Kinh nghiệm quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Kinh nghiệm quản trị nhân lực

2.2.3.1. Kinh nghiệm quản trị nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng

Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng là công ty có nhiệm vụ tổ chức thi công, sản xuất vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị... phục vụ xây dựng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty cổ phần Sông Hồng đã nêu rõ: “Xây dựng và phát triển nguồn lực con người Sông Hồng mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất và chất lượng ngày càng cao hơn”. Chính sách phát triển nhân lực của Công ty trong thời gian tới là:

- Công ty kết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Kết hợp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo trình độ ngoại ngữ và trình độ chính trị.

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ tư vấn giám sát, cán bộ kế toán tại các công trình trọng điểm.

Phần lớn lao động của Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng đang tập trung vào ngành xây lắp phù hợp với định hướng của Công ty. Sự định hướng này sẽ tác động đến nhu cầu nhân lực trong tương lai về chất lượng và số lượng.

2.2.3.2. Kinh nghiệm về sử dụng và quản lý nhân lực tại Ban quản lý dự án đường sắt – Bộ Giao thông vận tải

Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 “phát triển nhanh nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng phức tạp trong thời gian tới, Ban quản lý cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

Thứ nhất: Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết

tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai: Song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài,

phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng.

Thứ ba: Phát triển nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc

sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ tư: Cải thiện và tăng cường thông tin về các nhân lực theo hướng

rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nhân lực ở nước ta và trên thế giới.

Thứ năm: Cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nhân lực trong

2.2.3.3. Bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Ban quản lý

Thứ nhất: Sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi cả về môi trường và văn hóa

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, số hóa, cắt giảm giấy tờ, thay đổi cách thức tổ chức công việc, quy trình làm việc cũng ảnh hưởng đến cung – cầu trong lĩnh vực quản lý nhân lực. Nhiều công chức đến từ nhiều vùng miền, lực lượng già hóa …. Yêu cầu về kỹ năng mềm ngày càng cao trong điều kiện mới. Khu vực công cũng do đó cần có những bước thay đổi trong việc định hướng phát triển năng lực để hướng nghiệp cho những người được tuyển dụng sẵn sàng làm việc được ngay sau khi tuyển dụng. Mỗi tổ chức có chiến lược phát triển riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; phải xây dựng kế hoạch hành động cụ thể hằng năm dựa trên chủ trương, chính sách của Thành phố. Việc xây dựng phương hướng phát triển của tổ chức phải dựa trên tư duy như của doanh nghiệp, đồng thời, chú trọng khảo sát, lấy ý kiến của công chức trong tổ chức. Bên cạnh việc quan tâm đến nhưng thay đổi về nguồn nhân lực mới như Công nghệ, số hóa, … cần nghiên cứu đặc điểm từng giai đoạn trong vòng đời (chu trình công tác) của các thế hệ công chức với dữ liệu khảo sát, phân tích cụ thể; như bắt đầu từ khoảng 18-23 tuổi, kết thúc vào khoảng 60 tuổi. Nhà quản lý nhân sự cần quan tâm đáp ứng nhu cầu con người của từng nhóm đối tượng nhân viên trong độ tuổi lao động, vào đúng thời điểm, để họ làm việc hiệu quả hơn. Kế hoạch hóa NNL cần đáp ứng các nhu cầu khác nhau, thay đổi theo từng nhóm độ tuổi : 18-25 (chưa lập gia đình), 25-45 (đã lập gia đình hay đã có con) ; 50-70 (cần đào tạo lại).

Việc nâng cao năng lực công nghệ giúp công chức thành thạo và hình thành thói quen tra cứu tư liệu hướng dẫn, các quy định, quy trình thủ tục qua các đường link trên mạng. Những người làm công tác tổ chức cán bộ cần được trang bị kiến thức sâu rộng về cách mạng số để có thể cạnh tranh với khu vực tư trong quản lý và phát triển nhân lực.

Thứ hai: Áp dụng một số biện pháp giữ chân người tài năng

Trước hết, tổ chức phải phát triển nguồn tại chỗ, sau đó thu hút nguồn bên ngoài, đặc biệt là những vị trí liên quan đến kỹ năng lãnh đạo hay chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý dự án. Sau đó, xây dựng lòng trung thành tạo cơ chế nuôi dưỡng, trọng dụng, giữ chân tài năng. Cần khai thác yếu tố tâm lý, môi trường

làm việc, tạo những lợi ích, cơ chế đối với những người có tài năng để họ làm chủ được công việc, phát triển khả năng sáng tạo, đổi mới và phát triển lãnh đạo quản lý và lãnh đạo chuyên môn. Có thể phát hiện tài năng thông qua: Xem họ có động lực làm việc cho tổ chức không ? Xem giá trị của họ có trùng với tổ chức không ? Tiềm năng phát triển lên vị trí cao hơn không ?.... Tinh giản biên chế, vẫn cần xác định vị trí nào, người nào cần giữ lại. Đối với những người này, cần tạo môi trường để họ thấy tổ chức đó là của họ ; tránh tạo ra những thông tin sai lệch do những kênh truyền đạt không chuẩn ; tránh tinh giản không đúng đối tượng hay thiếu nhân văn ; tránh sử dụng không đúng năng lực (người tài tự ra đi, tự tinh giản) ; cắt giảm quá mức, gánh nặng đè lên những người còn lại, nếu quá tải, họ rời khu vực công, đặc biệt là người trẻ.

Thường xuyên đối thoại và nắm bắt, hiểu được vấn đề dưới góc nhìn của nhân viên. Khi đối thoại, cần cho nhân viên rõ những lợi ích khi ở lại với tổ chức, con đường chức nghiệp của họ trong tương lai.

Thứ ba: Chú trọng tới việc hình thành và phát huy sức mạnh của các giá trị công

Giá trị công là cơ sở lý giải cho khía cạnh đạo lý trong cung cấp dịch vụ công. Giá trị công là triết lý về những gì mà công dân trông đợi từ nhà quản lý công, về trách nhiệm đạo lý khi họ đảm nhận chức trách công vụ cũng như những gì cấu thành nên đức tính trong điều hành công tác của họ. Cơ quan quản lý có thể sáng tạo ra giá trị theo cách thức của nhà doanh nhân, nhưng đồng thời vẫn duy trì những nét đặc trưng của tổ chức công, coi trọng tính hiệu quả trong thực hiện những vấn đề mà công chúng quan tâm nhất.

Có thể nghiên cứu, kết hợp những ưu điểm về tính an toàn, ổn định nghề nghiệp (của hệ thống chức nghiệp) với chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với thị trường, quan tâm bổ sung một số lợi ích, tạo sự gắn bó của công chức, tăng cường tính năng động, đổi mới, tạo động lực phát triển cá nhân của mô hình quản lý nguồn nhân lực mới để tăng hiệu quả công việc. Chú trọng đào tạo bồi dường để thay đổi tư duy quản lý nguồn nhân lực, khuyến khích sáng tạo, đổi mới, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả làm việc, quan tâm đến những vấn đề của giới trẻ nói chung và những thách thức của phát triển công nghệ để có ứng xử phù hợp với thế hệ công chức mới. Các mô hình hay cách thức quản lý nguồn nhân lực nào cũng cần công khai, minh bạch, phù hợp, ban hành rõ ràng, dễ tiếp cận và đề cao quá trình tương tác hai chiều.

Nhà quản lý không chỉ thực hiện công việc được giao theo lối mòn định sẵn mà phải suy nghĩ để sáng tạo ra những giá trị công cho cộng đồng, xã hội. Họ có thể vận dụng tư duy, cách thức quản lý của khu vực tư, doanh nghiệp để đưa ra các phương án hiệu quả để duy trì giá trị công đang có hay tạo ra giá trị công mới. Qua đó, vừa phát huy được hiệu quả quản lý, đồng thời giữ gìn và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp, nâng cao uy tín của cơ quan, chính quyền trong mối quan hệ với xã hội, doanh nghiệp. Quá trình này có thể tạo ra hiệu ứng tốt về lòng tin với bộ máy nhà nước, với công cuộc cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 40 - 45)