Mối quan hệ giữa giới tính và tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10- 30% Từ 31- 50% Trên 50% Giới tính Nam 23 16 4 0 43 Nữ 68 48 13 0 129 Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Qua bảng 4.14, cho thấy không có sự khác biệt lớn về mức tỷ lệ phần trăm mua thịt lợn sạch giữa nam và nữ trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể với tỷ lệ mua thịt

lợn sạch dưới 10% thì nam là 23 người tương ứng với (23/43) 53,49%, nữ là 68 người tương ứng với (68/129) 52,71%. Với tỷ lệ mua thịt lợn sạch từ 10-30% thì nam giới là 16 người chiếm tỷ lệ (16/43) 37,21%, nữ giới là 48 người cũng chiếm tỷ lệ (48/129) 37,21%. Với tỷ lệ mua thịt lợn sạch từ 30% trở lên thì nam giới là 4 người chiếm tỷ lệ (4/43) 9,3%, nữ giới là 13 người chiếm tỷ lệ (13/129) 10,07%.

Theo như số liệu đã phân tích ở trên thì tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch của nam và nữ giới trên địa bàn nghiên cứu gần như bằng nhau, với nam và nữ là những đối tượng thường xuyên mua thực phẩm cho cả gia đình thì họ đều có những hiểu biết và điều kiện tiếp cận mọi thông tin về sản phẩm là như nhau dẫn đến hành vi tiêu dùng của họ không có sự khác biệt.

4.3.3.3. Nghề nghiệp

Giả định về nghề nghiệp được đặt ra như sau: Có sự khác nhau về tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch giữa các đối tượng. Nghiên cứu ban đầu cho rằng những người có nghề nghiệp càng ổn định thì tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ càng lớn. Còn những người có nghề nghiệp không ổn định thì mức tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)