Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Thực trạng quản lý môi trường làng nghề ở Văn Lâm
4.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề
Ở huyện Văn Lâm công tác quản lý môi trường làng nghề được UBND huyện giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp. Theo quy định của nhà nước thì nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện về lĩnh vực môi trường được quy định như sau:
Thứ nhất, trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực môi trường.
Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường.
Thứ ba, tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn, quản lý lưu trữ dữ liệu về môi trường trên địa bàn.
Thứ tư,tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ năm, theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
Thứ sáu, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về môi trường đối với công chức chuyên môn về môi trường thuộc UBND cấp xã.
Thứ bảy,giúp UBND cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (2017)
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại huyện Văn Lâm
Chú thích:
Chỉ đạo:
Hướng dẫn thực hiện: Phối hợp thực hiện:
Tuy nhiên sự phối hợp của các cơ quan này chưa tốt về chức năng QLMT LN thể hiện qua vai trò của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý trong vấn đề về môi trường LN chưa được phát huy hiệu quả. Cụ thể là trong QLMT LN thì các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, thôn có vị trí rất quan trọng. Nhưng hầu hết tại các LN vai trò của UBND xã và trưởng thôn còn rất mờ nhạt,
UBND huyện
Các phòng có liên quan
Phòng
TN&MT huyện UBND xã/thị trấn
Cán bộ địa chính, môi trường, xây
dựng
HTX, làng nghề Trưởng thôn
chưa phát huy và đáp ứng yêu cầu của công tác QLMT, chưa hoàn thành vai trò là cán bộ đầu mối về QLMT. Hơn nữa do trưởng thôn phải phụ trách rất nhiều lĩnh vực trong thôn về cả đời sống, văn hóa và lao động, sản xuất của người dân. Vì vậy, xảy ra tình trạng chậm trong việc triển khai, thực hiện các văn bản luật, các quy định và chính sách QLMT, chưa đề xuất, xây dựng được cơ chế chính sách quản lý môi trường riêng biệt cho LN mình phụ trách, nổi bật là các thôn có LN gây ô nhiễm đang gây bức xúc đến dư luận là LN làm đậu phụ - thôn Xuân Lôi xã Đình Dù,LN tái chế nhựa - thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, LN tái chế chì – thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, LN đúc đồng – thôn Lộng Thượng,xã Đại Đồng.
Tại các thôn chưa có các bộ phận quản lý chuyên biệt cũng như các cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường LN. Hầu hết các LN đều không có cán bộ QLMT chuyên biệt, mặc dù đây là lĩnh vực sản xuất có mức độ ô nhiễm cao. Những LN có cán bộ QLMT chủ yếu là kiêm nhiệm nên không có kiến thức về QLMT chuyên ngành, vì thế hiệu quả công tác quản lý chưa được phát huy đúng mức. Thông thường, cán bộ phụ trách địa chính xã kiêm nhiệm phụ trách môi trường. Sự thiếu hụt về lực lượng và hạn chế về năng lựccủa cán bộ quản lý môi trường địa phương là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác QLMT LN còn kém hiệu quả.
Bảng 4.12. Đánh giá về công tác phân cấp, phân công nhiệm vụ của BMQL
Nội dung Cán bộ đồng ý
(n=18)
Tỷ lệ
(%) 1. Nhiệm vụ được phân công, phụ trách đã rõ ràng chưa?
Rất rõ ràng 0 0
Rõ ràng 11 61,12
Chưa rõ ràng 7 38,88
2. Việc thực hiện nhiệm vụcó khó khăn, vướng mắc không?
Không 1 5,55
Thỉnh thoảng 8 44,45
Thường xuyên 9 50
3. Lý do của sự khó khăn, vướng mắc?
Lực lượng mỏng 12 66,67
Trình độ chuyên môn 3 16,66
Kiêm nhiệm 3 16,66
Bảng 4.12 cho ta thấy sự chưa rõ ràng trong việc phân công, phụ trách nhiệm vụ với 38,88% ý kiến được hỏi. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên gặp khó khăn, vướng mắc với 50%, chỉ có 5,55% là không gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ. Đối với lý do khi thực hiện nhiệm vụ gặp khó khăn, vướng mắc được giải thích lực lượng mỏng đến 66,67% ý kiến được hỏi.