Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường làng nghề tại các LN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 84 - 87)

Nội dung LN tái chế nhựa LN làm đậu phụ Làng nghề đúc đồng Số CB (n=30) Tỷ lệ (%) Số CB (n=30) Tỷ lệ (%) Số CB (n=30) Tỷ lệ (%)

1. Nội dung tuyên truyền

Thu gom, xử lý rác thải đối

với làng nghề 20 66,67 20 66,67 22 73,33 Chính sách pháp luật về bảo

vệ môi trường làng nghề 7 23,33 8 26,66 6 20 Tham gia của cộng đồng vào

công tác bảo vệ môi trường làng nghề

3 10 2 6,67 2 6,67

Một số nội dung khác - - - -

2. Hình thức tuyên tuyền

Có chương trình tuyên truyền

riêng 20 66,67 16 53,33 21 70

Tuyên truyền lồng ghép các

chương trình khác 10 33,33 14 46,67 9 30

3. Tần suất tuyên truyền

Định kỳ theo tuần 1 3,33 2 6,67 5 16,67

Định kỳ 2 tuần/lần - - - -

Định kỳ hàng tháng 3 10 5 16,67 1 3,33

Đột xuất 26 86,67 23 76,66 24 80

Tiến hành khảo sát ý kiến của 15 hộ sản xuất kinh doanh, 10 hộ không sản xuất kinh doanh và 05 cán bộ xã tại mỗi xã, ta thấy rằng nội dung tuyên truyền về môi trường làng nghề tại các xã chủ yếu là tuyên truyền về thu gom và xử lý rác thải trong làng nghề, với kết quả điều tra trung bình gần 70% ý kiến được hỏi là các xã đều có chương trình tuyên truyền về nội dung này. Công tác tuyền truyền về chính sách pháp luật trong làng nghề cũng được các xã chú trọng, với kết quả điều tra trung bình khoảng trên 20% ý kiến được hỏi cho rằng các xã có chương trình tuyên truyền về nội dung này. Riêng nội dung tuyên truyền sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn chưa được các xã quan tâm chú trọng khi kết quả điều tra trung bình dưới 10% ý kiến được hỏi cho rằng các xã của họ đã có hoạt động tuyên truyền về nội dung này.

Về hình thức tuyên truyền, qua điều tra khảo sát cho thấy tất cả xã đều tổ chức tuyên truyền kết hợp cả 2 hình thức, đôi khi có chương trình tuyên truyền riêng, chương trình tuyên truyền riêng trong hoạt động tuyên truyền của bảo vệ môi trường làng nghề hoặc các chương trình tuyên truyền của hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thành niên… đôi khicác hội đoàn thể cùng phối hợp tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như hội diễn, hội thi… Như vậy, qua khảo sát cho thấy hình thức tuyên truyền của các xã còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Điều này dẫn đến hiệu quả của công tác tuyên truyền còn chưa cao, sự tiếp nhận của các hộ dân về bảo vệ môi trường làng nghề qua công tác tuyên truyền còn chưa đạt hiệu quả.

Về tần suất tuyên truyền, qua điều tra cho thấy về cơ bản công tác tuyên truyền hầu hết chỉ tiến hành tổ chức tuyền truyền đột xuất theo sự chỉ đạo củacấp trên.

Qua kết quả bước đầu của công tác tuyên truyền, giáo dục đã tạo ra được phong trào BVMT rộng khắp, từng bước nâng cao được nhận thức của người dân về BVMT. Tuy nhiên, tác động và hiệu quả thực tế của công tác này còn thấp, chưa lôi kéo được sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là tại các làng nghề. Mặc dù đã có một số biện pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo đài trung ương và địa phương, tuy nhiên chưa được chú ý thường xuyên, kịp thời; vẫn còn nhiều chiến dịch tuyên truyền, hoạt động theo phong trào mà chưa đi vào chiều sâu thực chất. Các hình thức tuyên truyền thiếu tính sáng tạo về hình thức, chưa phong phú về nội dung; nội dung thông tin và cách phổ biến cũng còn nhiều vấn đề không hợp lý, mới dừng lại ở các nội dung chung, chưa có nội dung cụ thể cho từng nhóm LN đặc thù ô nhiễm khác nhau trên địa bàn.

4.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề các làng nghề

Một là rà soát, thống kê, đôn đốc các cơ sở chưa xây dựng và thực hiện các

Đề án về bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong 3 năm:

2015-2017, Thanh tra huyện đã tiến hành thanh, kiểm tra được 15 đơn vị, doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; qua tranh tra đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với 03 doanh nghiệp đã có hành xả nước thải xử lý chưa đạt quy chuẩn ra môi trường thuộc các LN.

Đồng thời UBND huyện giao cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại lập đăng ký cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Ðến hết năm 2017, Phòng Tài nguyên và môi trường của huyện đã tham mưu UBND huyện cấp gần 25 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trong đó 6 cơ sở sản xuất thuộc các LN.

Hailà kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với làng nghề tại huyện Văn Lâm đã được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chủ trì, phối hợp với Thanh tra huyện thực hiện, nhưng việc triển khai thực hiện cònrất nhiều hạn chế. Nguyên nhân được các cán bộ huyện đưa ra là do đối tượng sản xuất làng nghề là những đối tượng sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia định nên khi thực công tác thanh tra, kiểm tra về những vi phạm pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, kinhphí và nguồn nhân lực được huyện phân bổ cho công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm gần đây còn hạn hẹp, do đó, công tác này đã khó khăn lại càng khó thực hiện thường xuyên. Hình thức chủ yếu được cán bộ huyện áp dụng là nhắc nhở các hộ gia đình, chưa xử lý hành chính cũng như chưa áp dụng các hình thức xử phạt.

Theo kết quả kiểm tra, thanh tra, tất cả các làng nghề trên địa bàn huyện đều không có cơ sở hạ tầng phù hợp để thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường. Các cơ sở trong làng nghề không thực hiện hồ sơ, thủ tục về môi trường. Phần lớn các hộ gia đình không phân loại và xử lý chất thải hợp lý. Nhận thức của người dân, chủ cơ sở đối với các quy định về BVMT trong sản xuất làng nghề còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc áp dụng các quy định pháp luật để xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng sản xuất trong sản xuất làng nghề tại địa bàn huyện thực sự gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.

Bên cạnh đó, do tâm lý họ hàng, dòng tộc, làng xã nên các hộ dân (kể cả có sản xuất nghề và không sản xuất nghề) mang nặng tâm lý e ngại, nể nang, quen chịu đựng và sợ va chạm, nên không tố giác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và vi phạm pháp luật về BVMT nói riêng. Tại một số xã, người dân còn liên kết chống đối lại các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra (như rào đường, đóng cổng,…) và che dấu các hành vi vi phạm của các hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)