Kết quả sau khi kiểm định độ tin cậy các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

STT Nhân tố sát ban đầu Biến quan Biến quan sát còn lại Cronbach’s Alpha Biến bị loại

1 Giá bán 3 3 0,884 2 Lợi ích sức khỏe 3 3 0,859 3 Tính sẵn có và thuận tiện 3 3 0,838 4 Mức độ nhận biết 4 4 0,890 5 Thu nhập 3 3 0,820 6 Uy tín người bán 3 3 0,773

7 Thói quen tiêu dùng 3 3 0,816

8 Quyết định tiêu dùng 3 3 0,871

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích (2017) b. Phân tích nhân tố khám phá EFA bằng SPSS

Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) và giá trị của thang đo (EFA). Sau khi đánh giá xong độ tin cậy của thang đo bước tiếp theo là đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng được xem xét đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2008). Hiểu một cách đơn giản:

Thỏa mãn "Giá trị hội tụ": Các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố. Đảm bảo "Giá trị phân biệt": Các biến quan sát thuộc về nhân tố này và phải phân biệt với nhân tố khác.

- Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát hành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi nghiên cứu các đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm các đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu.

- Các tiêu chí trong phân tích EFA :

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤

KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Chúng ta cần lưu ý, điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau. Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2009).

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.

Lần lượt thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập và biến phụ thuộc. Chúng ta cần phân tích EFA riêng cho từng nhóm biến: độc lập riêng, phụ thuộc riêng. Việc cho biến phụ thuộc vào cùng phân tích EFA có thể gây ra sự sai lệch kết quả vì các biến quan sát của biến phụ thuộc có thể sẽ nhảy vào các nhóm biến độc lập một cách bất hợp lý.

Sau khi phân nhân tố khám phá cho các biến độc lập ta có kết quả ma trận xoay (phụ lục 02): 25 biến quan sát được gom thành 7 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Như vậy, sự tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố tương đối lớn.

Sau khi phân tích khám phá cho biến phụ thuộc (phụ lục 02) ta thấy: Bảng đầu tiên là KMO and Barlett’s Test. 0,5 ≤ KMO = 0,797 ≤ 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.

Sig Barlett’s Test = 0,000 < 0,05, phân tích nhân tố là phù hợp

Giá trị Eigenvalue = 1,123 ≥ 1 và trích được 7 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Tổng phương sai trích = 76,492 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, 7 nhân tố được trích cô đọng được 76,492% biến thiên các biến quan sát

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 22 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,5 (phụ lục 02).

Sau khi phân tích khám phá cho biến độc lập (phụ lục 02), các nhân tố được tóm tắt lại như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)