Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 53 - 56)

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

100 100 100

1. Nông nghiệp 5,7 5,3 4,1

2. Công nghiệp, Xây dựng 81,72 81,83 81,51

3. Dịch vụ thương mại 12,58 13,15 14,39

Cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm năm 2017 thể hiện những nét đặc trưng của một huyện có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ công nghiệp, xây dựng và dịchvụ khá cao, trong khi tỷtrọng nông nghiệp thấp(chiếm 4.1%).

Khu công nghiệp Như Quỳnh và khu công nghiệp Phố Nối A đã đi vào hoạt động, là hai khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, đây là hướng phát triển có tính bền vững, lâu dài theo đặc thù của một huyện công nghiệp của tỉnh HưngYên.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong QLMT làng nghề của huyện Văn Lâm

Thuận lợi

Vị trí của tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi về giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, phát triển ngành nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng, cụ thể:

- Tận dụng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nghề, làng nghề như: chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh, đồ gỗ…

- Thuận lợi trong việc tiếp cận được với sự phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất, tập quán sản xuất lạc hậu.

- Đất đai của tỉnh tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các ngành nghề, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.

- Lực lượng lao động của tỉnh dồi dào và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

- Là huyện có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên, gần Thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế lớn của cả nước; có đường quốc lộ 5A và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuận lợi cho việc giao lưu với các thành phố, có khả năng thu hút vốn,công nghệ trong và ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội.Là một trong các vùng kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên, kinh tế phát triển tăng nhanh, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo môi trường hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng như liên doanh, liên kết. Đặc biệt là sự phát huy vốn tự có của địa phương như: các làng nghề truyền thống, những sản phẩm đặc sản ngày càng phát triển mạnh cả về

quy mô và chất lượng. Nền kinh tế trong huyện đi vào ổn định có sự tăng trưởng khá, bước đầu đã có tích luỹ, có nhiều khả năng để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bànhuyện.

Khó khăn, thách thức

- Lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng chưa cao, nhất là lao động trong lĩnh vực ngành nghề ở khu vực nông thôn, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp…đây là khó khăn không nhỏ đối với việc thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề.

- Do vị thế gần thủ đô Hà Nội, nên các sản phẩm ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng Yên cũng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của Hà Nội.

- Chưa phát huy hết tiềm năng của một huyện có vị trí giáp thủ đô Hà Nội, việc xử lý chất thải, bãi tập kết rác thải còn nhiều bất cập; vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động chưa qua đào tạo còn gặp khókhăn; một số nơi do chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp quá nhiều dẫn đến lượng lao động dư thừa không có việc làmcòn nhiều bất cập, đời sống chưa thật sự đảmbảo.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Căn cứ vào sự phát triển của làng nghề và thực tế các hoạt động quản lý trên địa bàn huyện Văn Lâm, đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 làng nghề: Tái chế nhựa (thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh); làm đậu phụ (thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù) và đúc đồng (thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng). Đây là những làng nghề ở những ngành khác nhau, đều là những làng nghề có mức độ ô nhiễm caoảnh hướng tới môi trường đất, không khí, nước, và có cách thức quản lý, tác động đến môi trường theo mức độ khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu những làng nghề trên sẽ cho thấy được khái quát về tình hình quản lý môi trường làng nghề của cả huyện Văn Lâm.

3.2.2. Thu thập thông tin

a. Số liệu thứ cấp

Bao gồm toàn bộ các văn bản, tài liệu, số liệu, v.v... đã được công bố về/hoặc liên quan địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn: số liệu chính thức đã được công bố qua website, ấn phẩm như niên giám thống kê, báo cáo hội thảo, báo cáo thường niên, đề án, công trình nghiên cứu của các sở, ban, ngành cơ quan liên quan tại địa phương: UBND huyện, phòng TN&MT, phòng Nông nghiệp, các phòng tham mưu cho UBND huyện khác và cơ quan

quản lý cấp xã,.... Phương pháp sử dụng: dùng các công cụ/phương pháp cụ thể của điều tra thống kê và của PRA như: phỏng vấn, thảo luận nhóm…

Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Lâm, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người.

- Các báo cáo về các chương trình, dự án quản lý môi trường làng nghề ở huyện Văn Lâm, các chính sách về đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề của huyện Văn Lâm.

b. Số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)