Khái quát tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 52 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

4.1.1. Khái quát tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên tuyến biên giới và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, thị trường nội địa vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Hàng hóa thẩm lậu vào nội địa chủ yếu là thuốc lá ngoại, rượu ngoại, bia, nước giải khát, gạo nếp, đường kính trắng, mỳ chính, sữa Ensure, bánh kẹo, mỹ phẩm, gỗ, đồ điện gia dụng (đặc biệt là máy điều hòa nhiệt độ do trong những tháng mùa hè thời tiết nắng nóng kéo dài), phụ tùng xe máy xuất xứ từ Thái Lan, pháo từ Lào sang biên giới xuất hiện trong những tháng giáp tết, tập trung trên các tuyến biên giới Việt Nam - Lào, tại các cửa khẩu thông qua các tuyến đường giao thông, địa bàn trọng điểm, các điểm tập kết, cất giấu, vận chuyển hàng hóa nhập lậu trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt (KTTMĐB) Lao Bảo, 2 bên cánh gà Cổng B Khu KTTMĐB Lao Bảo, trên tuyến Quốc lộ 9…Hàng lậu được vận chuyển từ biên giới về và từ các tỉnh phía Bắc vào bằng cách cất giấu trên các loại phương tiện xe tải lớn, xe container hoặc cất giấu lẫn lộn với nhiều loại hàng hóa khác có hóa đơn chứng từ hợp pháp, trên các xe khách; sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để hợp thức hóa hàng nhập lậu, viết hóa đơn về hàng hóa thấp hơn giá trị thực để trốn thuế.

Đặc biệt, thời gian qua trên tuyến biên giới, các đối tượng buôn lậu lợi dụng triệt để hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh qua Lào các mặt hàng do nước ngoài sản xuất như rượu ngoại, sữa ensure, bia các loại, đường kính, máy điều hòa nhiệt độ. Sau khi có Thông tư 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/10/2014, nhiều mặt hàng Việt Nam sản xuất nhập khẩu vào Khu KTTMĐB Lao Bảo không được hưởng ưu đãi về thuế, có biểu hiện các đối tượng chuyển sang lợi dụng hoạt động nhập lậu hàng Việt Nam đã xuất khẩu sang Lào qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cửa khẩu quốc tế La Lay, sau đó tìm cách vận chuyển thẩm lậu quay trở lại Việt Nam để hợp thức hóa đơn, chứng từ rồi tiếp tục xuất khẩu để chiếm đoạt thuế GTGT, hàng hóa chủ yếu gồm sữa, cà phê, nước yến, bánh kẹo các loại ...

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389/ĐP, các lực lượng trên địa bàn tỉnh đã bám sát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Các lực lượng chức năng bám sát địa bàn cũng như những thời điểm tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có diễn biến phức tạp. Đồng thời luôn nắm chắc diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước, cơ chế chính sách mới, nâng cao chất lượng của công tác dự báo, chủ động nắm tình hình, địa bàn, phát hiện kịp thời các phương thức, thủ đoạn của đối tượng buôn lậu. Trên cơ sở đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí lực lượng, phương tiện đánh trúng đường dây, ổ nhóm buôn lậu chuyên nghiệp có giá trị lớn, có hiệu quả, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh và Sở Y tế đã mở đợt tập trung kiểm tra chuyên đề về các mặt hàng là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng theo Công văn chỉ đạo số 2712/UBND - TM ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh về việc phát động mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Lực lượng Kiểm lâm, Công an, Bộ đội Biên phòng đã tăng cường phối hợp, tổ chức các cuộc kiểm tra, truy quét vào các tụ điểm thường xảy ra tình trạng khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh. Công tác đấu tranh chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ được tăng cường, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các chủ doanh nghiệp - chủ sở hữu nhãn hiệu, Hiệp hội các ngành hàng tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Theo quy luật, hàng năm nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp trước Tết Nguyên đán tăng cao, nên vào thời điểm này, các đối tượng buôn lậu tăng cường hoạt động buôn lậu hàng hóa để cung cấp cho nhu cầu thị trường. Về biện pháp ngăn chặn và hạn chế tình trạng buôn lậu: Ngày 27/11/2015, Ban Chỉ đạo 389/ĐP có Công văn số 1187/BCĐ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 để chỉ đạo các ngành, lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn buôn lậu từ biên giới cho đến thị trường nội địa; Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân không tham gia, tiếp tay buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm và tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về xử phạt vi

phạm hành chính đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Trên tuyến biên giới, địa bàn biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan tỉnh tiếp tục tăng cường công tác trinh sát, nắm tình hình, phối hợp với các lực lượng chức năng trong Khu KTTMĐB Lao Bảo và trên tuyến Quốc lộ 9 để đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng quay vòng để hoàn thuế GTGT. Trên thị trường nội địa, các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại các địa bàn trọng điểm, các điểm tập kết hàng hóa, tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016; tăng cường kiểm tra thương nhân chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhất là các mặt hàng nhạy cảm, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có giấy phép kinh doanh; tăng cường công tác kiểm tra pháp luật về giá, đặc biệt là việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, ghi nhãn hàng hóa; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh, Trung tâm thương mại Lao Bảo để kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong kinh doanh, chống các hành vi gian lận thương mại, nhất là về cân đong, đo đếm hàng hóa; tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các chủ doanh nghiệp - chủ sở hữu nhãn hiệu, các Hiệp hội ngành hàng để đấu tranh có hiệu quả đối với tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, góp phần thực hiện bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016.

4.1.2. Thực trạng công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

4.1.2.1. Hoạt động thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan

Đối tượng tham gia buôn lậu chủ yếu là người dân địa phương sinh sống ở các xã biên giới, gồm một số đối tượng là đầu lậu và phần lớn là những người vận chuyển thuê, đây là những người rất thông thạo địa bàn nên rất thuận lợi trong việc luồn lách, tránh né sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng. Do vậy, để điều tra, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, Cục Hải quan Quảng Trị đã coi trọng:

- Xây dựng một đội ngũ mật báo tốt. Đội ngũ này là quần chúng nhân dân, nhân mối, cơ sở cài đặt tại các tụ điểm tập hợp nhiều hàng hóa nhập lậu, bên cạnh đó phối hợp với các cơ quan hữu quan, kết hợp với việc kiểm tra theo chỉ thị của Bộ, UBND tỉnh, của Tổng Cục Hải quan có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất để tổng hợp đề xuất kế hoạch kiểm tra, kiểm soát.

- Triển khai thực hiện công tác thu thập thông tin về hàng hóa XNK vào, ra vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo làm cơ sở cho việc đánh giá diễn biến tình hình buôn lậu vào nội địa, báo cáo Tổng Cục Hải quan, UBND tỉnh để có biện pháp quản lý và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Ban hành công văn số 1309/HQQT-CBL ngày 27/9/2013 về việc chấn chỉnh thực hiện việc thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

- Triển khai kế hoạch thu thập thông tin doanh nghiệp của Cục và phân công của TCHQ; xây dựng tiêu chí phân tích cập nhật vào hệ thống VNACCS/VCIS để thực hiện công tác QLRR theo quy định.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng biện pháp điều tra nắm tình hình, sưu tra.

- Trao đổi thông tin trong và ngoài ngành:

+ Thực hiện trả lời trực tiếp qua đường dây nóng cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp có yêu cầu, có vướng mắc về chính sách xuất nhập khẩu, về quy trình thủ tục và thuế suất hàng hóa ...

+ Cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của một số đối tượng theo yêu cầu của Công an.

Nhờ những biện pháp đưa ra phù hợp và kịp thời, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã thu nhận được lượng thông tin hữu ích cho công tác phòng chống buôn lậu (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Kết quả cung cấp thông tin cho Cục HQQT năm 2015

STT Đối tượng Số lượng

tin Nội dung

1 Quần chúng 50 Địa điểm tập kết hàng, biển số xe, loại xe 2 Cơ sở bí mật 80 Địa điểm tập kết hàng, biển số xe, loại xe

3 Cơ quan hữu

quan 58

Địa điểm tập kết hàng, biển số xe, loại xe, tên chủ phương tiện, hàng hóa vi phạm, số lượng hàng vi phạm, các chứng từ…

4 Lực lượng HQQT

đi kiểm tra 140

Địa điểm tập kết hàng, biển số xe, loại xe, tên chủ phương tiện, hàng hóa vi phạm, số lượng hàng vi phạm, các chứng từ…

5 Chỉ đạo của cấp

trên 18

Biển số xe, loại xe đang lưu thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tổng 346

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Với những thông tin mật báo trên đã giúp cho lực lượng Hải quan Quảng Trị xác định được địa điểm tập kết hàng hóa, phương tiện vận chuyển, loại xe vận chuyển hàng lậu ... Những thông tin quý giá trên giúp cho lực lượng Hải quan giảm rất nhiều thời gian đi trinh sát, đỡ hao tổn sức người và tiền bạc.

4.1.2.2. Hoạt động tuyên truyền phòng chống buôn lậu

Từ thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại đang diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương trong tỉnh đòi hỏi công cuộc chống tệ nạn này phải thu hút được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, các lực lượng chức năng, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Vì thế, những năm vừa qua, công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền,vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại và tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng đã được tiến hành triển khai trên toàn tỉnh Quảng Trị.

Bảng 4.2. Nội dung và cách thức tuyên truyền thông tin

Đối tượng thực hiện

Đối tượng

tiếp nhận Nội dung thông tin, tuyên truyền Cách thức tuyên truyền Kết quả

BCĐ 389, UBND tỉnh

Lãnh đạo

các đơn vị, ban ngành

- Chủ trương, chính sách pháp luật về hoạt động kinh doanh thương mại;

- Ảnh hưởng của hoạt động buôn lậu

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học về hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Sô buổi hội nghị hội thảo được tổ chức 2 lần/ năm. BCĐ 389 tỉnh, lãnh đạo các đơn vị, ban ngành Cán bộ, công chức trong ngành - Chủ trương, chính sách các quyết định, nghị định, chỉ thị về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm buôn lậu;

- Tác động và ảnh hưởng của hoạt động buôn lậu; kiến thức về hàng hóa

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học; các buổi trưng bày, mở các lớp tập huấn về hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; - Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng;

Số buổi trưng bày, mở lớp tập huấn là 1 lần/ năm BCĐ 389, UBND tỉnh Lãnh đạo các địa phương

- Các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động chống buôn lậu

- Tác hại của hành vi buôn lậu

- Tổ chức các buổi họp, hội nghị phổ biến những vấn đề liên quan tới chống buôn lậu và gian lận thương mại. Số buổi họp, hội nghị diễn ra 2 lần/năm Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Hộ kinh doanh, doanh nghiệp

- Chính sách thuế, các quy định, điều kiện về sản xuất, kinh doanh hàng hóa; tác hại của hành vi buôn lậu;

- Vận động ký cam kết không vi phạm

- Làm phóng sự, chuyên đề qua báo đài;

- Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tại các chợ. 35% số hộ ký cam kết trong tổng số hộ kinh doanh, 7350 hộ năm 2015 Cục HQ tỉnh Quảng Trị Người tiêu dùng

- Pháp luật, tác hại của hành vi buôn lậu - Kiến thức để nhận biết hàng thật, hàng giả

- Qua báo đài, băng rôn, pano, giao lưu văn nghệ - Tổ chức Hội chợ thương mại trưng bày hàng giả, hàng thật.

Hội chợ thương mại được tổ chức 1 lần/năm

Bảng 4.3. Ý kiến của đối tượng điều tra về công tác tuyên truyền

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Từ bảng điều tra trên cho thấy công tác thông tin,tuyên truyền, vận động chống buôn lậu được thực hiện ở mức tương đối tốt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Có 108 phiếu trên tổng số 150 phiếu, tương đương 72% phiếu ý kiến đánh giá tốt, 21 phiếu tương đương 21% phiếu ý kiến đánh giá mức khá. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số phiếu đánh giá của hộ kinh doanh và người dân đánh giá ở mức trung bình và yếu; cụ thể: 12 phiếu, tương đương 8% số phiếu đánh giá trung bình và 09 phiếu, tương đương 6% số phiếu đánh giá ở mức yếu trong tổng số 150 phiếu điều tra. Qua đây, nhận thấy đã có sự nỗ lực, cố gắng trong công tác tuyên truyền của các cán bộ vận động nhưng chưa thực sự hiệu quả tới một số hộ kinh doanh và người dân một số vùng nông thôn. Chính vì vậy, các cán bộ cần phải tích cực, đi sâu, theo sát và có những cách tuyên truyền mới mẻ, đơn giản, dễ hiểu, thu hút hơn nữa sự quan tâm của toàn dân để việc chống buôn lậu thu được nhiều thành tựu.

4.1.2.3. Trang bị và sử dụng nguồn lực trong hoạt động phòng chống buôn lậu

a) Đào tạo cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu Xác định yếu tố con người có ý nghĩa quyết định trong mọi lĩnh vực, do đó cần đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo cán bộ để họ có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, trung thực khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 52 - 68)