Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan

2.2.4.1. Nghiên cứu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định khi mua thịt

Trong nghiên cứu “Nhu cầu đối với thịt lợn chất lượng ở Việt Nam” nói rằng: Khi đưa ra các nhân tố để người tiêu dùng lựa chọn là quan trọng khi mua thịt gồm có giá, độ tươi, màu thịt, an toàn thực phẩm, thói quen, tỷ lệ mỡ, nguồn gốc của thịt, bao gói, giống lợn (Luận và cộng sự, 2010). Kết quả cho thấy mối quan tâm về an toàn thực phẩm, giá, mua theo thói quen là những yếu tố người tiêu dùng quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đo lường được mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các yếu tố trên.

Trong dự án “Phát triển cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” cho rằng: Khi lựa chọn sản phẩm nông nghiệp người tiêu dùng

quan tâm nhất đến độ tươi sống của sản phẩm, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen đi chợ của họ (Nguyễn Thị Minh Hương, 2007).

Trong nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu nội địa về thịt lợn của Việt Nam” tác chủ yếu tập trung vào mức tiêu thụ và sở thích của người tiêu dùng hơn là phân tích mối quan hệ của các yếu tố như giá, chi tiêu của hộ và nhu cầu. Nhìn chung, báo cáo cũng cho thấy sự chênh lệch lớn về mức độ tiêu thụ thành thị và nông thôn, giữa thành phố lớn và các thành phố khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau về chất lượng và giá các sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ ở thành phố và nông thôn (Đinh Xuân Tùng và các cộng sự, 2001).

2.2.4.2. Nghiên cứu nhận thức của người dân về thịt chất lượng và đảm bảo an toàn

Trong nghiên cứu “Nhu cầu đối với thịt lợn chất lượng ở Việt Nam”, kết quả cho thấy phần lớn người tiêu dùng nói rằng thịt an toàn là thịt đảm bảo vệ sinh và trong thịt không chứa các chất kháng sinh, hormone, hay chất kích thích, họ nói rằng màu sắc của thịt chính là thể hiện độ tươi của thịt (Luận và cs., 2010).

Năm 2000, một cuộc khảo sát được thực hiện tại Hà Nội và Hải Phòng với số mẫu 201 người tiêu dùng chỉ ra rằng những nhân tố quan trọng của thịt lợn chất lượng là màu sắc, bằng chứng của thịt tươi, tỷ lệ mỡ thấp và sự mềm mại của thịt (Ginhoux, 2001). Thêm vào đó, kết quả của cuộc khảo sát năm 2002 được thực hiện tại Hà Nội với 200 người tiêu dùng cho thấy vấn đề về an toàn thực phẩm cũng hết sức quan trọng (Giguie et al., 2004).

Tuổi, tình trạng sức khỏe của vật nuôi, giống, giá như là những yếu tố thể hiện chất lượng; thể hiện an toàn gồm có sự sạch sẽ của các cơ sở chế biến và bán, đóng dấu vệ sinh an toàn của thú ý, không có sự hiện diện của kháng sinh, kích thích tố trong thịt. Yếu tố an toàn được phản ánh thông qua bao bì, sự hiện diện của con dấu chúng nhận đảm bảo. Chất lượng và an toàn được nhận thức dựa trên người tiêu dùng cảm nhận (Zaibet and Mtimet, 2010).

2.2.4.3. Nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chi trả

Nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hữu cơ đã phát hiện rằng người tiêu dùng có hiểu biết khá tốt đối với sản phẩm hữu cơ, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để tiêu dùng sản phẩm hữu cơ, các mức được đưa ra để khảo sát trong

nghiên cứu này là ít hơn 1,2 lần, gấp 1,2 lần; ...gấp 2 lần (Nguyễn Thị Minh Hương, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)