Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu của một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 26)

2.2.1.1. Tại Trung Quốc

Bình khởi sướng, Hải quan Trung Quốc đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy. Tại cửa khẩu, Chính phủ đã hợp nhất ba lực lượng: Kiểm dịch hàng hóa; Kiểm dịch động thực vật; Kiểm tra vệ dinh dịch tễ thành một lực lượng thuộc ngành Hải quan.

Tổ chức chống buôn lậu trước đây do Văn phòng hỗn hợp chống buôn lậu ở biên giới đảm nhiệm, nay giao toàn bộ cho ngành Hải quan phụ trách.

Thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu trực thuộc ngành Hải quan chuyên trách làm nhiệm vụ chống buôn lậu. Lực lượng này có toàn quyền điều tra, bắt giữ, xử lý, lập hồ sơ … Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu bất Cchống buôn lậu của cơ quan Hải quan. Khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu, cảnh sát chống buôn lậu của cơ quan Hải quan chuyển cho Viện kiểm soát khởi tố. Chính phủ nghiêm cấm các ngành, các cấp và mọi cá nhân can thiệp vào công tác của cơ quan xử lý buôn lậu.

Đặc biệt Hải quan Trung Quốc còn thành lập đường dây nóng để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến buôn lậu. Kết quả theo dõi 10 năm qua có tới 60% số vụ tham nhũng, buôn lậu được phát hiện và xử lý.

2.2.1.2. Tại Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á nằm sâu trong thềm lục địa, không giáp với biển. Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Tình hình buôn lậu hiện nay có chiều hướng gia tăng với các mặt hàng vi phạm chủ yếu như: Thuốc lá; rượu; bia; hàng điện tử điện lạnh do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất. Trước thực trạng đó, các ngành chức năng của Lào đã triển khai nhiều biện pháp tổng thể nhằm hạn chế, giảm thiểu và ngăn chặn hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Cụ thể như việc siết chặt các chế tài quản lý; nâng cao ý thức tiêu dùng cho người dân, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước; ngoài việc tổ chức các cuộc hội thảo chống buôn lậu và gian lận thương mại ở các thành phố, các tỉnh vùng biên giới để cơ quan chúc năng nắm bắt được tình hình thực tế, phát động nhiều chiến dịch lớn trong cả nước.

2.2.1.3. Tại Thái Lan

Do nằm trong khu vực Tam giác vàng nên vấn đề chống buôn lậu mà chủ yếu là ma túy được Nhà nước Thái Lan đặc biệt chú trọng. Thái Lan đã thành lập

Ủy ban kiểm soát ma túy quốc gia (ONCB) với nhiều ngành tham gia như Bộ Nội vụ, Hải Quan, Biên phòng và Cảnh sát hoàng gia Thái Lan do Thủ Tướng làm chủ tịch. Trong Văn phòng ONCB có một số Cục thực hiện chức năng thi hành pháp luật hoặc cao hơn chức năng của cảnh sát ở một số lĩnh vực như: Bắt; khám xét; thu giữ và tịch biên tài sản có từ nguồn buôn lậu ma túy. Đặc biệt Thái Lan có trung tâm xử lý thông tin về tội phạm ma túy. Hải quan và lực lượng kiểm soát ma túy luôn thông báo kịp thời và nhận thông tin, cập nhật thông tin để xử lý.

Thái Lan luôn coi trọng công tác phối hợp giữa ONCB với Cảnh sát, Hải quan và Biên phòng để truy bắt và xử lý các hành vi buôn lậu. Tại cửa khẩu, Thái Lan đã sử dụng lực lượng trinh sát hóa trang theo dõi tâm lý hành khách xuất nhập cảnh, xử dụng máy soi hành lý, chó nghiệp vụ … đặc biệt là xử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại và vấn đề phối hợp giữa các lực lượng được coi trọng để theo dõi hoạt động buôn lậu.

2.2.2. Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan Hà Nội và Cục Hải quan Hải Phòng

2.2.2.1. Cục Hải quan thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa bàn trung tâm, là nơi tập trung đầu mối và lưu lượng hàng hóa lớn nhất, chiếm 35% của cả nước.Vì vậy, đây là địa bàn hết sức phức tạp, luôn phải đối mặt với nhiều hoạt động tinh vi, táo tợn và bất chấp pháp luật của nhiều đối tượng.Theo Phó Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo 389/TP, hoạt động buôn bán hàng lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp.

Trước thực trạng buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp, Thành Phố Hà Nội đã có những biện pháp như: Tịch thu phương tiện vận chuyển của các đối tượng vi phạm để tăng sức răn đe, đấu thầu hàng lậu, bởi càng lưu giữ lâu trong kho chi phí càng tốn kém và giá trị hàng bị giảm. Tăng cường công tác phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng. Bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy, đồng thời có văn bản hướng dẫn áp dụng đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc kiểm tra, xử lý. Các ngành, các cấp cần chủ động tham mưu, đề xuất và đưa ra phương án xử lý các vấn đề bất cập trình cấp trên trực tiếp xử lý có hiệu quả vấn đề quản lý Nhà nước theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu.

2.2.2.2. Tình hình chống buôn lậu của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Tình hình buôn lậu trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, theo đại diện các sở, ngành cho rằng các hoạt động này vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Để giải quyết bài toán khó này, các biện pháp đã được đưa ra như: Tăng cường, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện và các đoàn thể. Chủ động phối hợp và triển khai công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến và địa bàn giáp ranh với Thành Phố Hải Phòng, nhất là tỉnh Quảng Ninh trong việc trao đổi và cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu như thời gian hoạt động, tuyến đường vận chuyển… nhằm đề ra các biện pháp phối hợp đấu tranh. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ; tập trung đổi mới phương pháp trinh sát, điều nghiên nắm rõ đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu để nhận dạng ra đầu nậu, từ đó truy tìm điểm tập kết hàng để có biện pháp đấu tranh cụ thể, hiệu quả, triệt phá các đường dây, xử lý tận gốc; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Với đặc điểm là tỉnh Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua nên Quảng Trị luôn là một địa bàn trọng điểm của tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm từ biên giới chuyển về. Mặt khác, nền kinh tế Quảng Trị đang có nhiều bước tiến mới, hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa nhộn nhịp, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Vì vậy, đấu tranh chống buôn lậu luôn là một mặt trận rất gian nan và vất vả. Từ thực tế của các địa phương và nhận thấy địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều nét tương đồng với các địa phương khác trong cả nước nên để làm tốt công tác này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác chống buôn lậu mà tỉnh Quảng Trị là:

Một là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức về tác hại, hậu quả của tên nạn buôn lậu đối với nền kinh tế - xã hội. Việc triển khai thực hiện đấu tranh phòng chống buôn lậu phải được thực hiện gắn kết chặt chẽ với các chương trình kinh tế - xã hội khác.

Hai là, duy trì và thực hiện tốt công tác hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng

nhật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động chống buôn lậu.

Ba là, vai trò thường trực, tham mưu, hướng dẫn của Tổng Cục Hải quan là

rất quan trọng. Thường xuyên thực hiện và coi trọng công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bốn là, phải có cơ chế, chính sách phù hợp với lực lượng chuyên trách

chống buôn lậu. Đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Trị

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Trị

Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.

- Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi

điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.

- Địa hình gò đồi, núi thấp.Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Địa hình đồng bằng.Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.

- Địa hình ven biển.Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định.

Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

b) Khí hậu

Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị

được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240-250C ở vùng đồng bằng, 220- 230C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400-420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70-90C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng 7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn.

- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88-90%.

- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.

- Gió: Tỉnh Quảng Trịchịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là

hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400 - 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 26)