Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng quản lý môi trường làng nghề ở Văn Lâm
4.2.1. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý mô
Từ thực trạng môi trường tại các LN trên địa bàn huyện, cụ thể tại 3 LN trên đặt ra vấn đề QLMT đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật về QLMT LN đã ban hành phát huy được những gì trong ngắn hạn và dài hạn nhằm phát triển LN về kinh tế mà vẫn đảm bảo các tiêu chí môi trường. Trên thực tế, các phương tiện, công cụ và bộ máy thực hiện QLMT LN đáp ứng được đến đâu yêu cầu bức thiết về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại các LN trên địa bàn huyện. Những vấn đề trên đặt ra thực trạng QLMT LN trên địa bàn huyện Văn Lâm trên sáu nội dung: ban hành văn bản quy phạm pháp luật QLMT LN; quy hoạch phát triển hệ thống LN; phân cấp quản lý nhà nước về BVMT LN; tổ chức thực hiện các hoạt động QLMT LN; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT LN và đánh giá chung về công tác quản lý môi trường LN.
4.2.1. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý môi trường làng nghề trường làng nghề
Các chính sách BVMT của Văn Lâm đã đưa ra những quy định về bảo vệ môi trường nói chung đồng thời dùng để vận dụng cho quản lý bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Tuy nhiên, đánh giá tổng quát cho thấy hệ thống luật pháp về BVMT làng nghề trên địa bàn tỉnh Văn Lâm còn bộc lộ nhiều tồn tại, cụ thể:
Một là, chưa có chính sách chuyên biệt về BVMT đối với làng nghề.
Mặc dù trong Quy chế BVMT được UBND huyện ban hành năm 2001,
sửa đổi, bổ sung trong các năm 2006, 2011, 2016 hoạt động BVMT làng nghề cũng đã được đề cập nhưng còn quá chung chung, chưa cụ thể hoá, các quy định văn bản chỉ dừng lại ở việc nên thế này phải thế kia, tính hiệu lực không cao. Các văn bản của UBND huyện về BVMT sau này cũng chỉ là những biện pháp tình thế, chưa đảm bảo được tính hiệu quả lâu dài, chưa thống nhất cho riêng khu vực làng nghề. Tính đến thời điểm hiện tại, UBND huyện với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa ban hành một chính sách chuyên biệt nào cho hoạt động BVMT ở các làng nghề.
Hai là,thiếu lồng ghép vấn đề BVMT vào trong các chính sách phát triển KTXH.
Các chính sách phát triển kinh tế- xã hội hiện hành của Văn Lâm còn thiếu các quy định kèm theo về công tác BVMT. Sự thiếu hụt này ở Văn Lâm biểu
hiện ngay cả trong các văn bản quan trọng mang tính định hướng chiến lược của huyện. Đây là một tồn tại lớn trong việc thể chế hoá công tác BVMT cần phải khắc phục để BVMT có một cơsở pháp lý trong việc triển khai thực hiện.
Bảng 4.9. Các văn bản, chính sách bảo vệ môi trường của huyện Văn Lâm
STT Tên văn bản Cơ quan ban
hành Nội dung Ngày có
hiệu lực 01 Nghị quyết số 06/2016/NQ- HĐND HĐND huyện Văn Lâm
Ban hành quy chế bảo vệ môi trường và quản lý hệ thống giao thông, cống rãnh trong huyện. 26/5/2016 02 Nghị quyết số 08/2016/NQ – HĐND HĐND huyện Văn Lâm
Thông qua phương án mở
rộng phát triển làng nghề. 21/7/2016 03 Nghị quyết số 13/2016/NQ – HĐND HĐND huyện Văn Lâm
Thông qua phương án thu quỹ VSMT và phí BVMT, quản lý giao thông.
27/9/2016 04 Nghị quyết số 18/2016/NQ – HĐND HĐND huyện Văn Lâm
Thông qua quy chế bảo vệ
môi trường sửa đổ 28/12/2016 05 Nghị quyết số 19/2016/NQ – HĐND HĐND huyện Văn Lâm
Phê chuẩn phương án thực hiện công tác VSMT năm 2017
28/12/2016
06 Kế hoạch số
28/KH-UBND UBND huyện
Về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện
28/6/2016
07 Đề án số
02/ĐA-UBND UBND huyện
Về quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện năm 2011-2015, định hướng đến năm 2020
16/3/2011
08 Hướng dẫn số
02/HD-UBND UBND huyện
Về ký cam kết bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư, trong đó có phần kế hoạch BVMT làng nghề.
28/3/2016
Nguồn: Báo cáo của Văn phòng HĐND huyện Văn Lâm (2016)
Ba là, tính hiệu lực thực thi của các văn bản về BVMT thấp.
biến tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản này tại các làng nghề không được chú trọng. Hầu hết người dân trong các làng nghề ở Văn Lâm đều không nắm được những quy định, những chế tài về BVMT. Không những thế, ngay cả đội ngũ những nhà quản lý ở cấp xã, thậm chí ngay cả cấp huyện cũng gặp phải tình trạng này. Mọi người đều không biết mình đang phải thực hiện những luật lệ, quy định về BVMT của chính địa phương mình và do đó họ hết sức bàng quan trước tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra. Điều này cho thấy các văn ban quy chế về BVMT chưa thực sự đi vào cuộc sống của người dân, tính hiệu lực pháp lý còn thấp, chỉ mang tính hình thức, chung chung, miễn sao có chứ chưa tính đến hiệu lựccủa nó đến đâu, tác dụng đến mức nào.
Bảng 4.10. Công tác triển khai các văn bản về BVMT làng nghề
Nội dung Cán bộ đồng ý
(n=18)
Tỷ lệ
(%)
1. Tính phù hợp của văn bản triển khai so với thực tế
Rất phù hợp 3 16,67
Phù hợp 15 83,33
Không phù hợp 0 0
2. Sự chồng chéo của các văn bản triển khai xuống cơ sở
Thường xuyên chồng chéo 0 0
Thỉnh thoảng chồng chéo 4 22,23
Không chồng chéo 14 77,77
3. Thời gian để thực hiện các văn bản triển khai xuống cơ sở
Thường xuyên gấp 4 23,23
Phù hợp 12 66,66
Thỉnh thoảng gấp 2 11,11
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Bên cạnh việc ban hành các văn bản quản lý thực hiện thì công tác triển khai các văn bản nhằm thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề cũng là rất quan trọng.
Bảng 4.10 cho ta thấy về cơ bản các văn bản được triển khai xuống cơ sở là phù hợp với thực tế tại các địa phương (83,33%). Các văn bản cũng không có sự chồng chéo với 77,77% ý kiến được hỏi đồng ý, chỉ có 22,23% cho rằng thỉnh thoảng chồng chéo, trao đổi với các cán bộ về vấn đề này được biết nguyên nhân
là do một số văn bản của các cấp, ngành triển khai yêu cầu cung cấp số liệu tương tự nhau nên gây sự chồng chéo, khiến cán bộ huyện, xã phải tổng hợp nhiều lần. Đối với thời gian các văn bản triển khai xuống cơsở chỉ có 11,11% số cán bộ được hỏi cho rằng văn bản triển khai thỉnh thoảng gấp, điều này cũng dễ hiểu khi mà một số văn bản của thành phố do yêu cầu tổng hợp gấp để báo cáo cấp trên, cán bộ phòng TNMT các huyện chủ yếu là kiêm nghiệm, công việc nhiều nên khi văn bản triển khai xuống họ không có đủ thời gian để triển khai xuống cơ sở và tổng hợp báo cáo.