Phương hướng tăng cường công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 81 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Phương hướng tăng cường công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hả

4.3. Giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh

4.3.2.Phương hướng tăng cường công tác phòng chống buôn lậu tại Cục Hả

quan Quảng Trị trong thời gian tới

Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế của Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn cho xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia và môi trường.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành đất nước công

nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chiến lược đó ngành Hải quan đã xây dựng mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Để củng cố, xây dựng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện trong thời gian tới cần tập trung phấn đấu theo các phương án sau:

Một là, tập trung củng cố, xây dựng các phương án, kế hoạch đấu tranh

chống buôn lậu. Dựa vào phương án tổng thể của ngành, của địa phương xây dựng phương án kế hoạch cụ thể về đấu tranh chống buôn lậu của đơn vị cho phù hợp với thực tiễn, đại bàn hoạt động, đặc biệt là phương án chống buôn lậu tại vùng biên.

Hai là, chấn chỉnh, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ điều tra phòng

chống buôn lậu, cụ thể:

- Tổ chức điều tra cơ bản để nắm bắt tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên địa bàn tùy từng thời điểm, xác định rõ địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm. Tiến hành xây dựng các đầu mối cơ sở bí mật, cộng tác viên cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại.

- Xây dựng lại quy chế phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu. Phối hợp xác minh lập hồ sơ sưu tra các đối tượng buôn lậu, mặt hàng buôn lậu, tuyến trọng điểm đưa vào danh mục cụ thể, nhằm phát hiện đối tượng nghi vấn hoặc đối tượng chuyên án để chủ động có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả.

- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các Phòng tham mưu và các Chi cục với các lực lượng chức năng trên địa bàn để nắm tình hình tại địa bàn cửa

khẩu, các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan để thu thập, sàng lọc, xử lý thông tin khi có nghi vấn về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm. Chủ động điều tra, xác minh làm rõ nguồn thông tin nghi vấn và báo cáo cho lãnh đạo Cục để xử lý.

Ba là, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài

ngành để chủ động nắm bắt thông tin về hoạt động buôn lậu, phối hợp tổ chức khám xét một số phương tiện có dấu hiệu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự làm công

tác chống buôn lậu để phù hợp với năng lực sở trường, với trình độ được đào tạo; có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ công chức này theo hướng chính quy, hiện đại; trở thành lực lượng chuyên nghiệp có chuyên môn sâu, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực và hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa quản lý hải quan.

Năm là, đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên chuyền giáo dục để nhân dân,

thương nhân hiểu, nhận thức và chấp hành đúng pháp luật, vận động quần chúng ở những vùng vốn là điểm nóng về buôn lậu không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

Sáu là, tập chung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị,

kho chứa vật tư, nguyên liệu đảm bảo tính chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu.

Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhất là các đơn vị cơ sở

nhằm ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực và vi phạm pháp luật trong cán bộ công chức Hải quan. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên kịp thời cán bộ công chức có thành tích xuất sắc trên mặt trận chống buôn lậu; xử lý nghiêm minh các trưởng hợp thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu.

4.3.3. Giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

4.3.3.1. Giải pháp về công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả

Cần sớm ban hành các văn bản pháp luật dưới hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính với các Ban, ngành có liên quan để trao đổi các thông tin nghiệp vụ cần thiết. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ cho phép cử cán bộ Hải quan ra nước ngoài làm công tác thu thập thông tin để có thể

chủ động hơn với nguồn tin từ nước ngoài (Hải quan các nước được gọi là Tùy viên Hải quan).

Đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan để hỗ trợ cho công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

Rà soát, nghiên cứu toàn bộ công tác thu thập thông tin của toàn ngành Hải quan.

Cần nghiên cứu và xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin bổ sung cho hệ thống cơ sở dữ liệu lấy từ hoạt động thông quan của ngành.

Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định chế độ thu thập, quản lý và sử dụng thông tin nghiệp vụ với các chế tài nghiêm ngặt, đảm bảo các hệ thống thông tin luôn được cập nhật, sống động theo sát tình hình thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3.2. Giải pháp về đào tạo và sử dụng cán bộ trong hoạt động phòng chống buôn lậu

Hiệu quả của thực hiện hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan. Để nâng cai năng lực, trình dộ của cán bộ cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Ngành Hải quan thống nhất ban hành bản mô tả chức danh công việc trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của ngành. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể yêu cầu của từng bộ phận công tác về số lượng, chất lượng cán bộ. Từ đó mới có kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng mới và điều động luôn chuyển cán bộ cho phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong đó có lĩnh vực kiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan.

- Công tác đào tạo và đào tạo lại: Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản, dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể. Trước mắt tiếp tục quan tâm đầu tư cho hoạt động đào tạo các nghiệp vụ: Xác định trị giá; phân loại hàng hóa; thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan (tình báo hải quan); quản lý rủi ro; kiểm soát hải quan; kỹ năng thẩm vấn; kỹ thuật kiểm tra phương tiện vận tải; kiểm tra sau thông quan; kỹ năng kiểm tra chứng từ thương mại và nhận biết chứng từ giả; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan

Bên cạnh đó cần phải đồi mới quy mô và phương pháp đào tạo. Thực tiễn công tác đào tạo cho thấy mô hình đào tạo theo các khu vực, theo từng nhóm địa

bàn đặc thù với số lượng học viên vừa phải; đào tạo về lý thuyết kết hợp với thao tác thực hành ngay tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; trên hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa; phương tiện đã mang lại kết quả rất tích cực.

Đối với cán bộ làm công tác điều tra, ngành Hải quan cần phải phối hợp với các cơ sở đào tạo của các ngành như Công an, Quân đội để nâng cao năng lực điều tra, trinh sát của cán bộ công chức Hải quan. Đối với lực lượng thi hành nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan cần bổ sung thêm kiến thức về kế toán, kiểm toán. Ngoài ra cần tăng cường bổ sung kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, đó là những kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức Hải quan trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên môn hóa là hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của ngành hải quan. Do đặc thù của ngành hải quan là thường xuyên luân chuyển, dẫn đến sự xáo trộn về cán bộ, cá biệt còn có một số đơn vị tiến hành luân chuyển không phù hợp về chuyên môn dẫn đến tình trạng lúng túng thậm chí còn sai sót trong thực thi công việc dấn đễn tạo sơ hở cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Do vậy, nếu tiến hành luân chuyển thì thực hiện luân chuyển trong lĩnh vực chuyên môn của can bộ đó.

Cần có chế độ, chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thỏa đáng đối với cán bộ, công chức làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Riêng về chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức nhà nước hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, nhất là trong tình hình lạm phát, giá cả leo thang hiện nay. Tuy thời gian qua Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách tiền lương, nhưng sự chuyển biến chưa đáng kể do điều kiện kinh tế của nước ta còn khó khăn. Vì vậy, cần có những chính sách khen thưởng thỏa đáng, động viên cả bằng tinh thần và vật chất cho những cán bộ, công chức đã có những thành tích.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cần quan tâm thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, rèn luyện ý chí và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ công chức làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức.

4.3.3.3. Giải pháp về trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động phòng chống buôn lậu

Trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ công chức Hải quan phải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế của Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia và môi trường.

Để góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại, đầu tư, đồng thời vừa quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Hải quan 2014, yêu cầu đặt ra là phải có sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi phương diện hoạt động, công tác hải quan phải được thực hiện trong một hành lang pháp lý đầu đủ, mạnh mẽ, chặt chẽ, thống nhất và có sự trợ giúp bởi việc ứng dụng công nghệ hiện đại để đạt hiệu quả cao, trong đó việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu cần được coi trọng và đây là điều kiện góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu trong xu hướng ngày càng tinh vi, phức tạp.

Trong thời gian qua công tác quản lý hải quan chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công trừ một số khâu trong công tác nghiệp vụ hải quan được tin học hóa nên còn hạn chế hiệu quả. Mức độ hiện đại hóa hoạt động hải quan chưa theo kịp được yêu cầu thi hành Luật Hải quan, nhất là việc thay đổi phương thức quản lý, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, hạn chế kiểm tra tại cửa khẩu kết hợp với kiểm tra sau thông quan. Nâng cao trình độ sử dụng sử dụng trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa là yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị nói riêng trong việc phát hiện và xử lý kịp thời diễn biến tình hình buôn lậu ngày càng tinh vi và phức tạp. Cụ thể:

- Cần tăng cường thêm trang thiết bị kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh tại Chi cục hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay để kiểm tra đối với những lô hàng của doanh nghiệp trọng điểm, phương tiện vận tải trọng điểm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu làm thủ tục hải quan và khu vực quản lý hải quan trọng điểm, nhất là các thiết bị phục vụ cho công chức làm

nhiệm vụ kiểm hóa như cân điện tử, máy soi container, dụng cụ đảm bảo nhận biết chính xác số lượng, trọng lượng ...

- Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu trên biển như ca-nô cao tốc chịu được sống biển cấp 4, cấp 5, hộp thuốc thử ma túy, máy soi container hiện đại, tổ chức triển khai công tác giám sát bằng camera ở những nơi cần thiết, trang bị hệ thống thông tin liên lạc ... để thu nhận và phân tích nhanh nhất những thông tin nhằm triển khai kịp thời mọi phương án có hiệu quả.

4.3.3.4. Giải pháp về về sự phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu

Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị là cơ quan thuộc Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan có thể được hiểu đó là sự tác động bằng tổng thể của pháp luật thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước lên các quan hệ xã hội trong hoạt động hải quan nhằm góp phần đảm bảo, ổn định chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương. Do vậy, vai trò của nhà nước địa phương có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan, trong đó công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế.

Nhà nước thực hiện quyền lực của mình thông qua việc ban hành các chế độ chính sách, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Đối với tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường phòng chống buôn lậu tại cục hải quan tỉnh quảng trị (Trang 81 - 89)