Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề
2.2.1. Thực trạng quản lý môi trường làng nghề tại một số quốc gia trên thế giới
thế giới
a. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề của Trung Quốc
Là một quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỷ người), trong những năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, bảo vệ môi trường là việc lớn, làm cho dân giàu, nước mạnh, đất nước ổn định và liên quan tới an ninh môi trường của nhà nước. Thực chất của bảo vệ môi trường tức là bảo vệ sản xuất. Phải thiết lập, hoàn thiện cơ chế quyết sách tổng hợp về môi trường và phát triển, cán bộ địa phương phải đích thân nắm bắt và chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường. Tăng cường việc quản lý và giám sát thống nhất môi trường, tăng thêm vốn đầu tư cho BVMT, khuyến khích công chúng tham gia công tác BVMT. Phải kiên trì song song phòng chống việc gây ô nhiễm và bảo vệ sinh thái. Kinh
nghiệm từ thực tế kiểm soát nạn ô nhiễm môi trường cho thấy: chính quyền Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn và kiên quyết đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trung Quốc đã đóng cửa và xóa sổ hơn 84.000 doanh nghiệp nhỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trên 90% trong số 238.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm đã đạt tiêu chuẩn chất thải chủ yếu. Đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp đăng ký mới, luật pháp Trung Quốc yêu cầu phải giải trình về các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Đối với hệ thống văn bản pháp luật về BVMT: hiện nay, Trung Quốc đã ban hành 6 bộ luật về BVMT, 10 văn bản pháp luật về tài nguyên và hơn 30 đạo luật BVMT, công bố hơn 90 quy tắc BVMT, ấn định 430 tiêu chuẩn BVMT quốc gia, 1.020 văn bản pháp quy BVMT địa phương.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường: giáo dục BVMT ở Trung Quốc đã được đưa vào nội dung giáo dục nghĩa vụ 9 năm, hoạt động xây dựng nhà trường xanh và cộng đồng trung cư xanh đã có ảnh hưởng xã hội ngày càng to lớn. Trung Quốc khuyến khích công chúng tham gia BVMT, đặt đường dây điện thoại tố giác những người có hành vi xâm phạm môi trường mang số 12369. Tăng cường việc công bố thông tin môi trường, lần lượt dự báo và công bố chất lượng không khí mỗi ngày của 47 thành phố quan trọng, mỗi tuần thông báo về chất lượng nước mặt sông, ra thông báo về tình hình chất lượng môi trường cả nước trong 1 năm nhân ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm.
(Nguyễn Việt Sáng (2006), “Tăng cường quản lý nhà nước nhằm giải
quyết vấn đề ô nhiễm để thúc đẩy phát triển bền vững các làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc
dân- Hà Nội).
b. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề của Hà Lan
Hà Lan Hà Lan lại áp dụng một cơ chế mang tính phân chia trách nhiệm quản lý. Tại quốc gia mà phần lớn diện tích dưới mực nước biển này, chất lượng môi trường nói chung, môi trường LN nói riêng được quản lý chủ yếu thông qua một hệ thống cấp phép do nhiều luật về môi trường qui định. Trách nhiệm cấp phép và đảm bảo được phân chia qua ba cấp độ quản lý: trung ương, cấp tỉnh, và cấp làng (tạm dịch từ municipality1). Theo đó, cấp trung ương chịu trách nhiệm về các nhà máy điện hạt nhân và các lò xử lý chất thải hóa học; cấp tỉnh chịu trách
nhiệm cấp phép cho các cơ sở công nghiệp lớn như các nhà máy hóa chất, vốn là các nguồn ô nhiễm chính. Cấp làng thì chịu trách nhiệm chính về các công ty.
Ba cấp độ quản lý này phân định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cấp và thường phối hợp với nhau trong nhiệm vụ của mình, trong đó chính phủ thường cung cấp các nguồn lực ban đầu về tài chính, kĩ thuật, nhân sự để trợ giúp cho các cấp quản lý bên dưới. Mục đích chính là để làm sao chuyển giao càng nhiều càng tốt trách nhiệm thi hành cho cấp làng.
Trong việc phân chia vai trò, chính phủ trung ương đóng vai trò thiết lập ra các ưu tiên nhưng có tham khảo với các cấp tỉnh và làng. Mỗi một làng sẽ chịu trách nhiệm về việc xử lý các vi phạm xảy ra trong địa hạt của mình. Cấp làng sẽ chịu trách nhiệm trước các hội đồng cấp làng và Ban Thanh tra Bảo vệ Môi trường, và được trợ giúp về tài chính từ chính phủ. Để khắc phục gánh nặng cấp phép cho bất kì cơ sở sản xuất nào có tác động tới môi trường của cơ quan cấp làng, Hà Lan cũng đã tiến hành sửa đổi, theo đó với các cơ sở sản xuất thủ công thì sẽ được điều chỉnh bằng những qui định chung ở cấp trung ương. Đối với lĩnh vực chất thải hóa học, cơ quan quản lý cấp trung ương sẽ chịu trách nhiệm đối với các nhà máy thu gom và xử lý, còn cấp làng sẽ giám sát các nhà máy tạo ra chất thải. Các cơ quan quản lý ở cấp làng được khuyến khích phối hợp với nhau trong các hoạt động giám sát và điều tra. Như vậy, có thể thấy đối với lĩnh vực cấp phép, Hà Lan áp dụng phương pháp phân cấp (decentralization), trong khi đối với hoạt động quản lý chất thải, trách nhiệm ở đây được phân chia giữa các cấp. Điều này làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho từng cấp.
c. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề của Thái Lan
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) chiếm đến 99% tổng số doanh nghiệp ở Thái Lan và số lượng ngày càng tăng với tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 3,6% đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ và 9,8% đối với doanh nghiệp cỡ vừa. Hàng năm, đóng góp cho GDP của khối doanh nghiệp này là khoảng 40%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đã gây tác động lớn đến môi trường từ các hoạt động sản xuất. Theo số liệu thống kê, ô nhiễm phát sinh từ công nghiệp thực phẩm và nước giải khát chiếm trên 41% tổng số phát thải gây ô nhiễm không khí ở Thái lan. Trong khi đó khoảng 99% là các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Để khắc phục vấn đề trên, Chính phủ Thái Lan đã ra quy định bắt buộc các DNV&N phải thực hiện các yêu cầu khắt khe về môi trường. Đổng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
các cán bộ, nhân viên các công ty về BVMT. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh và nhu cầu tiêu dùng xanh cũng được đẩy mạnh. Điều này, bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh tăng cấp độ tự nguyện tham gia thực hiện các sáng kiến môi trường như ISO-14001 và các áp dụng xanh khác. Hơn nữa, thị trường quốc tế đang ngày càng đòi hỏi bằng chứng về trách nhiệm môi trường từ tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của hàng hóa, với các yêu cầu môi trường liên quan đến sản phẩm như dán nhãn sinh thái. Ngoài ra, các hoạt động quản lý môi trường tại các làng nghề có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã tăng cường cung cấp thông tin, kiến thức thích hợp cho các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ để giúp tăng cường mức độ quan tâm tới các hoạt động môi trường, kết hợp chặt chẽ hơn vấn đề môi trường với sản xuất và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.
(Nguyễn Song Tùng và Trần Ngọc Ngoạn (2014), “Thúc đẩy xã hội hóa bảo vệ
môi trường làng nghề ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu Địa lý Nhân văn).