Kinh nghiệm và bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.5.Kinh nghiệm và bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn trong

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.5.Kinh nghiệm và bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn trong

trong việc tiêu dùng thịt lợn sạch

Với các nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể khái quát các nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng gồm hành vi tiêu dùng, sở thích tiêu dùng, an toàn thực phẩm, giá, thu nhập và nhóm yếu tố khác.

Phương pháp chủ yếu được các tác giả sử dụng trong đề tài là các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được gồm các báo cáo tổng kết và số liệu của sở Nông Nghiệp và PTNT, Tổng cục thống kê, FAO. Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi. Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phân tổ thống kê và hàm hồi quy tuyến tính.

Người dân Việt Nam tiêu dùng ngoài quan tâm tới yếu tố giá cả, sở thích, giá cả hàng hóa liên quan, nhu cầu tiêu dùng, mục đích tiêu dùng thì hiện nay yếu tố sạch cũng rất được quan tâm. Những người tiêu dùng ở Việt Nam họ đã có kinh nghiệm trong tiêu dùng thịt lợn sau hàng loạt các vụ việc về thịt bẩn dùng hóa chất, thức ăn tăng trưởng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, sử dụng được nguồn thịt lợn sạch thì trước tiên người tiêu dùng phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản để hiểu biết cũng như phân biệt được thịt lợn sạch và thịt lợn không an toàn để từ đó có thể thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tích cực trong việc quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch.

Căn cứ vào tình hình tiêu thụ về thịt lợn cho thấy hiện tại nhu cầu về thịt lợn là rất lớn tuy nhiên để người tiêu dùng tiếp cận và tin tưởng sử dụng nguồn thịt lợn sạch lại là một bài toán khó. Vì loại sản phẩm này bị tác động cả về yếu tố khách quan cũng như yếu tố chủ quan của người tiêu dùng. Trong khi thịt lợn bẩn, không an toàn thì vẫn được bày bán tràn lan và chiếm được nhiều ưu thế hơn thịt lợn sạch. Thịt lợn sạch và thịt lợn thường rất khó phân biệt, để phân biệt chúng người tiêu dùng chủ yếu dựa vào cảm quan bề ngoài do đó họ luôn hoài nghi và thiếu lòng tin đối với sản phẩm thịt lợn sạch. Vậy để giải được bài toán này cần sự vào cuộc đồng bộ của cả các cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng nhằm hạn chế dến mức thấp nhất có thể các yếu tố gây cản trở tới quyết định tiêu dùng thịt lợn sạch của người dân.

Từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn, khi lựa chọn tiêu dùng thịt lợn nên chú ý:

- Mùi vị: Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc sẽ có mùi tanh hơn thịt lợn sạch. - Kiểm tra lớp mỡ: Lợn siêu nạc thường có lớp mỡ mỏng dưới 1cm và lỏng lẻo, phần nạc bám sát vào da. Còn với thịt lợn bình thường, mỡ thường dày 1,5 – 2cm có màu trắng trong đến trứng ngà, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng.

- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi trong khi thịt lợn siêu nạc thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ.

- Kiểm tra khối thịt: Với thịt lợn sạch, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo.

- Thịt chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi. Lợn ăn chất tạo nạc sẽ có cảm giác như ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có thể có dịch vàng chảy ra.

- Một cách thử đơn giản khác là khi thái thịt thành miếng dày 3-4 cm, nếu không đứng thẳng được thì đó là thịt đã nuôi tăng trọng.

- Khi chế biến: Thịt lợn sạch khi luộc nước trong, không váng bẩn, khi rang miếng thịt nở ra, không ra nước, có mùi thơm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)