Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88)

5.1. KẾT LUẬN

Qua số liệu điều tra, tổng hợp và phân tích 172 mẫu khảo sát người tiêu dùng ở thành phố Thái Bình, tôi xin đưa ra một số kết luận về mức độ nhận thức của người dân về thịt lợn sạch, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng ở thành phố Thái Bình như sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về cầu và nhu cầu của người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, thịt lợn sạch và một số yêu cầu, chỉ tiêu về chất chất lượng thịt lợn sạch, lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng, quá trình dẫn đến quyết định mua của người tiêu dùng; những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng. Đề tài cũng đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam hiện nay và các chính sách của chính phủ về phát triển chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn sạch.

Thứ hai, đề tài tìm hiểu được thực trạng mức độ nhận thức, nhu cầu và hành vi tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu. Qua nghiên cứu, ta thấy được rằng: người dân vẫn còn e dè với sản phẩm thịt lợn sạch bởi một bộ phận người tiêu dùng không biết nhiều thông tin về sản phẩm và không hiểu hết tầm quan trọng của thịt lợn sạch, số người thực sự biết về thịt lợn sạch rất ít; không thực sự tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm; địa điểm phân phối thịt lợn sạch quá ít và khó tiếp cận, và đặc biệt là mức giá thịt lợn sạch còn khá cao đối với một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Thứ ba, nghiên cứu sử dụng các số liệu đã thu thập phân tích, ước lượng được mô hình hồi quy tuyến tính theo các yếu tố: Giá bán, mức độ nhận biết, thói quen tiêu dùng, uy tín người bán, thuận tiện, thu nhập, lợi ích đối với sức khỏe. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu phân tích đã rút ra được một số yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch là: Giá bán, mức độ nhận biết, uy tín người bán, thuận tiện, thu nhập, lợi ích đối với sức khỏe. Kết quả phân tích cho thấy người tiêu dùng có mức độ nhận biết, có thu nhập càng cao thì quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch cao hơn. Yếu tố uy tín người bán, tính thuận tiện và lợi ích đối với sức khỏe càng cao cũng tác động thuận với quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch. Riêng yếu tố giá có tác động nghịch với quyết định tiêu dùng, giá càng cao thì quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng càng giảm. Yếu tố thói quen tiêu dùng không ảnh hưởng trong mô hình này.

Thứ tư, kết quả điều tra cho thấy vẫn còn nhiều người chưa từng mua thịt lợn sạch hoặc đã mua nhưng với tỷ lệ rất ít, vì vậy để phát triển thị trường thịt lợn sạch tại địa bàn nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số giải pháp như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân, nêu rõ những lợi ích của thịt lợn sạch tới sức khỏe của bản thân và gia đình.

- Hạ giá thành thịt lợn sạch để thịt lợn sạch tới gần hơn với đại bộ phận người tiêu dùng.

- Tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. - Quản lý sản xuất, phân phối và lưu thông thịt lợn sạch.

- Xây dựng thương hiệu, củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Chăn nuôi lợn đóng góp đáng kể vào kinh tế của đất nước. Thịt lợn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn để xuất khẩu ra thế giới. Thịt lợn sạch đã và sẽ là xu hướng tất yếu cho tiêu dùng thực phẩm. Vì vậy, để có thịt lợn sạch ra thịt trường, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng và đảm bảo được lợi ích cho người cung ứng, sau đây xin đề xuất một số biện pháp cần thực hiện để đảm bảo cung ứng thịt lợn sạch.

Đối với các cơ quan nhà nước

Các cơ quan chức năng cần có những giải pháp hiệu quả nhằm quản lý thịt lợn sạch từ khâu chăn nuôi, phân phối đến tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng thịt lợn sạch đến tay người tiêu dùng. Theo đó, cần có cơ quan chỉ đạo của nhà nước về sản xuất thịt lợn sạch. Cơ quan này sẽ vừa giám sát khâu chăn nuôi và phân phối lợn, đồng thời có các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích việc chăn nuôi lợn an toàn và giúp giảm chi phí cho người nông dân. Trong dài hạn, cơ quan chức năng nên phối hợp với nhà phân phối và người chăn nuôi xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho thịt lợn sạch. Điều này sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của người chăn nuôi, nhà phân phối, ngăn chặn các hành vi gian lận và bảo vệ người tiêu dùng.

Để có được thịt sạch ra thị trường cần có sự phối hợp tốt của các cơ quan nhà nước cùng với các cơ sở sản xuất kinh doanh thịt sạch:

Cần có kế hoạch xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt lợn sạch để có cơ sở đối chiếu, giám sát.

Cục thú y:

Cần có những chính sách quản lý chặt hơn nữa việc kiểm tra kiểm soát thịt trên thị trường. Cần ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như sử dụng hàn the để bảo quản, tiêm thuốc tăng trưởng có hại… khi phát hiện ra vi phạm cần xử phạt nghiêm khắc.

Đối với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

Thành lập và liên kết với các nhà kinh doanh để thành lập các điểm chăn nuôi, giết mổ tập trung để dễ dàng quản lý và áp dụng mô hình sản xuất thịt lợn sạch trên thị trường.

Có những chính sách hỗ trợ người dân như vốn, kỹ thuật, giống nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn có chất lượng ra thị trường từ đó ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hỗ trợ vốn cho những nhà máy sản xuất thịt lợn sạch cần vốn đầu tư lớn. Chủ động tìm kiếm thị trường giúp tạo điều kiện để thịt lợn sạch đến được với đông đảo người tiêu dùng.

Lên tiếng ủng hộ các dự án sản xuất thịt lợn sạch đến tất cả người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Cảnh báo các nguy cơ đối với thịt trôi nổi trên thị trường.

Kiến nghị đối với người tiêu dùng:

Việc tiêu dùng thịt lợn sạch đảm bảo chính lợi ích cuả người tiêu dùng.Vì vậy, người tiêu dùng cần chủ động tích cực trong việc tiêu dùng thịt lợn sạch:

+ Nhận thức rõ tiêu dùng thịt lợn sạch chính là bảo vệ cho sức khỏe của chính mình.

+ Cần chủ động tìm hiểu nâng cao kiến thức đối với thịt lợn sạch; đào thải, ngừng sử dụng đối với thịt không an toàn. Tạo thói quen tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Lệ Hà (2016). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp. Học Viện Nông nghiệp Việt nam.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Hà Nội. tr.24.

3. Lê Thế Giới (2014). Giáo trình kinh tế học vi mô. Nhà xuất bản Hà Nội.

4. Lê Thị Hương (2012). Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn san toàn của người dân trên địa bàn thành phố Huế. Khóa Luận tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học kinh tế Huế.

5. Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức (2011). Giáo trình kinh tế vi mô 1. Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

6. Ngô Đình Giao (1997). Giáo trình kinh tế học vi mô. Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

7. Ngô Trí Long và Nguyễn Văn Dần (2007). Giáo trình cơ sở hình thành giá cả. Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Thọ (2008). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dần và Nguyễn Hồng Nhung (2014). Giáo trình kinh tế vi mô 1. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Ngọc (2010). Bài giảng nguyên lý kinh tế vi mô. NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Phan Thế Công (2013). Bài giảng kinh tế học vi mô 2. NXB Đại học thương mại. 12. Philip Kotler (2001). Quản Trị Marketing. NXB Thống Kê, Hà Nội.

13. Philip Kotler (2004). Giáo trình Marketing cơ bản. NXB Thống Kê, Hà Nội. 14. Phí Mạnh Hồng (2011). Giáo trình kinh tế vi mô. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Trần Đoàn Dũng (2004). Tiếp thị cơ bản. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh.

16. Trần Minh Đạo (2009). Giáo trình Marketing căn bản. Trường Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

17. Trần Thị Thúy (2013). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua trái cây an toàn tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Vũ Kim Dũng (2010). Giáo trình nguyên lý kinh tế học vi mô. Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

19. Báo điện tử giáo dục Việt Nam : trăn trở nhu cầu thịt heo sạch. Ngày truy cập 10/10/2016 tại:

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Tran-tro-nhu-cau-thit-heo-sach-post163265.gd 20. Báo Thái Bình: Giải cứu hộ chăn nuôi lợn. Ngày truy cập 08/09/2017 tại

http://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/49/54914/giai-cuu-ho-chan-nuoi-lon

21. Báo sức khỏe đời sống: Kinh nghiệm chọn thịt lợn sạch. Ngày truy cập 23/6/2017 tại: http://news.zing.vn/mach-me-kinh-nghiem-chon-thit-lon-sach-post612171.htm

22. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012). Khái niệm về thịt sạch và mối quan tâm của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngày truy cập 21/4/2017 tại:

http://www.heorungthanhliem.com/?page=kythuat&act=detail&id=68&idtype=007 23. Phương Ngọc (2016). Ngành chăn nuôi: Cơ hội và thách thức. Ngày truy cập

10/10/2016 tại

http://nguoichannuoi.vn/nganh-chan-nuoi-the-gioi:-co-hoi-va-thach-thuc-nd2238.html 24. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7046 : 2002 về thịt tươi- quy định kỹ thuật. Bộ Khoa

học và công nghệ ban hành. Ngày truy cập 16/4/2017 tại:

http://hethongphapluatvietnam.net/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-7046-2002-ve-thit- tuoi-quy-dinh-ky-thuat-do-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-ban-hanh.html.

25. Trang Trại Việt (2015), thịt lợn và xu hướng cung cầu, truy cập ngày 20/2/201 tại: http://danviet.vn/nha-nong/thit-lon-va-xu-huong-cung-cau-175754.html.

26. Thị trường tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng.Truy cập ngày 24/128/2016 tại https://voer.edu.vn/m/thi-truong-tieu-dung-va-hanh-vi-mua-cua- nguoi-tieu-dung/e397dba6.

27. Trần Nam Trang (2014). Tìm hiểu các dạng hành vi của người tiêu dùng. Truy cập ngày 21/3/2017 tại:

http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1599/tim-hieu-cac-dang-hanh-vi- mua-cua-nguoi-tieu-dung

28. Võ Đức Minh (2017). Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày truy cập 15/2/2017 tại

https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%87_sinh_an_to%C3%A0n_ th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m

PHỤ LỤC 01

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI TIÊU DÙNG

Nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Thái Bình”

Giơi thiệu: Xin chào quý anh/chị! Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng, trên cơ sở tìm ra giải pháp nhằm giúp cho người tiêu dùng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận cũng như quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch, kính mong anh/chị dành chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát sau, những ý kiến quý báu của anh/chị là cơ sở giúp tôi thực hiện tốt đề tài.

Chân thành cảm ơn quý anh/chị! Ngày phỏng vấn: .../.../...

Địa điểm phỏng vấn: ...

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Xin quý anh/chị cho biết những thông tin dưới đây: 1: Họ và tên:

2: Giới tính : Nam Nữ 3: Số tuổi:

<25 41-55

25-40 >55 4: Trình độ học vấn cao nhất của anh/chị?

Dưới THPT Đại học

Trung học phổ thông Sau đại học

Trung cấp, cao đẳng 5: Nghề nghiệp?

Công nhân viên chức Nhà nước Thương nhân buôn bán

Lao động công ty Nông dân

Nghề nghiệp khác

6: Thu nhập bình quân đầu người của gia đình anh/chị là? ( VNĐ/tháng) Mã phiếu:

Dưới 4 triệu Từ 4-7 triệu Trên 7 triệu

PHẦN 2: THÓI QUEN MUA THỊT LỢN

7. Anh/Chị có phải là người thường xuyên mua thực phẩm cho cả gia đình không?

□ Có □ Không (cảm ơn và dừng phỏng vấn)

8. Anh/chị đánh giá mức độ quan trọng của thịt lợn hàng ngày như thế nào (1 lựa chọn)?

□ Rất quan trọng □ Quan trọng

□ Bình thường □ Không quan trọng

9. Anh/chị thường mua thịt lợn ở đâu? (1 lựa chọn)

□ Chợ □ Siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch

□ Hàng rong □ Quán cóc vỉa hè

10. Hiện nay trên thị trường theo trào lưu có rất nhiều nơi bày bán thịt lợn sạch nhưng không biết thực hư thế nào, vậy anh/chị thường căn cứ vào đâu để biết đó là thịt lợn sạch (Có thể nhiều lựa chọn)?

□ Trông sạch sẽ và không có có mùi lạ □ Có dấu kiểm dịch

□ uy tín của người bán

□ Có tem ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng □ Có màu sắc và độ tươi tự nhiên

□ Khác:

……… 11. Vấn đề gì khiến Anh/chị quan tâm nhất khi mua thịt lợn sạch trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm? (Có thể nhiều lựa chọn)?

□ Chất lượng và độ an toàn □ Tiêu chuẩn chứng nhận VSATTP □ Giá bán □ Nguồn gốc xuất sứ

□ Vẻ bề ngoài □ Khác:………

12. Tại các địa điểm sau, mức độ thường xuyên, giá trị và thời gian mua thịt lợn của anh/chị là như thế nào?

Tiêu chí Chợ Siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch Quán dọc đường Mức độ thường xuyên mua Hàng ngày Vài lần /tuần Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Giá trị mỗi lần mua <30.000đ 30.000-50.000đ 50.000-70.000đ >70.000đ

Thời gian mua

Sáng Trưa Tối

13. Anh/chị hãy xếp hạng những loại thịt lợn Anh/chị thường mua: (1: thường mua nhất, 2: thứ hai….)

Thịt nạc... Ba chỉ... Thịt vai...

Thịt mông... Thịt sườn... Thịt đùi... Chân giò... 14. Tỷ lệ thịt lợn sạch chiếm bao nhiêu % trong tổng lượng thịt lợn gia đình Anh/chị dùng hàng tháng?

□ Dưới 10% □ Từ 10-30%

PHẦN 3: NHẬN THỨC VỀ THỊT LỢN SẠCH

Dù đã sử dụng hay chưa từng sử dụng thịt lợn sạch, xin anh/chị vui long đưa ra quan điểm của mình theo các mức độ đối với các nhận định dưới đây: (1=Rất không đồng ý, 2=Không đồng ý, 3=Bình thường, 4=Đồng ý, 5=Rất đồng ý)

Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá

1 2 3 4 5

15. Giá bán

GB1 Thịt lợn sạch có giá bán cao hơn nhiều so với thịt lợn thường

GB2 Giá bán của TLS là một trong những rào cản chính cản trở quyết định tiêu dùng TLS GB3 Các giải pháp về giá sẽ làm tăng khả năng

tiêu dùng TLS

16. Lợi ích về sức khỏe

LI1 Thịt lợn sạch có chất lượng đảm bảo hơn so với thịt lợn thường (hàm lượng dinh dưỡng..)

LI2

Sử dụng thịt lợn sạch tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng, ngăn chặn các rủi ro xảy ra đối với sức khỏe người tiêu dùng LI3 Tiêu dùng thịt lợn sạch đảm bảo an toàn cho

người chăn nuôi và môi trường sống

17. Tính sẵn có và tính thuận tiện

TT1 Thịt lợn sạch khó tìm để mua hơn thịt lợn thường

TT2 Việc tiếp cận thông tin về nơi bán thịt lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88)