Tổ chức thực hiện cơ chế Quản lý mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Quá trình triển khai đổi mới cơ chế quản lý

4.1.2. Tổ chức thực hiện cơ chế Quản lý mới

4.1.2.1. Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý bộ máy trong lĩnh vực tổ chức cán bộ

Từ 2014 đến 2015, bộ máy tổ chức của Học viện được sắp xếp lại theo QĐ số 1026 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Từ 2015, bộ máy tổ chức của Học viện từng bước thực hiện theo mô hình định hướng nghiên cứu và bốn cấp. Từ năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động và phối hợp công tác giữa các đơn vị và các quy định khác cho tất cả các hoạt động của Học viện được xây dựng và thực hiện. Từ 2015 các đơn vị nghiên cứu và dịch vụ được thành lập và tổ chức lại. Từ năm 2015, 100% các đơn vị nghiên cứu và dịch vụ thực hiện hạch toán từng phần hoặc toàn bộ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy vận hành của học viện nông nghiệp sau khi thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế:

Từ sau khi áp dụng thí điểm tự chủ đổi mới trong công tác quản lý Giám Đốc Học Viện có quyền Bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm chức vụ Phó Giám đốc, Trưởng đơn vị theo Quyết nghị của Hội đồng Học viện. Trường hợp khác, Giám đốc cóthể đề nghị Hội đồng Học viện thông qua các nhân sự liên quan khi họ không đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện, lấy mục đích về hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác của Học viện, của đơn vị, làm tiêu chuẩn quyết định. Những nhân sự này, với vai trò cá nhân

của họ, phải là cán bộ, viên chức có đóng góp nổi bật cho sự phát triển của Học viện, của đơn vị trong 03 năm gần đây.

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Học viện sau khi thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế

Năm 2017 Học viện đã ra quyết định thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể 11 đơn vị, trong đó thành lập mới 2 đơn vị trực thuộc Học viện: Trung tâm Chuyên gia, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giáo dục nông nghiệp Việt Nam (Năm 2016: thành lập 5 trung tâm, năm 2015 chưa có thêm trung tâm nào được thành lập). Học viện đã thực hiện bổ nhiệm lại 57 lượt CBVC; cho thôi giữ chức vụ do hết nhiệm kỳ công tác, hết tuổi làm công tác quản lý đối với 23 lượt CBVC. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch Giám đốc và các Phó Giám đốc Học viện nhiệm kỳ 2016-2021 và nhiệm kỳ 2021-2026. Năm 2016, Học viện đã tuyển dụng đặc cách đối 03 ứng viên có trình độ tiến sĩ dự thi

Ban Giám đốc Viện NC/ TTNC Công ty/ TT d.vụ Văn phòng/ban/TT chức năng Khoa Phân hiệu/cơ sở ĐT (Bắc, Trung, Nam) Phòng chức năng Phòng TN/ T.tâm NC/d.vụ Hội đồng Học viện và các Hội đồng tư vấn khác Bộ môn Phòng TN/ Trại TT T.tâm NC/ dịchvụ Bộ môn Bộ phận chức năng Phòng TN/ T.tâm NC/d.vụ Bộ môn Phòng TN/ Trại TT T.tâm NC/ dịchvụ Phòng TN/ T.tâm NC/d.vụ Khoa/Trường thành viên (Phòng chức năng) (Cơ sở Hà Nội) Phòng chức năng Khoa/ Bộ môn

Viện/khoa đào tạo (Nông nghiệp) Bộ môn Bộ phận chức năng Phòng TN/ T.tâm NC/d.vụ

chức danh giảng viên, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ bổ nhiệm chức danh Giảng viên cao cấp đối với 93 nhà giáo; tổ chức xét hết tập sự đối với 43 người (trong đó 24 giảng viên và 19 phục vụ); cử 57 giảng viên đi dự thi thăng hạng chức danh nghề ngiệp từ giảng viên lên giảng viên chính năm 2016; điều động 21 người trong các đơn vị của Học viện; nâng bậc lương đối với 170 người (trong đó 148 nâng bậc lương thường xuyên, 14 trường hợp tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, 08 trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu); làm thủ tục thuyên chuyển công tác đối với 02 giảng viên (Lê Văn Liên, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Phạm Thị Tuyết Thanh, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ); chấm dứt hợp đồng làm việc đối với 06 viên chức do cá nhân có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc. Có 10 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2016 (02 giáo sư và 08 phó giáo sư).

Năm 2017, Học viện đã tuyển dụng đặc cách đối 04 ứng viên có trình độ tiến sĩ dự thi chức danh giảng viên, nghiên cứu viên, tăng thêm 01 ứng viên so với năm 2016. Cũng trong năm 2017 học viện đã thông qua đề án luân chuyển, điều động cán bộ, trong đó điều động 24 người trong các đơn vị của Học viện (năm 2016 là 21 người), thuyên chuyển công tác đối với 4 viên chức (năm 2016 là 02 người), chấm dứt hợp đồng làm việc đối với 06 viên chức, người lao động do cá nhân có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng làm việc/lao động (năm 2016 là 06 người).

Bảng 4.3. Bảng số liệu cán bộ đi học tập tại nước ngoài giai đoạn 2014-2017 Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số cán bộ được cử đi học thạc sĩ 20 28 39 35 Số cán bộ cử đi học thạc sĩ 18 14 19 6 Số đi đào tạo ngắn hạn 189 196 223 251

Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ

Học viện đang rất quan tâm và đặt vấn đề dào tạo nguồn cán bộ lên hàng đầu, nhìn chung từ sau khi thực hiện cơ chế đổi mới, các cán bộ được cử đi học tập nhiều hơn, điều này cho thấy đội ngũ cán bộ trong học viện đang ngày càng đc nâng cao. Công tác tinh giản biên chế: Thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Học

viện đã phổ biến nội dung của chính sách tinh giản biên chế đề các đơn vị và các cá nhân trong Học viện nhằm rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị; đánh giá phân loại đội ngũ viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý.

4.1.2.2. Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực đào tạo

* Trong tuyển sinh: Học viện quản lý tuyển sinh đại học chính quy tại trường, các lớp VHVL, văn bằng 2, cao học tại địa phương Học viện phân cấp cho các Khoa chủ động tìm nguồn tuyển. Học viện đang xây dựng đề án phân cấp nguồn thu từ các lớp VHVL, văn bằng 2, cao học tại địa phương cho các Khoa chuyên môn theo tinh thần, các Khoa được chủ động 78% nguồn thu để chi cho giảng viên, đi lại, ăn ở của giảng viên...Học viện thu 22%.

* Trong xây dựng chương trình đào tạo: Học viện đã phân cấp và giao các Khoa chuyên môn căn cứ nhu cầu xã hội để xây dựng các chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Sau khi các Khoa xây dựng dự thảo chương trình đào tạo, Học viện sẽ thành lập Hội đồng thẩm định các chương trình đào tạo.

* Xây dựng đề án tự chủ đào tạo: xác định quy mô và phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra. Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và điều kiện học tập khác nhau của người học. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và giúp người học có khả năng tự học suốt đời. Xây dựng, hoàn thiện và quảng bá các chương trình đào tạo theo định hướng khác nhau phù hợp với quy chế, quy định và yêu cầu phát triển của xã hội. Phát triển nguồn lực phục vụ đào tạo theo hướng hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Xác định nhu cầu xã hội về ngành nghề đào tạo, yêu cầu chất lượng người tốt nghiệp, lấy ý kiến phản hồi về nội dung và phương pháp đào tạo. Xây dựng các đề án tuyển sinh đào tạo tại địa phương. Xây dựng phương án tự tuyển sinh theo nhu cầu của nhà trường thay bằng theo yêu cầu của bộ trước đổi mới cơ chế (từ năm 2014 trở về trước)Điểm đổi mới trong phướng án tuyển sinh năm nay có 3 phương thức:

- Phương Thức 1: Xét tuyển thẳng

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng 4.4. Bảng kết quả tuyển sinh các năm Bậc học Bậc học

Trước khi đổi

mới cơ chế Sau khi đổi mới cơ chế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nghiên cứu sinh 60 62 49 31

Thạc sĩ 1020 998 958 715

Đại học 8520 9286 4277 3755

Cao đẳng 450 256 164 0

Liên thông CĐ lên ĐH 250 186 106 68

Đào tạo bằng 2 15 02 01 05

Xét tuyển thẳng diện 30a 00 4 05 00

Nguồn: Ban Quản lý đào tạo

Nhìn chung, số lượng chỉ tiêu sinh viên từ năm 2014 đến năm 2017 giảm, đây cũng chính là bài toán, là thách thức cho các trường đại học tự chủ hiện nay. Số lượng đào tạo hệ đại học trong nghành giáo dục đang có xu hướng tăng.

Tuy số lượng đầu vào năm 2017 có giảm nhưng học viện vẫn rất chú trọng đến chất lượng đào tạo sinh viên, ngoài dào tạo về chuyên môn còn tăng cường đào tạo tiếng anh, dạy kỹ năng mềm. Số lượng sinh viên đạt loại khá giỏi đang có xu hướng tăng điều này cho thấy mặt tích cực trong đổi mới chất lượng đào tạo và sự thay đổi về chính sách học bổng đã có tác động tích cực tới sinh viên.

Bảng 4.5. Số lượng sinh viên đạt danh hiệu giỏi từ năm 2014 đến năm 2017

Đơn vị tính: sinh viên

Trước khi đổi mới cơ chế Sau khi đổi mới cơ chế

Năm Năm

2014 2015 2016 2017

1.245 1.354 1.890 2.015

Nguồn: Ban CTCT&CTSV

Trong quản lý: Hệ thống hóa quản lý các lớp chính quy tại trường, các lớp văn bằng 2 tại trường. Các lớp tại chức, liên thông tại đây, cao học tại địa phương.

Nhà trường sắp xếp lớp học và lên danh sách sau đó chuyển xuống các Khoa có trách nhiệm đào tạo và quản lý cụ thể.

4.1.2.3. Tổ chức thực hiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Học viện đã xây dựng đề án phân cấp quản lý khoa học cho các Khoa chuyên môn theo hướng Học viện chỉ định hướng phát triển khoa học công nghệ, tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị chủ động nghiên cứu khoa học, phát triển đề tài để có thể chủ động giao cho các đơn vị. Ban khoa học công nghệ là đơn vị tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý, phát triển KHCN, Ban có chức năng tham mưu để đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ và tài chính, phát huy sức mạnh nội lực để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khuyến khích các hoạt động sáng tạo khoa học - công nghệ, thúc đẩy việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống quản lý khoa học - công nghệ; phân cấp quản lý một cách hợp lý giữa các cấp trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn, đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, xây dựng cơ chế chế liên kết đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp.

Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ như xây dựng qui hoạch, kế hoạch về bồi dưỡng, đào tạo lại và đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ (bao gồm cả công tác quản lý khoa học - công nghệ, chú trọng đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao, đầu ngành, tăng cường gửi cán bộ đi đào tạo ở các nước có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến. Xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ; Xây dựng qui chế về đổi mới tổ chức và quản lý trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện và quản lý các hoạt động khoa học - công nghệ. Tăng cường sự hợp tác trong nội bộ và với bên ngoài vì những mục tiêu nghiên cứu mang tầm chiến lược, lĩnh vực mũi nhọn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Liên doanh, liên kết Học viện với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế hoạt động của các quỹ đặc biệt để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tìm kiếm các hợp đồng, đề tài, dự án. Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho từng nhóm ngành và

chuyên ngành và liên ngành, xác định các vấn đề nghiên cứu trọng điểm, gắn nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với nhu cầu của các bộ ngành, địa phương, tổ chức phát triển, cả khu vực kinh tế công và kinh tế tư nhân. Thực hiện các hướng nghiên cứu ưu tiên.

Tổ chức trao đổi thông tin, xuất bản, đăng ký kịp thời bản quyền các sản phẩm KH-CN của Học viện trên thị trường trong và ngoài nước.Thực hiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với các hướng phát triển như Xây dựng kế hoạch tổng thể về KHCN trong đó thể hiện được các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu. Tổ chức lại hệ thống cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý KHCN phù hợp với định hướng mô hình đại học nghiên cứu.Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu và trường phái khoa học mạnh; tạo dựng môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp để thu hút các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế đến làm việc tại Học viện. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các phòng thí nghiệm và cơ sở phục vụ nghiên cứu khác đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.Tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho hoạt động KHCN.Đẩy mạnh hợp tác KHCN với các tổ chức, cá nhân; xây dựng và phát triển các mạng lưới nghiên cứu trong nước và quốc tế.Gắn nghiên cứu với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.Công bố và đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ các sản phẩm KHCN. Quảng bá, chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm KHCN. Hoàn thành kế hoạch tổng thể về KHCN; xây dựng và trình phê duyệt 4- 5 lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu; Hình thành được 8-9 nhóm và đề tài nghiên cứu liên ngành và tăng dần hàng năm;

Quy định về quản lý khoa học công nghệ không ngừng được hoàn thiện theo hướng phân cấp, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý dựa vào chất lượng nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị.Nghiên cứu khoa học là một trong những mũi nhọn mà học viện cần phải chú trọng để nầng tầm thương hiệu và hình ảnh. Trong năm vừa qua học viện đã cho thành lập 49 nhóm nghiên cứu mạnh chuyên sâu về các lĩnh vực, nhằm thúc đẩy các cán bộ trẻ tham ra nghiên cứu khoa học, đồng thời đó cũng là sự chuẩn bị để có thể nhận đơn đạt hàng từ chính phủ và nhà nước. Hiện nay, Học viện đã thành lập 49 nhóm nghiên cứu mạnh để tập hợp các nhà khoa học trong các lĩnh vực nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành.

Bảng 4.6. Tổng kết đề tài của học viên từ năm 2014 đên năm 2017 Năm Năm Cấp Nhà nước Cấp Bộ GD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)