Đánh giá chung: Tiềm năng, thực trạng và điều kiện phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 81 - 86)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

2.6. Đánh giá chung: Tiềm năng, thực trạng và điều kiện phát triển du

lịch di sản văn hóa Ví Giặm Nghệ Tĩnh

2.6.1. Về tiềm năng phát triển du lịch di sản văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

“Cái đã làm cho dân ca Nghệ Tĩnh dù có nhiều thách thức và thăng trầm vẫn có được sức sống lâu bền như vậy là do dân ca Nghệ Tĩnh có giá trị nhân văn sâu sắc; có giá trị nghệ thuật độc đáo, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa địa phương”. Như vậy, có thể khẳng định dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một di sản có giá trị, được xem là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng của du lịch Nghệ An nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Là một loại hình nghệ thuật diễn xướng có tính phổ biến và tính xã hội cao với những giá trị và đặc tính riêng của nó, sau khi được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Ví, Giặm đã trở nên nổi tiếng trong nước và bạn bè quốc tế. Dân

caVí, Giặm đang dần trở thành một “đặc sản” du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch Nghệ An và đưa dân ca vào hoạt động du lịch để trở thành một sản phẩm mang đặc trưng riêng, là một trong những chủ trương của tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện.

2.6.2. Về thực trạng phát triển du lịch di sản văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Trong những năm qua, dân ca Ví, Giặm đã được Nghệ An xem là một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quan trọng. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã tiến hành khai thác để tạo nên những sản phẩm du lịch dân ca Ví, Giặm mang đặc trưng riêng của Nghệ An. Tuy nhiên,qua thực tế triển khai việc đưa dân ca Ví, Giặm vào du lịch đã không cho ta một kết quả thành công như mong đợi. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung ở mấy vấn đề sau. Thứ nhất, ý tưởng chưa độc đáo. Thứ hai, chuẩn bị và triển khai hời hợt, thiếu tính chuyên nghiệp. Thứ ba, thiếu nguồn lực. Bên cạnh đó, việc khai thác và biến dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thành một sản phẩm du lịch một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc.

2.6.3. Về điều kiện khai thác, phát triển du lịch di sản văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Nghệ Tĩnh

Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt, non nước hữu tình, hội đủ các điều kiện tự nhiên – xã hội để phát triển du lịch, trong đó có du lịch di sản văn hóa Ví, Giặm.Trong những năm qua, du lịch Nghệ An đã tạo được vị trí nhất định trong thị trường du lịch Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng với tiềm năng du lịch vô cùng phong phú, đa dạng. Du khách về với Nghệ An không chỉ để tắm biển Cửa Lò, hành hương về quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn được nghe Ví, Giặm- di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Trong những năm qua, chính quyền và ngành du lịch tỉnh đã có những chủ trương, chiến lược và thực hiện việc phát triển du lịch dân ca Ví, Giặm bằng việc đầu tư, khai thác các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạncó biểu diễn dân ca Ví, Giặm, Tuy nhiên, việc đầu tư chưa đồng bộ, thiếu tính sáng tạo. Ngoài trình diễn

Ví, giặm tại Khu di tích Kim Liên, các nhà hàng cũng chưa thể đưa Ví, Giặm vào biểu diễn lịch cố định dù đã có khách sạn lập CLB ví, giặm (như Sài Gòn – Kim Liên ) để phục vụ hội nghị hoặc đoàn khách yêu cầu

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là sản phẩm tinh thần của bao đời của người dân xứ Nghệ, nó mang đậm giá trị văn hóa địa phương. Đây cũng là một yếu tố vừa là lợi thế vừa là thách thức khi nó là sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách. Thị trường khách du lịch lựa chọn sản phẩm này sẽ có tính chọn lọc hơn, sẽ tập trung nhiều vào nhóm khách hàng là những người con xa quê, những người thực sự muốn tìm hiểu về văn hóa người Nghệ.

2.6.4. Những kết quả đạt được

Phải nói rằng việc khai thác giá trị di sản Ví, Giặm vào hoạt động du lịch bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm qua, Nghệ An đã chủ động triển khai một số biện pháp thiết thực đem lại hiệu quả cho bản sắc du lịch Nghệ An, trong đó có loại hình du lịch Ví, Giặm.

Trước hết công tác bảo tồn di sản văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã đem lại những kết quả quan trọng. Nhờ có nỗ lực bảo tồn từ các cấp chính quyền Trung ương, địa phương và từ phía người dân – chủ nhân của di sản văn hóa Ví, Giặm, mà Ví, Giặm được khôi phục, giữ gìn. Nhờ vậy mà hoạt động du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản dân ca Ví, Giặm mới có thể phát triển.

Thứ hai, công tác đầu tư phát triển loại hình du lịch Ví, Giặm cũng được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm, chú trọng. Từ việc triển khai kế hoạch hỗ trợ các 5 doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về nguồn lực, về nhân sự đủ khả năng để thiết kế các chương trình du lịch mang tính chuyên sâu quảng bá đầy đủ những giá trị nghệ thuật của loại hình dân ca này.Hay ngay chính từ phía các đơn vị tổ chức cũng chưa có sự nghiên cứu bài bản về không gian diễn xướng, tạo dựng sân khấu,… và đặc biệt doanh nghiệp chưa nhận được các chương trình cụ thể và thiết thực từ các sở, ngành, đơn vị liên quan... để đưa dân ca Ví, Giặm đến với du khách.

Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động du lịch Ví, Giặm vẫn còn bỏ trống. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và doanh nghiệp đều chưa chú trọng đến việc xúc tiến hình ảnh du lịch Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Điều này không chỉ thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp … mà có thể thấy trước mắt là trong các tập gấp, tờ rơi thiếu hẳn thông tin về Ví, Giặm, hoặc có chăng thì chỉ là những thông tin chung chung, không đầy đủ, các tư liệu, tài liệu về dân ca chưa được biên soạn hệ thống và quảng bá rộng rãi như là một sản phẩm du lịch. Ngoài ra, cộng đồng người dân cũng không được tập huấn kỹ năng làm du lịch, nhận thức về vai trò của hoạt động du lịch Ví, Giặm của người dân còn rất thấp.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Ví, Giặm còn hạn chế. Nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt của các ngành kinh tê, đặc biệt là ngành kinh tế dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ngành du lịch Nghệ An vừa yếu vừa thiếu. Du lịch Ví, Giặm họ thiếu những hướng dẫn viên, thuyết minh viên am hiểu về Ví, Giặm và có đủ trình độ ngoại ngữ để chuyển tải cho khách du lịch. Nhận thức của người dân về phát triển du lịch Ví, Giặm cần phải được tuyên truyền, nâng cao. Cán bộ của ngành du lịch phải được đòa tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.

Mặc dù đã triển khai biểu diễn dân ca tại điểm du lịch, tại các nhà hàng, khách sạn nhưng việc các đơn vị tổ chức cũng gặp rất nhiều khó khăn như từ phía nghệ sĩ, đội ngũ nghệ sĩ dân ca Ví, Giặm thiếu tính chuyên nghiệp, đang chủ yếu phục vụ cho các chương trình lớn của tỉnh, không sẵn sàng cho các hoạt động bên ngoài, các câu lạc bộ khó tập hợp đủ nhân lực để biểu diễn nhóm thường xuyên, do tính chất công việc riêng của họ.

Như vậy, để dân ca ví, giặm đến được với du khách, cần một “đầu tàu” để kết nối giữa các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ với các nghệ nhân, các câu lạc bộ dân ca ví giặm và cải tiến khu vực biểu diễn hiện thời một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Việc khai thác di sản văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không thể không gắn kết với các hoạt động du lịch khác của tỉnh Nghệ An, vì khi xây dựng một tour du lịch thì bao giờ cũng phải phối hợp các dạng tài nguyên du lịch khác nhau, các dịch vụ du lịch đa dạng để tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Cho đến nay, cũng chưa có một thống kê cụ thể nào về việc đầu tư, phát triển sản phẩm, thị trường khách của loại hình du lịch Ví, Giặm nói riêng. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu, phân tích thực trạng phát triển du lịch Ví, Giặm, tác giả dựa trên số liệu, kết quả phát triển du lịch nói chung của tỉnh Nghệ An (số liệu từ năm 2015 đến nay)

Luận văn cố gắng làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại của khai thác Ví, Giặm hiện nay vào hoạt động du lịch của tỉnh Nghệ An. Qua đó, có thể thấy rõ, mặc dù du lịch khai thác di sản Vi, Giặm khá hấp dẫn nhưng đến nay nó mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Du lịch khai thác di sản Ví, Giặm cần được tăng cường đầu tư, quy hoạch, quản lý. Trên cơ sở đó, đặt ra nhiệm vụ cấp thiết của việc đưa ra các mục tiêu chiến lược, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác di sản văn hóa Ví, Giặm trong hoạt động du lịch.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNHPHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 81 - 86)