Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng của đổi mới cơ chế trong bộ máy quản lý

4.2.3. Đánh giá chung

4.2.3.1. Ưu điểm

Đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã thực sự là một luồng giao mới, tạo ra sinh khí mới cho hoạt động của nhà trường. Học viện đã hoàn toàn tự chủ trong lĩnh vực TCCB, đào tạo, NCKH, quản lý tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính...

Học viện được tự chủ trong công tác tổ chức, bộ máy và quyết định số người làm việc. Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản chỉ quản lý và bổ nhiệm 02 người là Giám đốc Học viện và Chủ tịch Hội đồng Học viện, còn từ Phó Giám đốc trở xuống là do Giám đốc Học viện bổ nhiệm.

Tự chủ trong học thuật như chủ động mở ngành, xây dựng chương trình đào tạo mới, biên soạn giáo trình, bài giảng, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của sinh viên.

Về lĩnh vực tài chính và phát triển cơ sở vật chất, Học viện được quyền phê duyệt các dự án dưới 5 tỷ bằng nguồn vốn tự có của Học viện, được chủ động cân đối nguồn tài chính phục vụ đầu tư phát triển cơ sở vật chất.

4.2.3.2. Những hạn chế, khó khăn

Sự chậm chạp và khó khăn của quá trình tự chủ đại học của chúng ta do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan; nhưng dễ nhận ra nhất là 2 nguyên nhân cơ bản: (1) khung pháp lý chưa tạo thuận lợi Học viện thực hiện quyền tự chủ, chồng chéo, cản trở lẫn nhau; (2) Cơ chế giám sát không dựa vào các KPIs, mà dựa chủ yếu vào kiểm soát đầu vào; (3) thiết chế hội đồng Học viện chưa rõ. Hiện nay còn có sự không rõ ràng về quyền và nhiệm vụ của Hội đồng Học viện và các Bộ, ngành, Bộ chủ quản.

Trong khi Học viện còn đang lúng túng trong việc thực hiện các quyền tự chủ được Thủ tướng giao, thì Bộ GD&ĐT và các Bộ ngành liên quan khác chưa ban hành kịp các thông tư hướng dẫn triển khai cụ thể hỗ trợ các CSGD thực hiện quyền tự chủ của họ để đảm bảo tự do học thuật và sáng tạo, tự do về chuyên môn. Hiện nay, quyền tự chủ của Học viện chưa thực hiện hết là do vẫn vướng mắc một số thông tư, nghị định đã ban hành trước đây, chưa cập nhật với chủ trương tự chủ đại học. Cơ chế giám sát đúng ra cần và phải dựa vào các chỉ số ‘đầu ra’ (KPIs) của cơ sở giáo dục đại học, với cái đích cuối cùng là các cơ sở giáo dục ấy phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và chất lượng phục vụ xã hội.

Thiếu hệ thống văn bản hướng đẫn thực hiện thí điểm tự chủ cho Học viện. Khung pháp lý chưa tạo thuận lợi cho Học viện thực hiện quyền tự chủ, chồng chéo, cản trở lẫn nhau. Quyền tự chủ bị giới hạn bởi các văn bản quy phạm phám luật khác. Khi tự chủ, một trong hoạt động quan trọng là giám sát nhưng đến nay chưa có tiêu chí rõ ràng nào.

Công tác truyền thông về tự chủ đại học còn hạn chế, nhiều người còn cho rằng “tự chủ đại học” là “tự chủ tài chính”, đặc biệt với những cán bộ, giảng viên không giữ chức vụ quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)