Cơ sở thực tiễn về phòng chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiền

2.2. Cơ sở thực tiễn về phòng chống buôn lậu

2.2.1. Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu của một số nước trong khu vực

2.2.1.1. Tại Trung Quốc

Bình khởi sướng, Hải quan Trung Quốc đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy. Tại cửa khẩu, Chính phủ đã hợp nhất ba lực lượng: Kiểm dịch hàng hóa; Kiểm dịch động thực vật; Kiểm tra vệ dinh dịch tễ thành một lực lượng thuộc ngành Hải quan.

Tổ chức chống buôn lậu trước đây do Văn phòng hỗn hợp chống buôn lậu ở biên giới đảm nhiệm, nay giao toàn bộ cho ngành Hải quan phụ trách.

Thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu trực thuộc ngành Hải quan chuyên trách làm nhiệm vụ chống buôn lậu. Lực lượng này có toàn quyền điều tra, bắt giữ, xử lý, lập hồ sơ … Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu bất Cchống buôn lậu của cơ quan Hải quan. Khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu, cảnh sát chống buôn lậu của cơ quan Hải quan chuyển cho Viện kiểm soát khởi tố. Chính phủ nghiêm cấm các ngành, các cấp và mọi cá nhân can thiệp vào công tác của cơ quan xử lý buôn lậu.

Đặc biệt Hải quan Trung Quốc còn thành lập đường dây nóng để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến buôn lậu. Kết quả theo dõi 10 năm qua có tới 60% số vụ tham nhũng, buôn lậu được phát hiện và xử lý.

2.2.1.2. Tại Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á nằm sâu trong thềm lục địa, không giáp với biển. Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Tình hình buôn lậu hiện nay có chiều hướng gia tăng với các mặt hàng vi phạm chủ yếu như: Thuốc lá; rượu; bia; hàng điện tử điện lạnh do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất. Trước thực trạng đó, các ngành chức năng của Lào đã triển khai nhiều biện pháp tổng thể nhằm hạn chế, giảm thiểu và ngăn chặn hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Cụ thể như việc siết chặt các chế tài quản lý; nâng cao ý thức tiêu dùng cho người dân, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước; ngoài việc tổ chức các cuộc hội thảo chống buôn lậu và gian lận thương mại ở các thành phố, các tỉnh vùng biên giới để cơ quan chúc năng nắm bắt được tình hình thực tế, phát động nhiều chiến dịch lớn trong cả nước.

2.2.1.3. Tại Thái Lan

Do nằm trong khu vực Tam giác vàng nên vấn đề chống buôn lậu mà chủ yếu là ma túy được Nhà nước Thái Lan đặc biệt chú trọng. Thái Lan đã thành lập

Ủy ban kiểm soát ma túy quốc gia (ONCB) với nhiều ngành tham gia như Bộ Nội vụ, Hải Quan, Biên phòng và Cảnh sát hoàng gia Thái Lan do Thủ Tướng làm chủ tịch. Trong Văn phòng ONCB có một số Cục thực hiện chức năng thi hành pháp luật hoặc cao hơn chức năng của cảnh sát ở một số lĩnh vực như: Bắt; khám xét; thu giữ và tịch biên tài sản có từ nguồn buôn lậu ma túy. Đặc biệt Thái Lan có trung tâm xử lý thông tin về tội phạm ma túy. Hải quan và lực lượng kiểm soát ma túy luôn thông báo kịp thời và nhận thông tin, cập nhật thông tin để xử lý.

Thái Lan luôn coi trọng công tác phối hợp giữa ONCB với Cảnh sát, Hải quan và Biên phòng để truy bắt và xử lý các hành vi buôn lậu. Tại cửa khẩu, Thái Lan đã sử dụng lực lượng trinh sát hóa trang theo dõi tâm lý hành khách xuất nhập cảnh, xử dụng máy soi hành lý, chó nghiệp vụ … đặc biệt là xử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại và vấn đề phối hợp giữa các lực lượng được coi trọng để theo dõi hoạt động buôn lậu.

2.2.2. Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan Hà Nội và Cục Hải quan Hải Phòng

2.2.2.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa bàn trung tâm, là nơi tập trung đầu mối và lưu lượng hàng hóa lớn nhất, chiếm 35% của cả nước.Vì vậy, đây là địa bàn hết sức phức tạp, luôn phải đối mặt với nhiều hoạt động tinh vi, táo tợn và bất chấp pháp luật của nhiều đối tượng.Theo Phó Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo 389/TP, hoạt động buôn bán hàng lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp.

Trước thực trạng buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp, Thành Phố Hà Nội đã có những biện pháp như: Tịch thu phương tiện vận chuyển của các đối tượng vi phạm để tăng sức răn đe, đấu thầu hàng lậu, bởi càng lưu giữ lâu trong kho chi phí càng tốn kém và giá trị hàng bị giảm. Tăng cường công tác phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng. Bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy, đồng thời có văn bản hướng dẫn áp dụng đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc kiểm tra, xử lý. Các ngành, các cấp cần chủ động tham mưu, đề xuất và đưa ra phương án xử lý các vấn đề bất cập trình cấp trên trực tiếp xử lý có hiệu quả vấn đề quản lý Nhà nước theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu.

2.2.2.2. Tình hình chống buôn lậu của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Tình hình buôn lậu trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, theo đại diện các sở, ngành cho rằng các hoạt động này vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Để giải quyết bài toán khó này, các biện pháp đã được đưa ra như: Tăng cường, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện và các đoàn thể. Chủ động phối hợp và triển khai công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến và địa bàn giáp ranh với Thành Phố Hải Phòng, nhất là tỉnh Quảng Ninh trong việc trao đổi và cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu như thời gian hoạt động, tuyến đường vận chuyển… nhằm đề ra các biện pháp phối hợp đấu tranh. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ; tập trung đổi mới phương pháp trinh sát, điều nghiên nắm rõ đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu để nhận dạng ra đầu nậu, từ đó truy tìm điểm tập kết hàng để có biện pháp đấu tranh cụ thể, hiệu quả, triệt phá các đường dây, xử lý tận gốc; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Với đặc điểm là tỉnh Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua nên Quảng Trị luôn là một địa bàn trọng điểm của tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm từ biên giới chuyển về. Mặt khác, nền kinh tế Quảng Trị đang có nhiều bước tiến mới, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhộn nhịp, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Vì vậy, đấu tranh chống buôn lậu luôn là một mặt trận rất gian nan và vất vả. Từ thực tế của các địa phương và nhận thấy địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều nét tương đồng với các địa phương khác trong cả nước nên để làm tốt công tác này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu mà tỉnh Quảng Trị là:

Một là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức về tác hại, hậu quả của tên nạn buôn lậu đối với nền kinh tế - xã hội. Việc triển khai thực hiện đấu tranh phòng chống buôn lậu phải được thực hiện gắn kết chặt chẽ với các chương trình kinh tế - xã hội khác.

Hai là, duy trì và thực hiện tốt công tác hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng

nhật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động chống buôn lậu.

Ba là, vai trò thường trực, tham mưu, hướng dẫn của Tổng Cục Hải quan là

rất quan trọng. Thường xuyên thực hiện và coi trọng công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bốn là, phải có cơ chế, chính sách phù hợp với lực lượng chuyên trách

chống buôn lậu. Đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)