Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Tổng quan về làng nghề ở huyện Văn Lâm
4.1.1. Đặc điểm làng nghề ở huyện Văn Lâm
Các làng nghề ở Văn Lâmhết sức đa dạng và phong phú về ngành nghề, nhưng chủ yếu là các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, và chế biến nông sản thực phẩm.
Sự phân bố các làng nghề trên địa bàn huyện không đồng đều giữa các xã, tập trung đông làng nghề là xã Tân Quang, xã Đình Dù, xã Lạc Đạo; các xã còn lại đều không có hoặc có 1 làng nghề.
Bảng 4.1. Tình hình phân bố làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm
Địa phương Số làng nghề
Phân bố theo ngành kinh tế NN, CBNSTP CN, TTCN Xây dựng Thương mại Xã Lạc Hồng 0 Xã Đình Dù 4 4 Xã Trưng Trắc 1 1 Xã Tân Quang 5 3 2 TT Như Quỳnh 2 1 1 Xã Chỉ Đạo 1 1 Xã Lạc Đạo 3 3 Xã Minh Hải 1 1 Xã Đại Đồng 1 1 Xã Lương Tài 0 Xã Việt Hưng 0 T 18 12 6
Nguồn: Phòng Kinh tếhạ tầng, TN&MT, Nông nghiệp huyện (2017)
Việc phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề cũng chưa hợp lý. Hầu hết các xưởng sản xuất đều nằm trong hoặc xen kẽ với khu dân cư, tại nhiều hộ gia đình cơ sở sản xuất đồng thời là nơi sinh hoạt hàng ngày. Tiếp đến là việc tập trung quá nhiều địa điểm sản xuất ở một khu vực trong làng nghề. Việc phân bố bất hợp lý gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Bảng 4.2. Các làng nghề ở huyện Văn Lâm
STT Tên xã Tên làng nghề Ngành nghề sản xuất chính
1 Tân Quang
1. Nghĩa Trai Dược liệu 2. Ngọc Loan May da
3. Trí Trung May da
4. Bình Lương Bóng bì, Nem chua 5. Thọ Khang Bóng bì, Nem chua 2 Đình Dù
6. Xuân Lôi Đậu phụ
7. Ngải Dương Bún bánh
8. Thị Trung Giò chả, bún bánh
9. Đình Dù Giò chả
3 Lạc Đạo
10. Thôn Ngọc Mộc
11. Thôn Cầu Cơm nắm muối vừng
12. Đoan Khê Rượu
4 Chỉ Đạo 13. Đông Mai Tái chế trì 5 Đại Đồng 14. Lộng Thượng Đúc Đồng 6 Như Quỳnh 15. Minh Khai Tái chế nhựa
16. Hành Lạc Rượu
7 TrưngTrắc 17. Ngọc Lịch Dược Liệu 8 Minh Hải 18. Thanh Khê Mây tre đan
Nguồn: Phòng Kinh tế, TN&MT, Nông nghiệp huyện (2017)
Văn Lâm có 86 làng, khu phố thuộc địa bàn 11 xã, thị trấn, trong đó có 18 làng nghề được UBND Hưng Yên công nhận làng nghề. Trong tổng số 18 làng nghề được công nhận, có 5 làng nghề truyền thống và 13làng nghề mới, hầu hết các địa phương đều có làng nghề, tuy nhiên làng nghề phát triển tập trung ở các địa phương trung tâm của huyện; một số làng nghề còn phát triển theo phong trào, quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, công nghệ sản xuất còn giản đơn, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao động không đồng đều; hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thông tin thị trường, vốn và kỹ thuật thiếu, hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến công chưa cao. Theo kết quả điều tra thông kê, hiện nay trên địa bàn có tổng số 5.272 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, tổng số lao động có 7.512 lao động (Chi cục thống kê huyện, 2017).
Hiện nay các làng nghề và doanh nghiệp trong làng nghề vẫn đang duy trì, mở rộng hoạt động, điều đó có tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực cũng như công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, qua đó góp phần ổn định và
từng bước nâng cao đời sống của nông dân trong huyện. Tuy nhiên lực lượng lao động của huyện vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là số học sinh sau các cấp học phổ thông không có điều kiện để học tiếp và lao động cơ học vẫn đang chiếm số lượng lớn; tỷ lệ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn cao. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, dạy nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện.