Về xúc tiến du lịch văn hóa Ví Giặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 104 - 136)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.1 .Vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.6. Về xúc tiến du lịch văn hóa Ví Giặm

Cần thiết xây dựng một chiến lược xúc tiến du lịch cho tỉnh Nghệ An, trong đó có du lịch gắn với các giá trị di sản dân ca Ví, Giặm.

Tổ chức các hoạt động xúc tiến một cách hiệu quả, chất lượng:

Đa dạng hóa các ấn phẩm, vật phẩm về hình ảnh của dân ca Ví, Giặm để xúc tiến du lịch. Như kinh nghiệm du lịch của Malaisia trong việc quảng cáo tuor du lịch cho thấy những hình ảnh độc đáo luôn tạo ấn tượng đặc biệt đối với khách du lịch. Đôi khi khách không có thời gian để đọc nội dung nhưng hình ảnh thì dễ dàng tiếp cận nhất. Cần biên soạn, sản xuất các ấn phẩm liên quan đến du lịch - DCVG, như: tranh ảnh, sách báo, băng đĩa và các sản phẩm khác (in ấn công phu, đẹp) phổ biến, quảng bá ở các tuor du lịch, các điểm du lịch. Đó là những thông điệp đầu tiên gửi đến du khách, nhưng có ý nghĩa lớn đến việc quyết định đi tour của khách.

Mặt khác, đặc biệt chú ý đến vấn đề ngôn ngữ của ấn phẩm xúc tiến. Có thể dịch ra một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, ngoài ra có thể dịch thêm tiếng Lào, tiếng Thái - 2 thị trường khách quốc tế thường xuyên của Nghệ An. Tuy nhiên việc biên tập cần được kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác cao.

Tuyên truyền, quảng bá du lịch dân ca Ví, Giặm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, dân ca Ví, Giặm mới chỉ xuất hiện trên phương tiện truyền thông ở góc độ văn hóa, sở du lịch Nghệ An tăng cường phối hợp với đài truyền hình trung ương, đài truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục giới thiệu các tuor, các điểm du lịch có trình diễn dân ca Ví, Giặm, cung cấp thông tin cho khách.

Tăng cường thông tin về du lịch Ví, Giặm qua mạng internet. Trên trang web du lịch Nghệ An nên có chuyên mục riêng về Ví, Giặm, thường xuyên cập nhật bổ sung dữ liệu các điểm đến, các lễ hội có trình diễn dân ca Ví, Giặm. Các thông tin phải được dịch ra tiếng Anh.

Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tham gia các hội nghị, hội thảo, roadshow, ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài,… do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch tổ chức nhằm tranh thủ điều kiện quảng cáo cho du lịch Nghệ An nói chung và hình ảnh du lịch Ví, Giặm nói riêng.

Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Nghệ An với những „đặc sản‟ riêng. Từ kinh nghiệm phát triển du lịch của nhiều địa phương cho thấy, mỗi địa phương đều có thế mạnh phát triển du lịch riêng do vậy không nên phát triển đồng loạt các loại hình du lịch ở một địa phương, mà thay vào đó, mỗi địa phương chuyên sâu về một sản phẩm du lịch. Những địa phương khác tập trung phát triển loại hình du lịch khác, do vậy sản phẩm du lịch sẽ không bị trùng lặp gây nhàm chán cho khách du lịch. Ở Việt Nam, hiện tượng lặp lại, bắt chước nhau xây dựng các sản phẩm du lịch là phổ biến. Hiện tượng tại các

tỉnh khu vực bằng sông Cửu Long, đâu đâu cũng du lịch miệt vườn sông nước; các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, hầu như tỉnh nào cũng xây dựng thật nhiều khu resort để phát triển du lịch biển ; tại các tỉnh Bắc Bộ thì du lịch lễ hội là phổ biến,… vì thế, khi khách đến một tỉnh thì không cần đến những tỉnh tiếp theo. Do vậy không nối tour của khách.

Rút kinh nghiệm từ những địa phương khác, Nghệ An nên xây dựng thương hiệu riêng cho mình trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên du lịch địa phương. Trên cái nền của những lợi thế và tiềm năng về tự nhiên và con người, Nghệ An còn có những đặc sản độc đáo, riêng có, như: phong tục, ẩm thực, sản vật, cùng với dân ca Ví, Giặm. Tất cả châu tuần lại, tích hợp thành một nguồn lực mạnh, thương hiệu hấp dẫn, đủ sức thu hút đầu tư và du khách.

Tiểu kết chƣơng 3

Theo định hướng phát triển du lịch Nghệ An, di sản Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng, cần nghiên cứu để phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Tiếp thu kinh nghiệm phát triển du lịch dựa trên các loại hình nghệ thuật diễn xướng của một số tỉnh, xác định những thế mạnh và những vấn đề tồn tại của thực trạng khai thác di sản văn hóa Ví, Giặmhiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp về công tác tổ chức, quản lý, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, về nghiên cứu thị trường, xây dựng phát triển sản phẩm và về xúc tiến quảng bá du lịch Ví, Giặm.Những giải pháp đưa ra bao gồm cả những giải pháp mang tính chất vĩ mô, lâu dài và có những giải pháp vi mô, mang tính chất tác nghiệp, thực hiện trước mắt. Cần căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của tỉnh để triển khai một số giải pháp ưu tiên, không nhất thiết và cũng không có khả năng đồng loạt thực hiện tất cả các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Được khơi nguồn từ cuộc sống, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, được sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với những không gian quen thuộc, sông núi, xóm làng,…với những ca từ giản dị, mộc mạc, đầy thổ ngữ nhưng không kém phần tinh tế, súc tích, sâu lắng.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử ví, giặm Nghệ Tĩnh đã tồn tại và gắn bó với người dân xứ Nghệ như máu thịt, ăn sâu vào tính cách của họ, in đậm tâm hồn, cốt cách của con người xứ Nghệ, có sức sống lâu bền, là di sản quý trong kho tàng văn hóa của người Việt Nam. Năm 2012, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2014, và giờ đây nó không còn là tài sản riêng của những người con xứ Nghệ mà là là tài sản chung của cả nhân loại.

Phát huy tiềm năng, lợi thế vị trí địa – văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú để tạo bước phát triển đột phá cho du lịch, Nghệ An đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Nghệ An. Phát triển sản phẩm du lịch Ví, Giặm là một trong những hướng đi đúng đắn với mục tiêu. Sau vinh danh, dân ca Ví, Giặm càng thể hiện hơn nữa vai trò của mình trong chiến lược phát triển chung của du lịch Nghệ An. Được xem là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng, và đang dần trở thành sản phẩm chuyên

biệt, đặc trưng của du lịch Nghệ An, góp phần hình thành thương hiệu điểm đến của tỉnh, những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác giá trị di sản Ví, Giặm chính là cách để giới thiệu Ví, Giặm đến với bạn bè trên thế giới nhiều hơn, đồng thời cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Nghệ An, tăng khả năng cạnh tranh du lịch trong nước cũng như quốc tế. Với tiềm năng to lớn như vậy songviệc khai thác di sản này phục vụ du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu.

Du lịch Nghệ An, bên cạnh những thành công, những kết quả nổi bật trong thời gian vừa qua, vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngành du lịch mới chỉ chú trọng khai thác cái thiên tạo, cái sẵn có (Cửa Lò mới chỉ dừng lại hoạt động tắm biển, nghỉ ngơi, ăn uống) mà chưa chú ý đầu tư nâng cấp, thiếu nơi vui chơi, giải trí; sản phẩm du lịch nghèo nàn và bắt đầu có xu hướng có những lựa chọn thay thế;đội ngũ làm du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp; sự phối hợp (từ cơ quan quản lý đến các công ty du lịch) chưa đồng bộ, thụ động; chương trình nội dung các tour du lịch còn cứng nhắc, thiếu tính hấp dẫn; công tác quảng bá các đặc sản, sản phẩm của địa phương chưa được chú trọng khai thác... Để khắc phục được những hạn chế đó, thiết nghĩ, cần phải có chủ trương và xây dựng kế hoạch lâu dài, bài bản, thống nhất và sự phối hợp của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị. Trước mắt, du lịch Nghệ An cần có những biện pháp làm mới sản phẩm khi mà thị trường đang dần bão hòa.Và sản phẩm du lịch Ví, Giặm cần được quan tâm nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, phát triển du lịch tỉnh nhà là cần thiết.

Làm sao để những làn điệu dân ca Ví, Giặm lan tỏa mạnh mẽ và vượt khỏi phạm vi địa phương, có cơ hội vươn mình ra thế giới để có thể quảng bá di sản dân tộc độc đáo của văn hóa xứ Nghệ như là một sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của du lịch Nghệ An. Điều này không đơn giản. Bởi việc khai thác dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh như là sản phẩm du lịch đang gặp những khó

khăn nhất định. Những hạt nhân nòng cốt (các nghệ nhân, những người am hiểu và hát được dân ca) mai một dần; việc trao truyền cho các thế hệ sau, cho lớp trẻ chưa liên tục và bài bản; không gian diễn xướng nguyên bản của nó đã bị thay thế bằng hình thức sân khấu hóa; các tư liệu, tài liệu về dân ca chưa được biên soạn hệ thống và quảng bá rộng rãi như là một sản phẩm du lịch; các CLB dân ca hoạt động chủ yếu là tự giác, tự nguyện mà chưa được đầu tư kinh phí và chương trình hoạt động chưa phong phú; sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ, chặt chẽ, ,v.v...

Như vậy, sản phẩm du lịch Ví, Giặm đã có những cơ hội để khẳng định vị trí của mình trên thị trường du lịch Nghệ An nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Trong tương lai, sản phẩm này có thể có những triển vọng đáng kể cho du lịch tỉnh nhà, như:

Là sản phẩm du lịch văn hóa góp phần làm phong phú, đa dạnghóa sản phẩm khi mà du lịch Nghệ An đang trở nên đơn điệu, nghèo nàn.

Là một sản phẩm du lịch văn hóa có thể thay thế khi mà du lịch tìm về với tự nhiên trở nên nhàm chán, chưa tạo được điểm nhấn về chất lượng dịch vụ.

Là một sản phẩm du lịch văn hóara đời phù hợp với thời đại hội nhập, toàn cầu hóa khi mà các quốc gia trên thế giới luôn có ý thức và muốn chứng tỏ việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Với những đóng góp nhỏ bé của luận văn, tác giả hy vọng những nghiên cứu trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Nghệ An, góp phần vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị di sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Chung Anh (1958), Hát Ví Nghệ Tĩnh, NXB Văn Sử địa, Hà Nội

2. Nguyễn Ngọc Ất (2014), Sự biến đổi và sức sống của dân ca ví,

giặm xứ Nghệ, Kỷ yếu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã

hội đương đại (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh), NXBNghệ An, Nghệ An

3. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (trên dẫn liệu ngôn ngữ), NXB Nghệ An, Nghệ An

4. F.Boas, Primitive Minds(1921), Trí óc của người Nguyên Thủy,

Ngô Phương Lan dịch.

5. Bộ văn hóa Thể thao và du lịch (2013), Hồ sơ ứng cử quốc gia vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Bản tóm tắt),

Nguồn: Sở văn hóa - thể thao Nghệ An, Nghệ An

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Các điều ước quốc tế về

văn hóa,thể thao và du lịch, Nguồn: Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

7. Nguyễn Đổng Chi (2010), Địa Chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh,

NXB Nghệ An, Nghệ An

8. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1961), Hát Giặm Nghệ Tĩnh,

Tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội

9. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1962), Hát Giặm Nghệ Tĩnh,

Tập 2, NXB Khoa học, Hà Nội

10.Nguyễn Đức Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc

11.Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa – con người với thiên

nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12. Chính phủ (2002), Nghị định 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều luật Di sản, Nguồn: Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch

13.Chính phủ (2007), Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều luật Di sản, Nguồn: cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

14.Cục di sản Văn hóa (2005), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa,

NXB Thế giới, Hà Nội

15.Cục di sản Văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa, NXB Thế giới, Hà Nội

16.Dân ca xứ Nghệ (2002), 30 năm sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh,

NXB Sân khấu, Hà Nội

17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XII, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Võ Hồng Hải (2014), Ví, giặm - hành trình từ thổ sản vùng miền

đến di sản văn hóa nhân loại. WWW.baotroxahoihatinh.vn/vi/.../Vi-giam-

hanh-trinh-tu-tho-san-vung-mien-den-di-san-van-hoa-nhan-loai. Truy cập ngày 27/11/2014 10:28

19.Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát

triển du lịch (trên cơ sở khảo sát địa bàn tỉnh Hưng Yên), Luận án tiến sỹ văn

hóa học: 62.31.73.01, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam

20.Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Đặc trưng ngôn ngữ hát phường vải

trong sự đối sánh với Hát giặm Nghệ Tĩnh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh

21.Lê Tài Hòe (2013), Nghệ An toàn chí tập VIII, Phong tục tập quán xứ

22.BíchHuệ (2017), Dân ca ví, giặm, đặc trưng du lịch xứ Nghệ. baotintuc.vn › Kinh tế/dan-ca-vi-giam-dac-trung-du-lich-xu-nghe. Truy cập ngày 26/02/2017

23.Nguyễn Phạm Hùng (2012), Hát Dậm Quyển Sơn, một sản phẩm du

lịch văn hóa độc đáo của Hà Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3.

24.Nguyễn Phạm Hùng (2013), Xây dựng điểm du lịch văn hóa Nguyễn Du - Hồng Lam trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa Nguyễn Du và

không gian văn hóa Hồng Lam, trong Đại thi hào Nguyễn Du và không gian

văn hóa Hồng Lam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

25.Nguyễn Phạm Hùng (2015), Then, sản phẩm du lịch độc đáo, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11, năm 2015

26. Nguyễn Phạm Hùng (2016), Văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

27.Đào Việt Hưng (1998), Hát Ví Nghệ Tĩnh, NXB Âm nhạc, Hà Nội 28. Đinh Gia Khánh (1997), Thử tìm hiểu cơ sở xã hội của văn hóa dân

gian Nghệ Tĩnh, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội

29.Vũ Ngọc Khánh (1997), Văn hóa truyền thống xứ Nghệ và hướng phát triển trong thời đại mới, Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

30.Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc,

NXB Xây Dựng, Hà Nội

31.A.L. Kroeber và Kluckhohn (1952), Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa, Vintage Books, A Division of

Random House, New York,

32.Trần Thị Lan (2014), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác giá trị di sản văn hóa ví, giặm nghệ tĩnh phục vụ phát triển du lịch (Trang 104 - 136)