Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 73 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hả

BUÔN LẬU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ

4.2.1. Các yếu tố bên ngoài

4.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Trong thời gian qua, Chính phủ, Nhà nước ta cùng các cấp, các ngành chức năng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm SHTT... Tuy đạt được một số thành tựu song vẫn có những hạn chế trong kết quả đấu tranh là do hệ thống các quy định của pháp luật về đấu tranh chống hàng lậu, gian lận thương mại ở nước ta mặc dù tương đối đầy đủ song vẫn còn có một số quy định chưa thực sự hoàn thiện, còn chồng chéo, thiếu cụ thể, từ đó tạo ra nhiều lỗ hổng để các đối tượng phạm tội lợi dụng hoạt động.

Một là, tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLTBTC--

BCT-BCA ngày 12/05/2011 của liên Bộ quy định về hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường. Các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng bằng cách xuất hóa đơn hợp thức hóa hàng lậu. Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu mua lại của các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh chỉ cần có hóa đơn bán hàng của bên bán là đủ. Song, thực tế cho thấy việc cấp và quản lý hóa đơn bán hàng của ngành chức năng cho các hộ kinh doanh cũng còn thiếu các quy định chặt chẽ và chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên vẫn còn hiện tượng các đối tượng tùy tiện phát hành hóa đơn để hợp thức hóa cho hàng lậu, nhận quyển hóa đơn từ cơ quan chức năng về đưa luôn cho đối tượng buôn lậu tự viết theo từng lô hàng

hoặc theo tỷ lệ %; ghi hóa đơn tùy tiện, tên hàng, đơn vị tính, giá thấp hơn giá thực tế trên thị trường.

Hai là, tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư liên tịch 60/2011/TTLTBTCBCT--

BCA về hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.Theo đó đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cơ sở đó (trong trường hợp cơ sở kinh doanh kho, bến, bãi đã đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) thì trong thời hạn 72 giờ, kể từ thời điểm kiểm tra hàng hóa của cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, phải xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thì cơ quan kiểm tra hàng hóa đó tiến hành tạm giữ hàng hóa để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa. Như vậy, quy định như vậy rất dễ tạo kẽ hở giúp đối tượng chủ đầu nậu có đủ thời gian để hợp thức hóa hóa đơn, chứng từ cho hàng lậu nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm pháp lý.

Ba là, Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày

1/7/2013, nhưng hệ thống các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành chưa được ban hành dẫn đến một khoảng trống pháp lý gây nhiều khó khăn cho các lực lượng thực thi trong áp dụng như: nguồn kinh phí cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn hạn chế, chưa có hướng dẫn cụ thể mới về cơ chế hỗ trợ kinh phí 50% cho các lực lượng chức năng.

Bốn là, tại khoản 2, Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày

20/06/2012 thì việc khám xét phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện bằng văn bản. Đây là quy định đúng đắn, tuy nhiên trong thực tế có lúc gây khó khăn không ít, thậm chí không kiểm tra được. Theo quy trình thì trước khi khám xét, phải đề nghị Chủ tịch UBND huyện bằng văn bản và được sự đồng ý bằng văn bản. Nếu chủ tịch UBND huyện đồng ý ngay trong ngày thì công tác kiểm tra được kịp thời, có hiệu quả. Song, nhiều trường hợp có huyện công văn này phải chờ 2-3 ngày sau mới được duyệt vì nhiều lý do, do đó mất tính thời cơ và bảo mật, hàng lậu, hàng cấm đã chuyển đi nơi khác;

Năm là, về kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm

định đó thể hiện tính công bằng của luật pháp. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định giá thường dựa theo lời khai của chủ hàng, cách làm này thiếu khách quan và không đúng quy định. Từ đó dẫn đến định khung tiền phạt sẽ thiếu tính chính xác không đủ để răn đe đối tượng vi phạm.

Ngoài ra còn một số chủ trương, chính sách, quy định, của Đảng, Nhà nước, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cũng như của lãnh đạo tỉnh được ban hành để giải quyết vấn đề phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn như: Kế hoạch số 3508/KH-UBND ngày 08/11/2012 củab UBND tỉnh Quảng Trị về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2015; Công văn số 145/KH-HQQT ngày 29/01/2013 về kế hoạch công tác Kiểm soát hải quan năm 2013; Công văn số 783/UBND tỉnh Quảng Trị ngày 27/3/2013 về việc áp dụng chính thức kéo dài thười gian mở, đóng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo...

Các chính sách, chủ trương, quy định này có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, mục tiêu và kết quả của các văn bản chỉ đạo lại chưa đạt được như mong muốn, chưa có tính lâu dài, ổn đinh. Việc ban hành còn chưa kịp thời, nội dung còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng gây một số khó khăn cho các cán bộ thực thi. Ví dụ theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 12/6/2009 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì thuốc lá điếu, xì gà do nước ngoài sản xuất không nằm trong danh mục cấm nhưng hạn chế kinh doanh. Tuy nhiên theo công văn số 3743/TN-XNK ngày 16/6/2002 của Bộ công thương hướng dẫn việc nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà theo Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 23/1/2012 thì mặt hàng này chỉ được phép thực hiện sau khi có Thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp. Và như vậy sau khi 02 Nghị định này có hiệu lực thì vẫn chưa có doanh nghiệp nào được phép nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà sản xuất tại nước ngoài. Do vậy việc lưu hành mặt hàng này trên thị trường nội địa là hàng lậu (vì phải chờ thông tư hướng dẫn trong khi Nghị định đã có hiệu lực).

4.2.1.2. Đặc điểm tâm lý và tiêu dùng thời gian qua

Xác định công cuộc đấu tranh phòng chống buôn lậu là gian nan, lâu dài và nhận thức, ý thức của người tiêu dùng, người kinh doanh có ảnh hưởng khá lớn

tới công tác này nên lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng luôn quan tâm tới việc tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức, hiểu biết của người dân. Trong những năm qua, nhận thức và ý thức người kinh doanh và người tiêu dùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh đã tự ký vào cam kết không buôn bán hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả. Tuy số lượng hộ tự nguyện ký cam kết qua các năm ngày càng tăng, song chỉ chiếm khoảng 25% tổng số hộ kinh doanh. Con số này vẫn còn khá thấp.

Ngoài ra, do tâm lý ngại va chạm, ỷ lại vẫn còn tồn tại nên các hành vi vi phạm chưa được tố giác nhiều. Một bộ phận người dân và cả các doanh nghiệp vẫn còn mang nặng tâm lý xem công việc phòng chống buôn lậu là của Nhà nước, ngại tiếp xúc và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra và xử lý vi phạm.

Mặt khác, với một số bộ phận người dân có điều kiện lại tồn tại tâm lý sính đồ ngoại, hàng có nhãn hiệu nổi tiếng hay ngoại hoá đang dần xâm lấn vào tâm trí người Việt Nam nói chung và tâm lý người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị nói riêng, người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản …. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mức cân bằng cạnh tranh của sản xuất trong nước, mặt hàng sản xuất của các Công ty trong nước không thể cạnh tranh trên thị trường.

Chính các tồn tại đó trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, cũng như tâm lý ngại công bố thông tin của doanh nghiệp đã làm chững lại không ít những nỗ lực đáng ghi nhận của các lực lượng chức năng và khiến cho nhiều vụ vi phạm đâm vào ngõ cụt, thiếu thông tin để giải quyết.Điều này khiến cho công tác chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn.

4.2.1.3. Đặc điểm địa bàn hoạt động

Do đặc thù về địa lý, đặc biệt là tuyến biên giới đường bộ đa dạng và phức tạp nên công tác đấu tranh chống buôn lậu của các ngành chức năng nói chung và của ngành hải quan nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chính quyền tại địa phương còn buông lỏng quản lý cho nên đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu phát triển, thậm trí còn làm ngơ trước các hiện tượng cả làng biên giới làm cửu vạn cho bọn buôn lậu, vì quan niệm vì kế sinh nhai của bà con. Ngoài ra, nghiêm trọng hơn còn có một số nơi vì lợi ích cục bộ đã ban hành một số văn bản trái thẩm quyền, trái quy định đã tạo điều kiện cho các hoạt động buôn lậu, gian lận trốn thuế.

4.2.2. Các yếu tố bên trong

4.2.2.1. Nhân lực

Một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa kịp đáp ứng và theo kịp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực nghiệp vụ khó, phức tạp như: Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá, kiểm tra tại doanh nghiệp ... Những yếu kém bọc lộ trước tiên là khâu kiểm tra xuất xứ. Tại nhiều đơn vị cán bộ công chức hải quan còn hạn chế về kiến thức liên quan đến xuất xứ hàng hóa nên mắt lỗi rất sơ đẳng, như trên nhãn hiệu, bao bì sản phẩm hiện xuất xứ của một nước, nhưng C/O lại lại xác định xuất xứ của một nước khác. Có trường hợp do hạn chế về hiểu biết của cán bộ công chức hải quan về mặt hàng, công nghệ sản xuất nên không thể phát hiện được các nghi vấn về hàm lượng trị giá của thép lá cán nguội chủ yếu được hình thành từ nguyên liệu và ở công đoạn cán nóng. Yếu kém nữa trong khâu kiểm hóa hải quan là vấn đề nắm vững chính sách, pháp luật của cán bộ công chức hải quan trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, các khái niệm như linh kiện; nguyên liệu; vật tư đôi khi cán bộ công chức hải quan áp dụng miễn thuế chưa chính xác trong các trường hợp này, hay trong công tác kiểm tra và tham vấn xác định trị giá, do kiến thức của cán bộ công chức thừ hành còn hạn chế nên công tác này lại hiệu quả chưa cao dẫn đến áp lực đối với áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, do hàng hóa đã lưu thông trên thị trường ...

Chưa có chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ, công chức thuộc lực lượng kiểm soát hải quan, thực tế này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả nghiệp vụ trong đó có công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Còn xẩy ra hiện tượng cán bộ công chức hải quan vi phạm kỷ luật, tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngành hải quan.

4.2.2.2. Cơ sở vật chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng nói chung và phục vụ công tác phòng chống buôn lậu nói riêng còn nhiều hạn chế:

- Các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, công cụ hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu vừa thiếu, vừa yếu. Phần lớn đã lạc hậu về kỹ thuật.

- Phương tiện xe máy đang được trang bị cho hoạt động phòng chống buôn lậu có phân khối thấp, trong khi đó đối tượng buôn lậu thường sử dụng

những loại xe máy có phân khối cao để chuyên trở hàng lậu, nên không đảm bảo được yêu cầu công tác phòng chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 73 - 78)