Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Địa điểm nghiên cứu
3.1.3. Điều kiện cụ thể của địa bàn nghiên cứu liên quan tới mục tiêu và nội dung
dung nghiên cứu
Trên địa bàn thành phố Thái Bình có 2 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp, 2 trường đào tạo nghề, 3 khu công nghiệp, 1 cụm công nghiệp, 4 khu đô thị mới, và các trụ sở cơ quan Nhà nước - là nơi tập trung phần lớn người lao động có thu nhập tương đối ổn định, có trình độ học vấn vậy nên thái độ của họ đối với tiêu dùng thực phẩm cũng khá rõ ràng.
Là một trong những thành phố đang trên đà phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ. Ngày 7/4/2014 thành phố Thái Bình được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình và phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại I. Như vậy, sẽ tác động lớn đến nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng đối với hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng.
Các chợ lớn và các siêu thị, hệ thống cửa hàng bán thực phẩm sạch tập trung hầu hết tại địa bàn thành phố. Vậy nên, rất thuận lợi cho quá trình điều tra thu thập số liệu.
Do đó thành phố Thái Bình được chọn làm điểm nghiên cứu.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Do trong quá trình điều tra không thể thăm dò hết ý kiến của tất cả người tiêu dùng trên tất cả các địa bàn nên khi thực hiện tôi đã tính toán và tiến hành điều tra trên 172 cá nhân ở các khu vực hoàn toàn khác nhau trên địa bàn thành phố Thái Bình gồm các khu vực Phường Bồ Xuyên, Phường Trần Lãm, Phường Trần Hưng Đạo. Các khu vực này có điều kiện thuận lợi để tiến hành thu thập số liệu điều tra.
3.2.2. Nguồn số liệu
3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Thông tin, số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn, những số liệu đã được công bố trên báo, luận văn, internet...
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
Số liệu tổng hợp từ Tổng Cục Thống kê, các cơ quan hành chính phục vụ công tác điều tra, phỏng vấn.
Các báo cáo của các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về nhu cầu đối với thịt chất lượng và an toàn, sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe.
3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp: Hình thức thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp, chọn mẫu ngẫu nhiên những người tiêu dùng đang mua thịt lợn tại chợ, cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, quán vỉa hè để phỏng vấn theo phiếu phỏng vấn.
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính:
- Nghiên cứu tài liệu: Trong các dự án phát triển nông thôn có các cuộc nghiên cứu về nhu cầu của các hộ dân đối với thịt và các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó thấy rằng nhu cầu sử dụng thịt của người dân ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi chất lượng thịt ngày càng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh. Đồng thời cũng thể hiện mức độ sẵn sàng chi trả để có các đặc điểm thịt chất lượng cao.
- Nghiên cứu thăm dò: Cuộc phỏng vấn thí điểm sơ bộ được tiến hành tại một số hộ gia đình bất kỳ trên địa bàn Thành phố Thái Bình. Kết quả của cuộc phỏng vấn này cùng với kết quả của nghiên cứu tài liệu là cơ sở để lập bảng hỏi điều tra cho giai đoạn tiếp theo.
+ Về thực trạng tiêu thụ thịt: Phần lớn, người dân mua thịt ở chợ, các quán gần nhà và một số người mua ở gánh hàng rong, siêu thị là nơi thỉnh thoảng người dân vào mua thịt. Hầu như tất cả người dân đều mua thịt vào buổi sáng.
+ Về các yếu tố ảnh hưởng đến mua thịt lợn: Phần lớn những người được hỏi thường xuyên mua thịt lợn ở người quen, họ tin tưởng vào chất lượng thịt của những người này.
+ Vấn đề về an toàn thực phẩm: Trong những năm gần đây tình hình về an toàn thực phẩm khiến người dân hết sức quan tâm, họ thấy lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải khi mua thịt lợn. Hầu hết đều cho rằng vấn đề về an toàn thực phẩm cần phải được đặc biệt quan tâm.
Nghiên cứu định lượng:
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng hỏi là công cụ chính của nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp, được thiết kế dựa trên một cơ sở tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và cuộc nghiên cứu thăm dò người dân trên địa bàn được thực hiện trước đó.
Bảng câu hỏi có 3 phần:
Phần 1: Mã số phiếu và lời giới thiệu
Phần 2: Thông tin người trả lời (tên, địa chỉ, số điện thoại,…). Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, điều tra thử với 30 người tiêu dùng để kiểm tra tính dễ trả lời, độ tin cậy của câu hỏi, sau đó điều chỉnh, loại bỏ hay bổ sung thêm câu hỏi. Bảng hỏi chính thức được sử dụng để điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Phần 3: Đây là phần chính của bảng câu hỏi. Nội dung bao gồm: các câu hỏi về thực trạng tiêu thụ thịt của người dân. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng thịt của người dân, đánh giá của người dân về một số đặc điểm của thịt được bán ở chợ và trong siêu thị, đánh giá về thịt an toàn.
Tính mẫu điều tra
Tính cỡ mẫu cần điều tra: công thức tính, sử dụng công thức tính của William, G.cochran (1977):
n = Z2p ( 1-p)/e2
Trong đó n: là số mẫu cần điều tra ; Z: giá trị tương ứng của miền thống kê, với mức ý nghĩa α=0,05 thì Z=1,96; e2 là độ lệch chuẩn cho phép e = 0,09; p(1-p) là tỷ lệ người đã từng mua thịt lợn sạch và tỷ lệ người chưa từng mua thịt lợn sạch. Cho p=q=0,5 để mẫu đảm bảo tính đại diện cao nhất (Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, 2001).
Ta tính được cỡ mẫu là :
n = (1.962 x 0.5x 0.5)/0.092 = 118
Như vậy số mẫu tối thiểu cần khảo sát là 118 mẫu. Tuy nhiên, để kết quả khách quan và có độ tin cậy cao hơn bài nghiên cứu xin được khảo sát 172 mẫu sau khi loại bỏ một số phiếu không hợp lệ.
Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu và thông tin thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết.
+ Phương pháp so sánh: sau khi thu thập và chọn lọc thì tiến hành so sánh dữ liệu qua từng thời kỳ xem xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
+ Sử dụng công cụ phần mềm spss 22 để xử lý dữ liệu thu thập được.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả : Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Các đại lượng cơ bản: Độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
- Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu thăm dò Bảng hỏi Điều tra thử: 30 mẫu
Điều chỉnh Bảng hỏi
chính thức Nghiên cứu chính thức:
- Chọn mẫu điều tra - Cỡ mẫu : 172 mẫu
- Hình thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp
Thu thập và xử lý dữ liễu: - Thu thập dữ liệu sở cấp và thứ cấp
- Xử lí dữ liệu điều tra với phần mềm SPSS 22
+ Thống kê mô tả + Thống kê so sánh + Phân tích nhân tố + Đánh giá độ tin cậy + Phân tích tương quan + Phân tích hồi quy tuyến tính
Hoàn thành nghiên cứu
nghiệp, thu nhập... nhằm giải thích dữ liệu nghiên cứu. Các số liệu thu thập sẽ được tổng hợp thành các con số phần trăm, giá trị trung bình...để mô tả thực trạng việc sử dụng, nhận thức và hành vi tiêu dùng thịt lợn sạch hiện nay của người tiêu dùng.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Phương pháp thống kê so sánh được áp dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định mỗi đối tượng khách hàng có những yếu tố thu nhập, gia đình và các điều kiện về bản thân khác. Vì vậy, dùng phương pháp này nhằm đánh giá các đối tượng khách hàng khác nhau tiêu dùng thịt lợn sạch.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Khóa luận có sử dụng phương pháp hồi quy bằng hàm số dạng tuyến tính. Đây là phương pháp lập một hàm quan hệ giữa các biến phụ thuộc với biến độc lập. Việc quyết định chọn mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng với tỷ lệ bao nhiêu thì phụ thuộc vào các yếu tố: Giá bán, thu nhập, tính sẵn có, thói quen tiêu dùng, uy tín người bán, lợi ích sức khỏe, sự hiểu biết. Trong hàm tỷ lệ mua thịt lợn sạch được xây dựng bao gồm những biến có tác động nhiều nhất.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu
Độ tuổi trung bình của người tiêu dùng;
Mức thu nhập bình quân của người/tháng (triệu đồng/tháng); Cơ cấu theo nghề nghiệp của người tiêu dùng;
Sản lượng thịt lợn tiêu thụ bình quân hàng tháng; Tỷ lệ người sử dụng thường xuyên thịt lợn sạch; Tỷ lệ phần trăm tiêu dùng thịt lợn sạch/tháng;
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
4.1.1. Hệ thống các chợ
Trên địa bàn thành phố Thái Bình có 5 chợ với quy mô tương đối rộng: Chợ đầu mối Hoàng Diệu, chợ Quang Trung, chợ Đề Thám, chợ Trần Lãm, chợ Bo. Các chợ này diễn ra cả hoạt động bán buôn và bán lẻ .Hầu như toàn bộ thịt lợn được bán ở các chợ này là thịt lợn thường. Thịt lợn sạch hầu như không có mặt trong các chợ này.
Bên cạnh các chợ có quy mô lớn còn có các chợ nhỏ và chợ tạm phân bố ở các khu vực dân cư. Các chợ này hình thành xuất phát từ nhu cầu của người dân. Hoạt động của các chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế. Cùng với cả nước thành phố Thái Bình đang cố gắng kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc lấn chiếm vỉa hè, long lề đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường, cảnh quan và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.1.2. Hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thái Bình mặc dù đã có nhiều các siêu thị lớn, nhỏ. Cụ thể là có 2 trung tâm thương mại lớn như: TTTM Vincom plaza, TTTM Victory và 7 siêu thị với quy mô vừa và nhỏ : Siêu thị Kim Anh, siêu thị Minh Hương, siêu thị Phương Linh..., 2 hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn: cửa hàng Monkey Fruit, cửa hàng Nông dân với các chi nhánh mở trên địa bàn thành phố song trên thực tế thịt lợn sạch được bày bán rất ít.
Tại các cửa hàng thực phẩm an toàn, thịt lợn sạch được bày bán vẫn rất hạn chế và chủ yếu là hàng đông lạnh. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng nên thịt lợn sạch đông lạnh vẫn chưa được người dân tin dùng phổ biến. Bên cạnh đó, giá cả thịt lợn sạch ở đây cũng đắt nên không phải ai cũng có thể mua thịt lợn sạch thường xuyên.
4.1.3. Hàng rong
Hoạt động bán rong trên địa bàn thành phố Thái Bình có xuất hiện nhưng chưa phổ biến, vì hầu hết mọi người có thói quen đi chợ, tại đây sản phẩm thịt được bày bán khá phong phú để người mua có thể lựa chọn và mua với giá cả
hợp lý hơn. Đa phần những người bán hàng rong là những người mua từ những chợ lớn bán buôn, phương tiện chủ yếu của họ là xe đẩy. Hoạt động mua bán diễn ra ngay trên đường hoặc tận cửa nhà người tiêu dùng. Do vậy, những người bán rong cũng gây những khó khăn cho xã hội nhất định, xuất phát từ việc mua bán diễn ra ngay trên đường ảnh hưởng tới giao thông, vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
4.2. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG THỊT LỢN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
4.2.1. Thông tin cơ bản của đối tượng được phỏng vấn
Qua điều tra chọn mẫu, tôi tập trung vào thu thập thông tin 172 người tiêu dùng. Các thông tin thu thập được bao gồm: thông tin cá nhân và các thông tin liên quan đến thực trạng tiêu dùng thịt lợn của đối tượng được phỏng vấn.
4.2.1.1. Thông tin về giới tính
Trong nghiên cứu này, đối tượng được hỏi là những người thường xuyên mua thực phẩm cho gia đình. Xu hướng càng ngày nam giới tham gia vào công việc nội trợ càng nhiều hơn, tuy nhiên, điều này vẫn chưa thật sự phổ biến.
Biểu đồ 4.1. Giới tính của người tiêu dùng
Trong số 172 phiếu khảo sát thì có 129 người tiêu dùng tham gia phỏng vấn là nữ chiếm tỷ lệ 75%, 43 người tiêu dùng tham gia phỏng vấn là nam chiếm tỷ lệ 25%. Ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai đối tượng được điều tra vì đối với hầu hết các gia đình Việt Nam phụ nữ thường đảm nhận vai trò nội trợ trong gia đình và họ cũng chính là những người đưa ra nhiều nhất những quyết định về tiêu dùng thực phẩm cho cả gia đình.
4.2.1.2. Thông tin về độ tuổi
Biểu đồ 4.2. Độ tuổi của người tiêu dùng
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)
Theo kết quả điều tra đối tượng được phỏng vấn chia thành 4 nhóm tuổi chính: dưới 25 tuổi, từ 25-40 tuổi, từ 41-55 tuổi và trên 55 tuổi.
Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi dưới 25 tuổi là 14 người chiếm tỷ lệ 8,1% và trên 55 tuổi là 19 người chiếm tỷ lệ 11%. Những người tiêu dùng thuộc 2 nhóm này chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi từ 25- 40 tuổi có 54 người tham gia phỏng vấn chiếm 31,4%. Nhóm này đại diện cho người tiêu dùng trẻ, họ thường là những người có trình độ, nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ thường quan tâm tới những sản phẩm đảm bảo độ tin tưởng về chất lượng.
Nhóm người tiêu dùng có độ tuổi từ 41-55 có 85 người tham gia phỏng vấn chiếm tỷ lệ 49,4%. Đây là nhóm người tiêu dùng có kinh nghiệm nội trợ, họ thường là những người quyết định chính trong tiêu dùng thực phẩm cho gia đình.
Nhóm người tiêu dùng từ 25-40 tuổi và từ 41-55 tuổi có tỷ lệ cao hơn hẳn so với 2 nhóm người tiêu dùng còn lại. Do họ chính là những người chăm lo chính cho gia đình. Vậy nên, những kinh nghiệm cũng như thói quen tiêu dùng của họ ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định tiêu dùng thực phẩm cho bữa ăn cả gia đình.
4.2.1.3. Thông tin về nghề nghiệp
Biểu đồ 4.3. Nghề nghiệp của người tiêu dùng
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2016-2017)
Trong số 172 người được hỏi thì nghề nghiệp chính của người tiêu dùng là lao động công ty 68 người chiếm tỷ lệ 39,5%. Điều đó cũng dễ hiểu vì hiện nay tại Thành phố Thái Bình có 3 khu công nghiệp : khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, khu công nghiệp Phúc Khánh, khu công nghiệp Tiền Phong , các khu công nghiệp này sử dụng khá nhiều lao động trên địa bàn. Tiếp đến là thương nhân buôn bán là 36 người chiếm tỷ lệ 20,9%, nông dân là 29 người chiếm tỷ lệ