Một số yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Một số yếu tố khác

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của

4.3.3.Một số yếu tố khác

4.3.3.1. Độ tuổi

Độ tuổi của người tiêu dùng có những ảnh hưởng đến quyết định mua thịt lợn sạch. Theo độ tuổi của người tiêu dùng mà xu hướng lựa chọn tiêu dùng thịt lợn sạch là khác nhau. Những độ tuổi khác mức độ quan tâm tới thịt lợn sạch đối với bữa ăn hàng ngày không đồng đều.

Giả thiết đặt ra trước khi khảo sát thực tế: Những người tuổi càng cao thì nhận thức về tiêu dùng thịt lợn sạch càng nhiều vì họ nhận thức được sức khỏe của họ là rất quan trọng, đặc biệt trong tiêu dùng thịt lợn hàng ngày. Vì vậy, nhu cầu về thịt lợn sạch của họ cao hơn đối tượng khác. Những người trẻ tuổi, họ còn có sức khỏe tốt, họ chưa quan tâm nhiều đến việc tiêu dùng thịt lợn sạch hay thịt lợn không an toàn cho sức khỏe. Vì đa số thịt lợn không an toàn khi tiêu dùng lại chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe của họ. Nhưng trên thực tế khi khảo sát lại cho kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa độ tuổi và tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch

Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10- 30% Từ 31- 50% Trên 50% Tuổi Dưới 25 tuổi 14 0 0 0 14 Từ 25-40 tuổi 16 32 6 0 54 Từ 41-55 tuổi 44 31 10 0 85 Trên 55 tuổi 17 1 1 0 19 Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Khảo sát cho thấy thực tế khác với giả thiết đặt ra. Nhóm có độ tuổi từ 25- 40 tuổi là nhóm có tỷ lệ mua thịt lợn sạch cao nhất ở mức từ 10-30% là 59,26%

(32/54) và ở mức trên 30% là 11,76 %( 10/85) thuộc về nhóm tuổi từ 41-55. Có thể hiểu hai nhóm tuổi này có hiểu biết tốt hơn về thịt lợn sạch, trình độ học vấn cao nhất của họ cũng cao hơn, mức thu nhập của họ nhiều hơn vậy nên nhận thức của họ về việc tiêu dùng thịt lợn sạch tốt hơn so với nhóm người cao tuổi hơn. Trong khi đó nhóm người cao tuổi hơn lại có tỷ lệ mua thịt lợn sạch thấp hơn nhiều. Nhóm tuổi trên 55 tiêu dùng ở mức từ 10-30% là 5,26% (1/19), ở mức trên 30% cũng ở mức 5,26% (1/19) . Nhóm tuổi dưới 25 tuổi có tỷ lệ mua thịt lợn sạch nhiều nhất ở mức thấp nhất: dưới 10% và trong số đó phần lớn là họ không tiêu dùng. Do nhóm tuổi dưới 25 trong mẫu điều tra hầu hết họ mới đi làm, mới độc lập về tài chính, thu nhập thường không ổn định nên tỷ lệ phần trăm mua thịt lợn sạch còn thấp. Mặc dù họ nhận thức được việc tiêu dùng thịt lợn sạch là rất quan trọng và cần thiết nhưng trong quyết định mua của họ có rào cản là thu nhập tác động lên.

Điều này cũng chứng minh được rằng, không phải độ tuổi càng cao thì mức tiêu dùng thịt lợn sạch càng lớn bởi tùy theo nhận thức của mỗi người mà họ có mức tiêu dùng thịt lợn sạch cao hay thấp.

Như vậy, độ tuổi có ảnh hưởng tới tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch nhưng không theo chiều hướng rõ ràng mà mối quan hệ này thể hiện lớn nhất ở độ tuổi từ trên 25 đến 55. Ở độ tuổi này, họ thường có hiểu biết rộng, tài chính ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác tác động lên.

4.3.3.2. Giới tính

Giả định ban đầu được đưa ra như sau: Giới tính cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch với giả định là có sự chi trả khác nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:

Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa giới tính và tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch

Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10- 30% Từ 31- 50% Trên 50% Giới tính Nam 23 16 4 0 43 Nữ 68 48 13 0 129 Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Qua bảng 4.14, cho thấy không có sự khác biệt lớn về mức tỷ lệ phần trăm mua thịt lợn sạch giữa nam và nữ trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể với tỷ lệ mua thịt

lợn sạch dưới 10% thì nam là 23 người tương ứng với (23/43) 53,49%, nữ là 68 người tương ứng với (68/129) 52,71%. Với tỷ lệ mua thịt lợn sạch từ 10-30% thì nam giới là 16 người chiếm tỷ lệ (16/43) 37,21%, nữ giới là 48 người cũng chiếm tỷ lệ (48/129) 37,21%. Với tỷ lệ mua thịt lợn sạch từ 30% trở lên thì nam giới là 4 người chiếm tỷ lệ (4/43) 9,3%, nữ giới là 13 người chiếm tỷ lệ (13/129) 10,07%.

Theo như số liệu đã phân tích ở trên thì tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch của nam và nữ giới trên địa bàn nghiên cứu gần như bằng nhau, với nam và nữ là những đối tượng thường xuyên mua thực phẩm cho cả gia đình thì họ đều có những hiểu biết và điều kiện tiếp cận mọi thông tin về sản phẩm là như nhau dẫn đến hành vi tiêu dùng của họ không có sự khác biệt.

4.3.3.3. Nghề nghiệp

Giả định về nghề nghiệp được đặt ra như sau: Có sự khác nhau về tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch giữa các đối tượng. Nghiên cứu ban đầu cho rằng những người có nghề nghiệp càng ổn định thì tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ càng lớn. Còn những người có nghề nghiệp không ổn định thì mức tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 4.15. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và mức tiêu dùng thịt lợn sạch

Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10 - 30% Từ 31- 50% Trên 50% Nghề nghiệp

Công nhân viên chức 13 10 2 0 25

Lao động công ty 30 32 6 0 68

Thương nhân buôn bán 19 10 7 0 36

Nông dân 17 11 1 0 29

Hưu trí 12 1 1 0 14

Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Qua bảng trên ta thấy, ở mức tiêu dùng dưới 10% thì hưu trí (12/14): 85,71% và người nông dân (17/29): 58,6% chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong số đó một phần sử dụng nhưng rất ít và một phần không sử dụng, điều đó cũng dễ hiểu vì nông dân trên địa bàn nghiên cứu có mức thu nhập khá thấp trong khi giá của thịt lợn sạch lại cao do đó khả năng tiếp cận để tiêu dùng thịt lợn sạch của họ là tương đối thấp. Còn bộ phận hưu trí họ đã có tuổi nên việc tiêu dùng thực phẩm chú trọng

chất lượng và độ phong phú hơn là số lượng do vậy nhóm này có sử dụng thịt sạch tuy nhiên cũng không cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở mức tiêu dùng từ 10-30% thì lao động công ty lại là bộ phận tiêu dùng nhiều nhất (32/68): 47,05%, tuy nhiên nhóm này người tiêu dùng đa số tiêu dùng ở mức trên 10% còn ở mức cao hơn thì tương đối thấp, điều này cũng dễ hiểu vì mức lương lao động công ty trên địa bàn thành phố tương đối cao do chế độ tăng ca khá nhiều do đó mức thu nhập cũng dần dần ổn định. Mặt khác, đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì tầng lớp lao động đã có ý thức hơn trong vấn đề lựa chọn sản phẩm an toàn. Sau đó là công nhân viên chức, tại mức này họ tiêu dùng đến 40% (10/25), bộ phận này có mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng thịt lợn sạch cũng như có sự hiểu biết nhất định. Ngoài ra, cũng là bộ phận có mức thu nhập tương đối ổn định do đó sự tiếp cận của họ với thịt lợn sạch dễ dàng dơn.

Ở mức tiêu dùng từ 31-50% thì tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch có sự phân biệt khá rõ ràng. Thương nhân buôn bán sử dụng ở mức này chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn, họ tiêu dùng 19,44% (7/36) trong khi các nhóm khác chỉ chiếm ở mức 7%. Điều này được giải thích là thương nhân buôn bán làm nghề kinh doanh tự do, họ có thu nhập tương đối cao do vậy nhu cầu sử dụng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất lớn. Do đó, tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn sạch của họ thường là lớn nhất.

Như vậy nghề nghiệp có ảnh hưởng tới tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch nhưng cũng không theo một chiều hướng nhất định vì mỗi ngành, nghề có mức thu nhập khác nhau điều đó cũng đã chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng tuy nhiên trong mỗi ngành nghề đó có các nhóm người nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của việc tiêu dùng thịt lợn sạch do đó cũng ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của họ là khác nhau.

4.3.3.4. Trình độ học vấn

Giả định về trình độ học vấn được đặt ra như sau: Có sự khác nhau về tỷ lệ phần trăm mua thịt lợn sạch giữa các đối tượng. Nghiên cứu ban đầu cho rằng những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ càng lớn. Còn những người có trình độ học vấn thấp thì mức tiêu dùng thịt lợn sạch của họ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 4.16. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức tiêu dùng thịt lợn sạch Mức %/hộ/tháng Mức %/hộ/tháng Tổng Dưới 10% Từ 10- 30% Từ 31- 50% Trên 50% Trình độ học vấn Dưới THPT 14 10 2 0 26 THPT 15 11 3 0 29 Trung cấp, cao đẳng 25 17 6 0 48 Đại học 36 25 6 0 67 Sau đại học 1 1 0 0 2 Tổng: 91 64 17 0 172

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)

Kết quả bảng 4.16 cho thấy:

Ở mức tiêu dùng dưới 10%, người tiêu dùng có các trình độ ứng với tỷ lệ phần trăm tiêu dùng là: dưới THPT: 53,84% (14/26); THPT: 51,72% (15/29), Trung cấp-cao đẳng: 52,08% (25/48), đại học: 53,73% (36/67), sau đại học: 50% (1/2).

Ở mức tiêu dùng từ 10-30%, người tiêu dùng có các trình độ ứng với tỷ lệ phần trăm tiêu dùng là: dưới THPT: 38,46% (10/26), THPT: 37,93% (11/29), Trung cấp - cao đẳng: 35,41% (17/48), đại học: 37,31 % (25/67), sau đại học: 50% (1/2).

Ở mức tiêu dùng trên 30%, người tiêu dùng có các trình độ ứng với tỷ lệ phần trăm tiêu dùng là: dưới THPT: 7,7% (2/26), THPT: 10,34 % (3/29), Trung cấp-cao đẳng: 12,5% (6/48), đại học: 8,95(6/67).

Như vậy, tỷ lệ người tiêu dùng thịt lợn sạch ở các trình độ học vấn khác nhau không có sự chênh lệch quá lớn. Điều đó cho thấy trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều tới quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu. Bởi họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng thịt lợn sạch là đảm bảo cho sức khỏe của họ và gia đình.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIÊU DÙNG THỊT LỢN SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Giải pháp về giá

Cơ sở giải pháp: Giá có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ thịt, sự tăng hoặc giảm giá thì đều làm lượng tiêu thụ giảm hay tăng. Khi nghiên cứu về mức

độ sẵn sàng chi trả của người dân đối với thịt lợn sạch, thì người tiêu dùng chủ yếu đồng ý trả thêm cho thịt lợn sạch là từ 20% trở xuống. Đây là căn cứ để định giá cho thịt lợn sạch, nếu giá cao hơn mức độ chi trả thêm, khi thịt lợn sạch đưa ra thị trường thì khó tiêu thụ hết. Khi tạo ra thịt lợn sạch với giá thành cao thì cần phải nghiên cứu những biện pháp để hạ giá thành nhằm đưa giá bán xuống, hoặc cần có những biện pháp trợ giá như:

- Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng, giảm khâu trung gian để giảm chi phí, từ đó người tiêu dùng có thể mua thịt lợn sạch với giá gần với giá của người chăn nuôi hơn.

- Nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật cho những vùng chăn nuôi lợn sạch nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Giải pháp về thu nhập

Căn cứ giải pháp: Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng, thu nhập tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng thịt lợn sạch, đồng nghĩa với việc khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua thực phẩm sạch. Trong thực tế, những gia đình có thu nhập thấp có xu hướng tiêu dùng ít thịt lợn sạch hơn. Vì vậy, để kích thích người tiêu dùng dùng nhiều thịt lợn sạch cần phải có những biện pháp làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân:

- Cần có các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo giúp họ cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là nhóm lao động thất nghiệp.

Giải pháp về xúc tiến: Người tiêu dùng có hiểu biết khá rõ về các đặc điểm của thịt lợn sạch, vì vậy cần thông tin cho người tiêu dùng về những địa điểm bán thịt lợn sạch, nguồn gốc thịt, giá bán…để thu hút người tiêu dùng.

Giải pháp tuyên truyền

Cơ sở giải pháp: Do thiếu thông tin nên người tiêu dùng không hiểu biết về bản chất và lợi ích của thịt lợn sạch, điều này phản ánh nhận thức của người tiêu dùng chưa cao. Đa số người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến

thông tin tới người tiêu dùng còn hạn chế khiến cho thịt lợn sạch vẫn còn khá xa lạ với một bộ phận người tiêu dùng. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức và cung cấp về thông tin về thịt lợn sạch tới người tiêu dùng như:

- Tuyên truyền phổ biến những kiến thức về thịt lợn sạch cho người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông của khu phố, phường,...và nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng.

- Tăng cường tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của thịt lợn bẩn, thịt không an toàn. Khi người tiêu dùng có sự hiểu biết thì họ sẽ chọn lựa thịt lợn sạch với tinh thần tự nguyện và sẵn sàng trả giá cao để mua thịt lợn sạch.

- Các chương trình tuyên truyền phải được thực hiện trong thời gian dài với những chính sách đồng bộ.

- Tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi công cộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.

Giải pháp an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Phân định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chức năng, cần có những kế hoạch chủ động kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là chỉ đưa ra cảnh báo đối với người tiêu dùng hoặc kêu gọi người tiêu dùng hãy bảo vệ chính mình. - Trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phải thay đổi cách làm từ theo kế hoạch sang đột xuất, đi cùng với tăng cường giám sát, xử lý nghiêm, truy đến cùng nguồn gốc thực phẩm vi phạm.

- Các vi phạm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải xử phạt ở mức cao nhất để mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Giải pháp quản lý chăn nuôi, phân phối và lưu thông

Cơ sở giải pháp: Hiện nay, thực phẩm bẩn đang trở thành vấn nạn ở khắp nơi do việc quản lý không tốt nên nhiều nơi kinh doanh trộn thịt lợn thường vào thịt lợn sạch hoặc bán thịt lợn sạch không đảm bảo chất lượng gây mất lòng tin khách hàng. Đây là một nguyên nhân khiến lượng người tiêu dùng mua thịt lợn

sạch không cao. Chăn nuôi thịt lợn sạch phải đầu tư cao nên giá cao hơn thịt lợn thường. Nhưng vì lợi ích trước mắt, không ít các cơ sở sản xuất và kinh doanh đã vi phạm quá trình sản xuất, đánh lừa người tiêu dùng. Phân phối và tiêu thụ thịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 79 - 88)