Tổng hợp số lượng cán bộ theo trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 49 - 52)

Đơn vị tính : Người Trình độ 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Giáo sư 8 8 8 100 100 100,0 Phó giáo sư 85 88 78 103,5 88,6 96,1 Tiến sĩ 276 190 205 68,8 107,8 88,3 Thạc sĩ 508 559 567 110,0 101,4 105,7 Đại học 440 376 346 85,4 92,0 88,7 Cao Đẳng 18 14 14 77,7 100 88,8 Trình độ khác 164 147 147 89,6 100 94,8 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ

Học viện đã hoàn thành đề án vị trí việc làm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định chính thức giao biên chế sự nghiệp năm 2016 là 1.370 biên chế (Quyết định số 548/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 02 năm 2016). Tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Học viện đã phổ biến nội dung của chính sách tinh giản biên chế đề các đơn vị và các cá nhân trong Học viện nhằm rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị; đánh giá phân loại đội ngũ viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Thành lập, giải thể, tổ chức lại đơn vị, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi chức vụ, quy hoạch

Trên cơ sở Đề án vị trí việc và số biên chế đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, Học viện đã tiến hành định biên, giao vị trí

việc làm và số người làm việc cho các đơn vị trong Học viện (Quyết định số 3446/QĐ-HVN ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị chủ động sắp xếp nhân lực phục vụ cho yêu cầu công việc của từng đơn vị và của Học viện. Đồng thời chủ trì tiến hành giao khoán một phần quỹ thu nhập tăng thêm để các đơn vị chủ động thực hiện phân bổ. Cụ thể là đã thực hiện giao khoán số người làm việc và khoán 100% quỹ tiền lương thu nhập tăng thêm đối với Văn phòng Học viện (Đội Bảo vệ, Tổ Cảnh quan thuộc Văn phòng Học viện) và các tổ công tác thuộc Trung tâm Dịch vụ, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển và Dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Quyết định số 3003/QĐ-HVN ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

3.1.1.5.Cơ sở vật chất & Đầu tư kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy – học tập

Các công trình Học viện đã thực hiện như dự án: nâng cấp nhà điều hành và hội thảo Quốc tế, với tổng mức đầu tư 19.986.000.000 đồng. Được đưa vào sử dụng 03/11/2016; Nâng cấp, cải tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam-Giai đoạn 7I, với tổng mức đầu tư là 78.287.265.000 đồng. Khối nhà hành chính đã đưa vào sử dụng 30/8/2016; Xây dựng Nhà giảng đường mới, với tổng mức đầu tư 31.999.000.000 đồng. Được hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 18/10/2016; Nâng cấp, cải tạo sân vận động - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với tổng mức đầu tư là 4.920.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng 23/8/2016; Nâng cấp, cải tạo sân bóng đá mini và hàng rào, với tổng mức đầu tư: 3.600.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng 29/11/2016; Cải tạo khuôn viên cạnh nhà khoa Thú y, tổng mức đầu tư là 4.800.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng ngày 22/10/2016; Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật sân sau nhà hành chính, tổng mức đầu tư là 4.850.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng ngày 30/10/2016; Cải tạo hệ thống chiếu sáng và cảnh quan khuôn viên sau nhà hành chính, tổng mức đầu tư là 4.990.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng ngày 30/10/2016. Công tác phòng cháy, chữa cháy: Các công trình mới xây dựng đều được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định, phù hợp với chức năng của công trình: Nhà hành chính 4 tầng, nhà điều hành và hội thảo quốc tế, dự án bệnh viện thú y, giảng đường E. Lắp đặt hệ thống thông khói hành lang, tăng áp cầu thang nhà C4, C5 ký túc xá sinh viên. Các công trình cũ đã được cải tạo, sửa chữa hệ thống phòng cháy chữa cháy: Nhà C2, C3, B4 ký túc xá sinh viên, nhà khoa Nông học, nhà thi đấu.

Nông nghiệp Việt Nam - Giai đoạn I, với tổng mức đầu tư là 78.287.265.000 đồng. Khối giảng đường B đang chờ vốn để triển khai cải tạo; dự án: Xây dựng bệnh viện Thú y, với tổng mức đầu tư 99.148.000.000 đồng. Hiện tại đã triển khai 85% phần xây dựng, dự kiến hoàn thành bàn giao gói xây lắp 2/2017; dự án: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với tổng mức đầu tư là 19 tỷ. Dự án đã được Bộ Nông nghiệp phê duyệt tháng 10/2016; dự án: Đầu tư cở sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ kiểm soát bệnh truyền lây giữa động vật và người, với tổng mức đầu tư là 60 tỷ. Dự án đã được Bộ Nông nghiệp phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 10/2016.

Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng cơ sở vật chất, phòng học, ký túc xá phục vụ sinh viên của Học viện

STT Tên giảng đường/ ký túc xá Số lượng phòng học/ phòng ở

1 Giảng đường Nguyễn Đăng 40 phòng học 2 Giảng đường Thú Y 8 phòng học 3 Giảng đường C 20 phòng học 4 Giảng đường T 10 phòng học 5 Giảng đường E 35 phòng học 6 Ký túc xá C2 30 phòng ở ( 6 sinh viên/ phòng) 7 Ký túc xá C3 33 phòng ở ( 6 sinh viên/ phòng) 8 Ký túc xá C4 35 phòng ở ( 6 sinh viên/ phòng) 9 Ký túc xá A2 20 phòng ở ( 6 sinh viên/ phòng) 10 Ký túc xá A3 15 phòng ở ( 6 sinh viên/ phòng)

3.1.1.6. Kết quả hoạt động của Học Viện

a. Về đào tạo

* Số lượng sinh viên, học viên và NCS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư. Vì vậy, Học viện luôn được các thí sinh đăng ký dự tuyển rất đông trước năm 2015. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2015, số hồ sơ đăng ký dự tuyển vào Học viện đã sụt giảm trông thấy, số lượng nhập học thực tế của thí sinh là 5820 thí sinh, chỉ đạt được gần 80% chỉ tiêu tuyển sinh đề ra. Đây cũng là tình trạng chung của đại đa số các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự phát triển

mạnh mẽ về số lượng các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó do quá trình Hội nhập nên nhiều thí sinh chọn phương án đi du học nước ngoài, học nghề….

Hiện tại Học viện đang đào tạo 28 ngành đào tạo truyền thống, 04 ngành đào tạo bằng tiếng Anh, 09 ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, 20 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành tiến sĩ. Bên cạnh hệ đào tạo chính quy Học viện cũng có các hình thức đào tạo khác như vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng hai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)