Đơn vị tính: sinh viên
Trước khi đổi mới cơ chế Sau khi đổi mới cơ chế
Năm Năm
2014 2015 2016 2017
1.245 1.354 1.890 2.015
Nguồn: Ban CTCT&CTSV
Trong quản lý: Hệ thống hóa quản lý các lớp chính quy tại trường, các lớp văn bằng 2 tại trường. Các lớp tại chức, liên thông tại đây, cao học tại địa phương.
Nhà trường sắp xếp lớp học và lên danh sách sau đó chuyển xuống các Khoa có trách nhiệm đào tạo và quản lý cụ thể.
4.1.2.3. Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Học viện đã xây dựng đề án phân cấp quản lý khoa học cho các Khoa chuyên môn theo hướng Học viện chỉ định hướng phát triển khoa học công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị chủ động nghiên cứu khoa học, phát triển đề tài để có thể chủ động giao cho các đơn vị. Ban khoa học công nghệ là đơn vị tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý, phát triển KHCN, Ban có chức năng tham mưu để đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ và tài chính, phát huy sức mạnh nội lực để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khuyến khích các hoạt động sáng tạo khoa học - công nghệ, thúc đẩy việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống quản lý khoa học - công nghệ; phân cấp quản lý một cách hợp lý giữa các cấp trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn, đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, xây dựng cơ chế chế liên kết đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp.
Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ như xây dựng qui hoạch, kế hoạch về bồi dưỡng, đào tạo lại và đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ (bao gồm cả công tác quản lý khoa học - công nghệ, chú trọng đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao, đầu ngành, tăng cường gửi cán bộ đi đào tạo ở các nước có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến. Xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ; Xây dựng qui chế về đổi mới tổ chức và quản lý trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện và quản lý các hoạt động khoa học - công nghệ. Tăng cường sự hợp tác trong nội bộ và với bên ngoài vì những mục tiêu nghiên cứu mang tầm chiến lược, lĩnh vực mũi nhọn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Liên doanh, liên kết Học viện với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế hoạt động của các quỹ đặc biệt để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tìm kiếm các hợp đồng, đề tài, dự án. Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho từng nhóm ngành và
chuyên ngành và liên ngành, xác định các vấn đề nghiên cứu trọng điểm, gắn nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với nhu cầu của các bộ ngành, địa phương, tổ chức phát triển, cả khu vực kinh tế công và kinh tế tư nhân. Thực hiện các hướng nghiên cứu ưu tiên.
Tổ chức trao đổi thông tin, xuất bản, đăng ký kịp thời bản quyền các sản phẩm KH-CN của Học viện trên thị trường trong và ngoài nước.Thực hiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với các hướng phát triển như Xây dựng kế hoạch tổng thể về KHCN trong đó thể hiện được các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu. Tổ chức lại hệ thống cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý KHCN phù hợp với định hướng mô hình đại học nghiên cứu.Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu và trường phái khoa học mạnh; tạo dựng môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp để thu hút các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế đến làm việc tại Học viện. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các phòng thí nghiệm và cơ sở phục vụ nghiên cứu khác đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.Tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho hoạt động KHCN.Đẩy mạnh hợp tác KHCN với các tổ chức, cá nhân; xây dựng và phát triển các mạng lưới nghiên cứu trong nước và quốc tế.Gắn nghiên cứu với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.Công bố và đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ các sản phẩm KHCN. Quảng bá, chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm KHCN. Hoàn thành kế hoạch tổng thể về KHCN; xây dựng và trình phê duyệt 4- 5 lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu; Hình thành được 8-9 nhóm và đề tài nghiên cứu liên ngành và tăng dần hàng năm;
Quy định về quản lý khoa học công nghệ không ngừng được hoàn thiện theo hướng phân cấp, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý dựa vào chất lượng nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị.Nghiên cứu khoa học là một trong những mũi nhọn mà học viện cần phải chú trọng để nầng tầm thương hiệu và hình ảnh. Trong năm vừa qua học viện đã cho thành lập 49 nhóm nghiên cứu mạnh chuyên sâu về các lĩnh vực, nhằm thúc đẩy các cán bộ trẻ tham ra nghiên cứu khoa học, đồng thời đó cũng là sự chuẩn bị để có thể nhận đơn đạt hàng từ chính phủ và nhà nước. Hiện nay, Học viện đã thành lập 49 nhóm nghiên cứu mạnh để tập hợp các nhà khoa học trong các lĩnh vực nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành.