Thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.2. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình sản xuất lợn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009 số lượng đầu lợn trên cả nước tăng 3,5%. Số lượng đầu lợn tất cả các vùng trong nước đều tăng, cao nhất là Đông nam bộ (tăng 10%), vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (tăng 6,6%). Tuy nhiên, năm 2010, do tình hình dịch bệnh đối với lợn; đặc biệt là dịch bệnh tai xanh trên lợn đã làm giảm số lượng đầu lợn, trên cả nước số đầu lợn là 27373.1, giảm 9% so với năm 2009. Các vùng có đàn lợn giảm đó là Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (giảm 5,7%), Đông Nam bộ (giảm 4,9%), Tây nguyên (giảm 1,7%), Đồng bằng sông Hồng (giảm 0,9%). Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có công tác kiểm tra và xử lý dịch bệnh tốt hơn những nơi khác nên số lượng đầu lợn tăng so với năm 2009 nhưng tỷ lệ tăng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng năm 2009 so với 2008.

Một số khó khăn của chăn nuôi lợn: theo số liệu của Cục Chăn nuôi (2010), chăn nuôi lợn trang trại phát triển khá mạnh nhưng chưa bền vững: cả nước có 8.500 trang trại nuôi lợn, cung cấp sản lượng thịt chiếm 45%, 55% còn lại do các nông hộ cung cấp (81,4% số lợn được nuôi trong nông hộ). Việc này gây trở ngại cho đầu tư công nghệ chăn nuôi thâm canh, khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh; Về giết mổ và chế biến thịt lợn: công nghệ giết mổ và chế biến thịt lợn chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu, gây khó khăn kiểm soát chất lượng thịt và mức độ ăn toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường tiêu thụ thịt lợn chưa bền vững: chưa thiết lập được cầu nối vững chắc giữa sản xuất và thị trường, giá cả thị trường chưa ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi thấp, không kích thích được sản xuất (Võ Trọng Thành, 2010).

Những nguyên nhân làm thịt kém an toàn: theo báo cáo đề tài “nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn, chất lượng cao” do Bộ Nông nghiệp PTNT quản lý thì những nguyên nhân làm thịt lợn kém an toàn xuất phát từ tất cả các khâu: chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và phân phối:

+ Chăn nuôi: tồn dư kháng sinh, hóc môn; thức ăn ô nhiễm vi sinh vật, độc tố; giống đề kháng kém; chuồng: mật độ nuôi cao.

+ Giết mổ: lợn bị bệnh; môi trường: vệ sinh kém; dụng cụ: vấy nhiễm vi sinh cao.

+ Vận chuyển: phương tiện, trang thiết bị, chất hàng không đúng cách; bao gói/đồ chứa đựng, nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố môi trường khác vấy nhiễm vi khuẩn cao.

+ Phân phối: mặt bằng, vật liệu quầy/bàn kém vệ sinh; môi trường bày bán bẩn, vấy nhiễm vi khuẩn cao.

2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, tiêu thụ thịt bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2010 đạt 31,5kg, tăng 6,7% so với năm 2009. Đặc biệt, tiêu thụ thịt bình quân đầu người Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của châu Á (31,3kg/người/năm) nhưng vẫn thấp hơn một số nước xung quanh như Trung Quốc (53kg/người/năm), Thái Lan (40kg/người/năm). Tuy nhiên, trong cơ cấu sản xuất và tiêu thụ thịt ở Việt Nam thì thịt lợn chiếm tới 77,5% lượng thịt tiêu thụ, thịt gia cầm chỉ chiếm 15,7% và thịt gia súc ăn cỏ (trâu, bò) chỉ 6,6%. Tỉ lệ

tiêu thụ thịt trên thế giới thông thường là 40-45% thịt lợn, 25- 30% thịt bò và 30- 35% thịt gia cầm (Trần Mạnh, 2011).

Theo số liệu của Cục Thú y, trong 9 tháng đầu năm 2011 cả nước đã nhập về 85.429 tấn thịt gia súc, gia cầm các loại, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2010. Ước tính cả năm nhập khoảng 100-110 nghìn tấn (chiếm tỷ trọng khoảng 3% so với tổng lượng tiêu thụ thịt cả năm). Trong đó, nhập khẩu thịt lợn cả năm khoảng 8.000 tấn (9 tháng đầu năm đã nhập 6.002 tấn, chỉ chiếm khoảng 0,3-0,4% trong tổng lượng thịt lợn tiêu thụ trong nước). Về tổng khối lượng thịt các loại tiêu dùng dự tính trong nước năm 2012 là khoảng 3,3 triệu tấn thịt xẻ, tăng khoảng 6,5 - 7% so với năm 2011. Do đó, Bộ Công thương dự báo lượng thịt nhập khẩu sẽ ở mức 60.000 - 70.000 tấn các loại (Lê Thị Hương, 2012).

2.2.3. Các chính sách của chính phủ về phát triển sản xuất và tiêu thụ thịt lợn sạch

- Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 với chủ trương xã hội hóa chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 147/2008/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO.

- Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

- Thông tư số 08/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VIETGAHP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong.

- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 21011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn.

- Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi.

- Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chuẩn quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

- Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.

- Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (Nghị định này thay thế cho nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/2/2010 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi).

- Văn bản số 597/TTg-NN ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi.

- Văn bản số 3511/BNN-CN ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)