hội làng Sen‟) đã được tổ chức hàng năm đối với tỉnh Nghệ An và 5 năm một lần tổ chức với quy mô toàn quốc (vào năm chẵn), nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5. Thời gian qua, Lễ hội Làng Sen đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Nghệ An, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Hàng năm vào thời điểm diễn ra Lễ hội Làng Sen, tại khu Di tích Kim Liên và Quảng trường Hồ Chí Minh có từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng bào và du khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia các hoạt động lễ hội. Với những lợi thế nhất định như vậy, việc triển khai hoạt động hát dân ca Ví, Giặm tại khu di tích này cực kỳ có hiệu quả, không chỉ thỏa mãn nhu cầu du khách mà còn tạo được hiệu ứng tích cực khi mà một trong những hạn chế của lễ hội Làng sen là phần hội có phần hơi nghèo nàn. Mặc dù lễ hội Làng Sen có ý nghĩa vô cùng to lớn như vậy nhưng chưa thực sự đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch. Lễ hội Làng Sen mới chỉ được đầu tư trên góc độ văn hóa mà chưa chú trọng đến yếu tố du lịch. Nói đến du lịch ngoài yếu tố tài nguyên du lịch là yếu tố ban đầu, cơ bản thì không thể không nói tới yêu cầu quan trọng của yếu tố dịch vụ.

Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thưởng thức Ví, Giặm : Loại hình này cần phải được ưu tiên phát triển hàng đầu. Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần có sự mạnh dạn trong việc đưa các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân ca Ví, Giặm vào chương trình của công ty mình, biến những chi tiết phụ trở thành điểm thu hút chính đối với du khách. Phải có sự phối hợp với địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch tạo nên một hệ thống: Công ty tìm nguồn khách – cơ sở kinh doanh giới thiệu nghệ thuật dân ca Ví, Giặm đến du khách – địa phương hỗ trợ để những họat động trên phát triển một cách đồng bộ có hiệu quả và phải có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Doanh nghiệp du lịch là người trực tiếp phục vụ khách, do vậy sẽ hiểu rõ nhất tâm lý, mong muốn của khách. Doanh nghiệp du lịch phối hợp với Nhà nước đầu tư tại các điểm du lịch có biểu diễn dân ca Ví, Giặm để

đón khách. Ví dụ, thiết kế không gian biểu diễn, trang phục biểu diễn: Không gian dùng để biểu diễn cần phải thoáng đãng, thoải mái, tạo sự thích thú cho du khách. Không cần cầu kỳ trong cách sắp xếp bố cục sân khấu, giúp cho khán giả và người nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn có sự gần gũi và gắn kết với nhau trong suốt buổi biểu diễn. Bên cạnh đó, cần biên soạn chương trình hát dân ca phù hợp với môi trường, đối tượng thật cụ thể, chọn lọc; kết hợp linh hoạt dân ca VG với dân ca các vùng miền và nhạc hiện đại trong tổng thể hoạt động du lịch (các điểm tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, trong hành trình đến các điểm...). Nội dung các bài ca nên có sự thay đổi cho phù hợp với hiện thực cuộc sống. Bên cạnh những bài ca đã được công nhận do những nghệ nhân để lại, nên có những đổi mới để thu hút nhiều đối tượng du khách. Các chương trình phải thật sự có chất lượng, chiều sâu, mang tính dân tộc. Tuy nhiên phải đòi hỏi sự gần gũi và dễ hiểu, dễ cảm nhận. Hay nên có những chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn dân ca Ví, Giặm. Hiện nay những nghệ nhân, nghệ sỹ biễu diễn vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ xứng đáng với công sức của họ. Điều đó cũng gây khó khăn cho những người trực tiếp tham gia biểu diễn và góp phần tạo sự thu hút đến du khách.

Phát triển du lịch hội nghị, hội thảo: Du lịch hội nghị, hội thảo không phải mới mẻ ở Việt Nam thì đối với Nghệ An hầu như chưa phát triển. Với mục tiêu xây dựng Thành phố Vinh trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí và phân phối khách du lịch của tỉnh, của vùng để thu hút khách du lịch hội nghị, hội thảo, khách thương mại, công vụ. Để đạt được diều đó, Nghệ An cần triển khai các biện pháp như xây dựng thêm các khách sạn cao sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phòng họp, hội nghị đạt chuẩn, hệ thống bưu điện, viễn thông, ngân hàng,… thuận tiện. Và khi du lịch hội nghị, hội thảo phát triển sẽ tạo điều kiện để Ví, Giặm được trình diễn.

Xây dựng các chương trình du lịch chuyên biệt về dân ca Ví, Giặm: Song song với giải pháp phục hồi các phường hát và không gian diễn xướng DCVGNT truyền thống tại một số làng dân ca Ví, Giặm là giải pháp thiết kết

các chương trình du lịch chuyên biệt cho khách du lịch khi đến Nghệ An muốn nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm. Ngoài việc được tìm hiểu về dân ca Ví, Giặm thì khách còn được trải nghiệm với những không gian văn hóa mang đặc trưng riêng xứ Nghệ.

* Đa dạng hóa hàng lưu niệm cho khách du lịch. Có thể nói đây, hiện nay Nghệ An chưa có hàng lưu niệm dành cho khách du lịch, có chăng thì cũng chỉ là những mặt hàng quá đơn giản, không tạo được nét đặc thù riêng của mình. Tỉnh Nghệ An cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho ngành du lịch nghiên cứu, đầu tư sản xuất mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Chẳng hạn, tại một số điểm du lịch như Cửa Lò, Quê Bác,… có thể thiết kế những hình ảnh có các nghệ nhân hát dân ca được in ấn trên một số vật phẩm để bán cho khách du lịch như móc chìa khóa, các ly uống nước, hay đơn giản là trên các quạt giấy phục vụ khách vào những ngày nắng nóng có hình ảnh của dân ca,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 101 - 104)