Tựchủ đại học và tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 25 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.3. Tựchủ đại học và tự chịu trách nhiệm

a. Tự chủ đại học: Mô hình tự chủ đại học hoàn toàn dựa trên bốn yêu tố mà EUA và các nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá mức độ tự chủ của đại học bao gồm tự chủ tổ chức, tự chủ nhân sự, tự chủ đào tạo và tự chủ tài chính được trình bày dưới đây và các tiêu chí kèm theo được trình bày ở Phục lục 1:

(1) Tự chủ về tổ chứclà khả năng tự quyết của đại học về cơ cấu tổ chức và hệ thống quản trị đại học gồm bộ phận lãnh đạo chủ chốt, hội đồng trường, các đơn vị hành chính, pháp lý, và cơ cấu tổ chức phục vụ đào tạo và khoa học công nghệ. Một trường đại học tự chủ hoàn toàn có khả năng tự lựa chọn, chỉ định, và sa thải lãnh đạo chủ chốt, đồng thời tự quyết định thời gian nhiệm kỳ của lãnh đạo cao cấp. Các quy định và giới hạn pháp lý vẫn được áp dụng ở nhiều nước với mức độ khác nhau dẫn đến mức độ tự chủ tổ chức trong các cơ sở giáo dục đại học rất đa dạng. Nhìn chung một đại học tự chủ sẽ có cơ cấu tổ chức và vận hành như sau: Ban lãnh đạo và quản trị đại học sẽ bao gồm hội đồng đại học, ban giám đốc (ban giám hiệu) có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm quyết định về chiến lược phát triển dài hạn như quy chế và ngân sách, các vấn đề về đào tạo như chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... Hội đồng trường có thể có sự tham gia của các bên liên quan theo mô hình: 1/3 khối hành chính (phòng ban), 1/3 khối giảng dạy từ các khoa/trường thành viên, 1/3 từ bên ngoài (Nhà nghiên cứu và quản lý đầu ngành từ các hiệp hội, bộ ngành liên quan, địa phương, doanh nghiệp; tại Mỹ nhiều trường còn có cả đại diện sinh viên trong Hội đồng trường...). Tuy nhiên ban giám đốc cụ thể là giám đốc sẽ có tiếng nói quyết định.

(2) Tự chủ về nhân sự là khả năng của ban giám đốc của cơ sở giáo dục đại học tự quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, bao gồm tuyển dụng, lương bổng, sa thải và phát triển nguồn cán bộ. Để cạnh tranh trong môi trường giáo dục cao toàn cầu, các trường phải có khả năng tuyển được những cán bộ có trình độ chuyên môn cao (xuất sắc) và phù hợp mà không bị quy định hay ảnh hưởng từ bên ngoài. Khả năng tự định mức lương là vấn đề quan trọng hàng đầu khi muốn thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Khả năng quyết định việc tuyển dụng và sa thải cán bộ làm tăng tính linh động của trường, tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong nước và quốc tế trong vấn đề nhân sự.

Là khả năng trường đại học tự quyết các vấn đề liên quan đến (3) Tự chủ về đào tạođào tạo, như tuyển sinh, chương trình đào tạo, bằng cấp, chứng chỉ, đảm bảo

chất lượng, xây dựng mới ngành đào tạo, ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy, v.v... Khả năng quyết định số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm và điều kiện dự tuyển là những mặt căn bản của quyền tự chủ đào tạo. Trong khi số lượng người học có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề tài chính và quy mô của trường, thì quyền được lựa chọn sinh viên đóng vai trò to lớn trong việc đảm bảo chất lượng và tìm được sinh viên thực sự say mê với nghề nghiệp. Quyền được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo mới và quyền được lựa chọn loại ngôn ngữ trong giảng dạy cho phép trường linh hoạt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặc dù cơ chế bảo đảm chất lượng thể hiện trách nhiệm giải trình, nhưng những thủ tục đi kèm thường khá phiền hà và máy móc. Do vậy, trường đại học tự chủ được tự chọn lựa hệ thống và biện pháp đảm bảo chất lượng phù hợp với mình.

(4) Tự chủ về tài chính là khả năng tự quyết của trường trong các vấn đề về tài chính nội bộ. Tự chủ quản lý và sử dụng ngân sách cho phép trường có khả năng đề ra và thực hiện các định hướng chiến lược. Các trường ĐH phương Tây nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân sách của chính phủ. Cho dù nguồn ngân sách này có thể được cấp định kỳ hay theo gói cố định, thì khả năng tự phân phối nội bộ nguồn tài chính này và khả năng tự quyết định chu kỳ tài chính là những nội dung quan trọng của tự chủ tài chính. Khả năng tạo ra và duy trì lượng thặng dư và khả năng vay tiền từ thị trường tài chính để thúc đẩy thực hiện các chiến lược dài hạn cho phép trường linh hoạt trong thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên. Quyền được thu học phí mở và đặt ra các quy định về nguồn thu phù hợp sẽ đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của trường để thực hiện các chiến lược phát triển.

b. Tự chịu trách nhiệm: Ngược với mô hình “kiểm soát nhà nước” ở nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là trước đây) là mô hình “giám sát nhà nước” đối với các trường đại học. Vai trò của Nhà nước là giám sát thay vì kiểm soát bởi vì nhà nước muốn đảm bảo chất lượng học thuật, đồng thời gia tăng yêu cầu trách nhiệm giải trình xã hội (social accountability) đối với các trường.

Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của trường đại học là hai mặt của một chỉnh thể, cần phải đi song song và không thể thiếu một trong hai, vì tự chủ giúp các trường độc lập và chủ động trong việc xây dựng qui hoạch chiến lược, tài chính, chương trình đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự… trong khi đó trách nhiệm xã hội/thể chế là sợi dây pháp lý ràng buộc khiến các trường không thể “xé rào” hoặc mua bán bằng cấp. Điều này có nghĩa là Nhà nước không can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các trường mà để cho các trường tự

quyết định trên cơ sở trách nhiệm giải trình xã hội và trách nhiệm thể chế mà các trường phải tuân thủ. Theo đó, Nhà nước cấp kinh phí trên cơ sở của kết quả hoạt động và cạnh tranh. Các trường đại học vì thế mà ngày càng phải gấp rút nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác để có thể duy trì hoạt động. Các trường có chất lượng yếu kém sẽ dần dần bị đào thải và phải đóng cửa. Về lý thuyết và thực tế phát triển đại học trên thế giới, tự chịu trách nhiệm sẽ gắn liền với tự chủ hoàn toàn. Khi không có tự chủ hoàn toàn thì sẽ không có tự chịu trách nhiệm rõ ràng (Berdahl, 1990). Tự chịu trách nhiệm của đại học có thể hiểu theo 3 lĩnh vực sau:

(1) Trách nhiệm với người học, với xã hội là trách nhiệm đảm bảo chất lượng như cam kết và trách nhiệm sử dụng hiệu quả và minh bạch kinh phí đóng góp của người học và của xã hội. Thông qua cơ chế công khai, người học cũng như người sử dụng lao động có điều kiện giám sát việc thực hiện các cam kết của các trường về mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, các nguồn lực và chính sách đảm bảo chất lượng đào tạo. Một trường đại học không thực hiện đúng cam kết đã công khai sẽ nhanh chóng bị mất sinh viên vào trường và đánh mất cả niềm tin của người tuyển dụng lao động, đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư và sự tín nhiệm của xã hội.

(2) Trách nhiệm với Nhà nước bao gồm trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của cơ sơ giáo dục đại học theo sứ mạng đã công bố và trong khuôn khổ của pháp luật, trách nhiệm sử dụng kinh phí của nhà nước một cách hiệu quả và minh bạch, trách nhiệm báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức hội ngành nghề, hội khoa học sẽ đóng vai trò là các cơ quan giám sát về chất lượng hoạt động của trường đại học, giúp các bộ ngành liên quan kiểm định chất lượng, thực hiện việc xếp hạng, phân loại các trường đại học một cách công khai, minh bạch và chính xác.

(3) Trách nhiệm đối với bản thân Nhà trường là trách nhiệm phát triển Nhà trường một cách bền vững, giữ vững và nâng cao vị thế và uy tín của trường vì quyền lợi của tập thể đội ngũ cán bộ giáo chức và cựu giáo chức, cũng như toàn thể sinh viên và cựu sinh viên. Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm, uy tín và sự phát triển của trường phụ thuộc một cách quyết định vào năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn của chính đội ngũ cán bộ của nhà trường.

Tóm lại, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm đại học không những mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho bản thân mỗi trường đại học, thúc đẩy

trách nhiệm của các trường với sự phát triển của xã hội và đất nước, mà còn thông qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả hệ thống giáo dục đại học. Trong khi Nhà nước và các trường đại học xây dựng và lựa chọn cho mình hình thức tự chủ đại học cần lưu ý rằng tự chịu trách nhiệm chỉ gắn liền với tự chủ hoàn toàn.

Như vậy, đổi mới cơ chế quản lý của trường đại học gắn liền với đổi mới cơ chế hoạt động của trường đại học hay còn gọi là tự chủ đại học. Chỉ khi nào các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ hoàn toàn thì mới có thể phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo của chính bản thân các cơ sở giáo dục đại học đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)