Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Tổng quan về làng nghề ở huyện Văn Lâm
4.1.3. Tình hìn hô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bànhuyện Văn Lâm
Vấn đề môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm hiện nay có nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm môi trường trong các làng nghề của Văn Lâm. Qua thực tế điều tra người sản xuất và người dân trong làng nghề đều rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các làng nghề với mức độ nặng nhẹ khác nhau: có những làng nghề môi trường bị ô nhiễm nhẹ, có những làng nghề bị ô nhiễm nặng, thậm chí có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tại huyện Văn Lâm
Làng nghề Tổng mẫu điều tra Mức độ ô nhiễm Nhẹ Trung bình Nặng Số lượng (%) CC Số lượng (%) CC Số lượng (%) CC Tái chế nhựa 25 1 4,00 4 16,00 20 80,00 Làm đậu phụ 25 3 12,00 10 40,00 12 48,00 Đúc đồng 25 7 28,00 7 28,00 11 44,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở huyện Văn Lâm qua quá trình điều tra sơ bộ phỏng vấn trực tiếp người dân tại 3 LN nghiên cứu cho tay thấy: Mức độ ô nhiễm môi trường ở làng tái chế nhựa – Minh Khai được đánh giá nặng nhất chiếm 80%, hầu hết người dân đều đánh giá môi trường tại điểm nghiên cứu đã ô nhiễm nặng, một số nơi vượt ngưỡng chịu đựng của con người. Tiếp đến là làng nghề làm đậu phụ - Xuân Lôi mức độ ô nhiễm môi trường ở làng nghề được đánh giá nặng chiếm 48,00%. Mức độ ô nhiễm đánh giá thấp nhất tại làng nghề đúc đồng - Lộng Thượng, mức đánh giá không có sự chênh lệch nhiều so với 2 hai làng nghề trên do người dân tại đây cho rằng chất thải của làng nghề có thể khuếch tán và phân hủy theo thời gian nên tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm nặng ít hơn so với làng nghề tái chế nhựa, làm đậu phụ tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khá cao so với mẫu điều tra chung.
a. Môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước tại các LN trên địa bàn huyện Văn Lâm xảy ra ở cả nước thải, nước mặt và nước ngầm. Tùy theo loại hình sản xuất mà đặc trưng ô nhiễm môi trường nước cũng khác nhau về mức độ và loại hình nước bị ô nhiễm.
Bảng 4.3. Lượng nước thải ở các cơ sở làng nghề
Làng nghề
Tổng lượng nước thải (m3/hộ/tháng)
Nước thải sinh hoạt Nước thải SX ngành nghề m3/hộ/ tháng Tỉ lệ (%) m3/hộ/ tháng Tỉ lệ (%) Tái chế nhựa - Minh Khai 1250 25 2 1225 98
Làm đậu phụ- Xuân Lôi 680 28 4,12 625 91,9 Đúc đồng – Lộng Thượng 980 32 3,3 948 96,7
Tổng 2910 85 6,3 2798 93,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Môi trường nước ở các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Đặc biệt là ở nhóm làng nghề làm đậu phụ và làng nghề Tái chế nhựa Minh Khai.
Làm đậu phụ là một ngành có nhu cầu nước rất lớn.Mỗi tháng một hộ gia đình làm nghề thải ra môi trường khoảng 1000 m3 nước chưa qua xử lý, loại nước thải này giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải này hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh: sông, ngòi, ao, hồ... Môi trường nước gần các cơ sở làm nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thôi bốc lên gây khó chịu cho các hộ gia đình lân cận.
Báo động nhất hiện nay là ô nhiễm môi trường nước mặt tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai. Mỗi ngày có hàng nghìn m3 nước thải trược tiếp ra các thủy vực. Quy trình tái chế rác từ phế liệu trải qua nhiều công đoạn phân loại sản phẩm. Loại nào không sản xuất được người ta vứt ra môi trường xung quanh. Sau đó cho rác được chọn vào máy giặt sạch bằng xà phòng, nước tẩy javel. Toàn bộ nước thải sẽ được tống ra hệ thống cống rãnh làng, chứ không qua bất kỳ một khâu xử lý nào khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Đa số người dân làng Khoai (thôn Minh Khai) đều dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Đây là mối nguy hiểm tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
b. Môi trường đất
Môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn phát ra trong quá trình sản xuất như vỏ, xơ, bã nguyên liệu hay xỉ than. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm khoảng 123 nghìn tấn, trong đó có 101 nghìn tấn chất thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và phần lớn số này tập trung ở các làng
nghề. Tại làng nghề làm đậu phụ, hầu hết các chất thải của làng không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương rãnh ao hồ xung quanh, mùi hôi thối nồng nặc, không khí của các lò đốt bằng than từ các làng nghề với các khí thải độc, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ra các ao hồ, mương rãnh gần khu sản xuất đã làm cho môi trường khuvực ô nhiễm trầm trọng.
Bảng 4.5. Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất
STT Làng nghề
Khối lượng chất thải sinh hoạt
(tấn/năm) Khối lượng chất thải sản xuất(tấn/năm) Diện tích bãi chôn lấp (ha) 1 Tái chế nhựa 3056 122.000 3,28 2 Làm đậu phụ 1137 23.000 0,37 3 Đúc đồng 4807 18.000 0,5
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm (2017)
Môi trường đất tại làng nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là do nước thải và chất thải rắn, làm đất bị thoái hóa, giảm năng suất cây trồng. Nếu chất thải rắn như xỉ than, và các phế liệu thải bỏ rải rác khắp làng mà chưa có biện pháp thu gom và xử lý thì sẽ gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng đất, nhưng thực tế chất lượng môi trường đất tại các làng nghề được khảo sátchưa thấy rõ dấu hiệu bị suy giảm. Tại một số vị trí quan trắc đất tại làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (đồng, chì).
c. Môi trường không khí
Nhóm LN gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng là LN tái chế nhựa do nguồn gây ô nhiễm từ hơi hóa chất và khí thải lò đốt. Trong khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường như: CO2, SO2, CO, NO2 và bụi.
Bảng 4.6.Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh LN tái
chế nhựa – Minh Khai
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 5937:2005 TCVN
KBT1 KBT2 KBT3
1 Bụi Mg/m3 1.21 1.1 0.18 0.3
2 SO2 Mg/m3 0.8 0.9 0.35 0.35
3 NO2 Mg/m3 0.5 0.47 0.41 0.2
4 CO Mg/m3 28 34 31 30
Nguồn: Đặng Kim Chi, làng nghề Việt Nam và môi trường - Làng nghề tỉnh Hưng Yên
Ghi chú:Kết quả được quy về điều kiện (0*C, 760 mmHg)
KBT1: Đầu hướng gió
KBT2: Cuối hướng gió BT3: Cuối hướng gió
Ở các làng nghề làm đậu phụ, tái chế nhựa môi trường không khí bị ảnh hưởng do mùi phân hủy từ lượng rác thải khổng lồ không qua xử lý. Dẫn đến nồng độ H2S, NH3, CH4 đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó, sức khỏe của người công nhân cũng bị ảnh hưởng đáng kể do không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Hơi dung môi phát sinh trong quá trình làm hạt nhựa cũng trong tình trạng tương tự, tuy nhiên nó chỉ gây ô nhiễm cục bộ ngay tại khu vực sản xuất chứ không phát tánđi xa.
Bảng 4.7. Chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề
Tên LN Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) HCl (mg/m3) Cl (mg/m3) Tái chế nhựa 5,14 13 3,2 2 1,99 0,71 Làm đậu phụ 4,1 8,02 2,5 1,67 2,1 0,8 Đúc đồng 4,12 9,45 2,6 2,2 1,97 0,615
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Văn Lâm (2017)
- Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu ở loại hình LN: tái chế nhựa. Tiếng ồn từ các máy làm hạt nhựa, máy tiện, máy sản xuất,… Tại các vị trí này tiếng ồn đo đều vượt 85dB. Do đặc thù LN nên nơi sản xuất và nhà ở liền nhau, điều này làm cho người dân và gia đinh phải chịu đựng tiếng ồn cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lê tới 78 dB, vượt quá tiêu chuẩn cho phép tiếng ồn trong khu dân cư (Tiêu chuẩn xây dựng 175:1990, mức tiếng ồn tương đương cho phép là từ 22h-6h: 40dB; từ 6h – 22h: 55dB). Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa nhà, mức tiếng ồn lên tới 80-82 dB.
Bảng 4.8. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn tại LN tái chế nhựa
TT Vị trí Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió Độ ồn (Db) Leq Lmax Lmin 1 K1 25.0 80.3 2.31 51.7 58.2 48 2 K2 24.0 86.0 3.25 66.1 78.1 51.8 3 K3 24.9 77.4 3.44 60.2 65.8 55