Số lượng lưu học nước ngoài tiếp nhận đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)

STT Tên nươc Số LHS mới tiếp nhận năm 2015 Số LHS mới tiếp nhận năm 2016 Số LHS mới tiếp nhận năm 2017 1 CHDCND Lào 95 96 106 2 Vương Quốc CPC 20 28 50 3 Mô-dăm-bích 15 19 20 4 Angola 03 04 03 5 Hàn Quốc 01 01 01 Tổng cộng 134 148 180

3.1.3.5. Tài chính

Năm học 2015-2016 và cả năm tài chính 2016 là năm chính thức Học viện thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77 và Quyết định 873/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ tự chủ). Mặc dù còn có khó khăn ban đầu, tuy nhiên, kết quả thu tài chính năm 2016 của Học viện vẫn được duy trì và nhìn chung ổn định. Trong tổng nguồn thu năm 2015 và 2016 của Học viện thì thu sự nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, đạt mức 321 tỷ năm 2015 và hơn 365 tỷ năm 2016. Trong các nguồn thu sự nghiệp, thu học phí (các hệ) và lệ phí chiếm đại bộ phận với 83,2% năm 2015 và 82,9% năm 2016. Mức thu học phí năm 2015 tăng 28,01% so với năm 2014 do Học viện thực hiện thu học phí theo đề án tự chủ từ kỳ 1 năm học 2015-2016. Tuy nhiên, sang năm 2016, mức tăng này chỉ là 13,75% so với năm 2015 vì số lượng sinh viên nhập học (K61) năm 2016 giảm. Dự kiến, nguồn thu này cũng sẽ ổn định năm 2017 về lượng tuyệt đối.

Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bao gồm cả hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ năm 2016 tăng 16,2% so với năm 2015, trong đó kinh phí của các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ với địa phương và đề tài hợp tác quốc tế giảm hơn 2,5 tỷ đồng nhưng bù lại, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ liên kết, SXKD và lãi tiền gửi ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2015, lần lượt là 8,9 tỷ đồng và 2,87 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động sự nghiệp trong năm 2015 là 164,5 tỷ đồng và chiếm gần 29,9% trong tổng nguồn thu, trong đó: NSNN cấp chi thường xuyên đối với sự nghiệp đào tạo chiếm một nửa. Sang năm 2016, thực hiện theo Quyết định 873, kinh phí chi thường xuyên cho đào tạo được cấp chỉ còn gần 56 tỷ (trong đó 16 tỷ là cấp bù học phí, chi phí hỗ trợ đào tạo), chiếm 42% nguồn NSNN. Trong nguồn NSNN cấp, thì vốn cho XDCB tập trung tăng 15,4 tỷ đồng so với năm 2015, trong khi nguồn kinh phí KHCN giảm với mức tương ứng (gần 15 tỷ đồng) do kinh phí NCKH năm 2015 có một phần được chuyển tiếp từ năm 2014 (bàn giao giữa 2 bộ nên chưa thực hiện thanh toán).

Tổng chi trong năm tài chính 2015 là 409,27 tỷ đồng (bao gồm cả XDCB tập trung), trong đó chi thường xuyên chiếm 82,12%. Sang năm 2016, tổng chi trong năm là 434,29 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 346,86 tỷ đồng (chiếm 79,87%). Trong cơ cấu chi thường xuyên năm 2016 thì chi thanh toán cá nhân (chưa bao gồm phúc lợi) chiếm 58,17%, các khoản chi còn lại bao gồm chi

chuyên môn nghiệp vụ (15,2%), chi mua sắm sửa chữa thường xuyên (5,9%) và 16,2% chi thực hiện dịch vụ NCKH, liên kết và sản kinh doanh. Từ năm 2016, các khoản chi mua sắm vật tư, thiết bị và sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn được thực hiện tập trung theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chi từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp).

Nguồn thu sự nghiệp của Học viện chủ yếu vẫn là từ học phí (chiếm 90,45% năm 2015 và 90,43% năm 2016). Từ năm 2012, Học viện đã áp dụng hình thức thu qua ngân hàng Vietinbank đối với toàn bộ học phí của nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy. Công tác này đã giảm áp lực và tiết kiệm đáng kể thời gian cho người học. Từ năm học 2014- 2015, Học viện đã áp dụng hình thức thu này đối với bảo hiểm y tế của sinh viên. Sắp tới các khoản thu khác như: công lao động sinh viên, thu dịch vụ, tiền điện... sẽ từng bước được triển khai theo hình thức này.

Về công tác nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, trong 2 năm 2015 và 2016, số lượng sinh viên chính quy nhập học có xu hướng giảm, mặc dù so với các trường khác tỷ lệ sinh viên nhập học của Học viện vẫn vào loại khá. Một xu hướng giảm nữa những năm gần đây là số lượng sinh viên hệ vừa làm vừa học. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều trường đại học hiện nay. Trong 2 năm trở lại đây, số sinh viên đăng kí học nhanh chương trình (đăng kí học hè) có xu hướng tăng lên. Đây cũng là xu hướng tích cực để hỗ trợ sinh viên có thể ra trường sớm (hoặc đúng hạn).

Từ Quý 2 năm 2016, Học viện đã bắt đầu thực hiện khoán 25% thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức để tăng tính tự chủ của các đơn vị cũng như khuyến khích tăng năng suất, hiệu quả trong công việc. Phần thu nhập tăng thêm này được giao cho trưởng các đơn vị quản lý và Học viện chi trả theo từng quý cho cán bộ viên chức dựa trên đánh giá cụ thể của các đơn vị (chi tiết tại đề án khoán thu nhập tăng thêm). Học viện thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, giảng viên và người lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ và thực tế số chênh lệch thu chi hoạt động hàng năm.

Đối với công tác trích lập các quĩ thì dựa trên chênh lệch thu, chi hàng năm của Học viện sẽ thực hiện trích lập các quỹ cơ bản theo quy định. Các nguồn thu của Học viện sau khi trừ các khoản chi phí, bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên khác;

- Chi cho sinh viên (học bổng, hỗ trợ, khen thưởng); - Chi không thường xuyên của Học viện;

Sẽ tạo thành nguồn để trích lập quỹ.

Học viện căn cứ vào số chênh lệch thu chi, quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ để trích lập các quỹ. Cụ thể:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Theo quy định thì phải trích tối thiểu 25% tổng số chênh lệch nhưng trong những năm gần đây Học viện đều trích vượt so với tỷ lệ quy định với mục đích là để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập: Số trích lập trong những năm gần đây là để bổ sung quỹ để luôn duy trì số dư ở mức đảm bảo tổng quỹ lương của toàn Học viện trong 3 tháng.

- Quỹ khen thưởng và phúc lợi được trích sau khi trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quĩ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập;

- Quỹ hỗ trợ sinh viên từ nguồn thu tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng; Trên cơ sở kết quả hoạt động thu chi tài chính và phân tích các yếu tố tác động cũng như các nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, có thể nói tình hình tài chính của Học viện được đánh giá là ổn định, đảm bảo trang trải được cho các khoản chi hoạt động hàng năm, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và nâng cấp cơ sở vật chất

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp từ các báo cáo kế toán và báo cáo hoạt động của Học viện.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành thu thập từ các ban, lập bảng phỏng vấn, phiếu điều tra

3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn bằng phiếu điều tra Lãnh đạo Học viện, Lãnh đạo các Khoa, Ban chức năng, CBVC, giảng viên, người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)