Mối quan hệ giữa độ tuổi và tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)

Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10- 30% Từ 31- 50% Trên 50% Tuổi Dưới 25 tuổi 14 0 0 0 14 Từ 25-40 tuổi 16 32 6 0 54 Từ 41-55 tuổi 44 31 10 0 85 Trên 55 tuổi 17 1 1 0 19 Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Khảo sát cho thấy thực tế khác với giả thiết đặt ra. Nhóm có độ tuổi từ 25- 40 tuổi là nhóm có tỷ lệ mua thịt lợn sạch cao nhất ở mức từ 10-30% là 59,26%

(32/54) và ở mức trên 30% là 11,76 %( 10/85) thuộc về nhóm tuổi từ 41-55. Có thể hiểu hai nhóm tuổi này có hiểu biết tốt hơn về thịt lợn sạch, trình độ học vấn cao nhất của họ cũng cao hơn, mức thu nhập của họ nhiều hơn vậy nên nhận thức của họ về việc tiêu dùng thịt lợn sạch tốt hơn so với nhóm người cao tuổi hơn. Trong khi đó nhóm người cao tuổi hơn lại có tỷ lệ mua thịt lợn sạch thấp hơn nhiều. Nhóm tuổi trên 55 tiêu dùng ở mức từ 10-30% là 5,26% (1/19), ở mức trên 30% cũng ở mức 5,26% (1/19) . Nhóm tuổi dưới 25 tuổi có tỷ lệ mua thịt lợn sạch nhiều nhất ở mức thấp nhất: dưới 10% và trong số đó phần lớn là họ không tiêu dùng. Do nhóm tuổi dưới 25 trong mẫu điều tra hầu hết họ mới đi làm, mới độc lập về tài chính, thu nhập thường không ổn định nên tỷ lệ phần trăm mua thịt lợn sạch còn thấp. Mặc dù họ nhận thức được việc tiêu dùng thịt lợn sạch là rất quan trọng và cần thiết nhưng trong quyết định mua của họ có rào cản là thu nhập tác động lên.

Điều này cũng chứng minh được rằng, không phải độ tuổi càng cao thì mức tiêu dùng thịt lợn sạch càng lớn bởi tùy theo nhận thức của mỗi người mà họ có mức tiêu dùng thịt lợn sạch cao hay thấp.

Như vậy, độ tuổi có ảnh hưởng tới tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch nhưng không theo chiều hướng rõ ràng mà mối quan hệ này thể hiện lớn nhất ở độ tuổi từ trên 25 đến 55. Ở độ tuổi này, họ thường có hiểu biết rộng, tài chính ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác tác động lên.

4.3.3.2. Giới tính

Giả định ban đầu được đưa ra như sau: Giới tính cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch với giả định là có sự chi trả khác nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)