.Tình hình tuyển dụng của Ban quản lý qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018

Tuyển dụng mới 0 2

Chuyển công tác đến 2 3

Tổng 2 5

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính (2018) Tuy nhiên, công việc này không diễn ra thường xuyên và hầu như chưa được thực hiện theo quy trình chuẩn, nghĩa là chưa có bảng mô tả công việc, chưa có thông báo tuyển dụng, không thực hiện quy trình sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn… Những trường hợp được Ban tuyển mới dưới hình thức hợp đồng chủ yếu

đến từ các mối quan hệ quen biết thâm tình trong và ngoài đơn vị. Do đó, đôi khi Ban ra quyết định tuyển dụng mà chưa cân nhắc đến trình độ chuyên môn của người được tuyển dụng có phù hợp với công việc hay không. Điều này xuất phát từ quan niệm, cho rằng tính chất công việc của khối cơ quan hành chính nhà nước là rất đơn giản, rập khuôn theo kiểu “trăm hay không bằng tay quen” nên ai cũng có thể thực hiện công việc sau một thời gian được hướng dẫn, kèm cặp.

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.2. Ý kiến về công tác tuyển dụng nhân lực tại Ban QLDA

Nguồn: Khảo sát của tác giả (2018) Qua biểu đồ có thể thấy công tác tuyển dụng của Ban ở mức chấp nhận được, để hoàn thiện công tác tuyển dụng Ban cần làm tốt nội dung “xác định nhu cầu tuyển dụng”, đây là khâu quan trọng quyết định đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của Ban.

4.1.3. Công tác bố trí công việc

Do gặp vấn đề ngay từ tiêu chuẩn nhân viên nên việc bố trí lao động là một “bài toán” khó đối với lãnh đạo Ban. Ngoại trừ một số công việc mang tính đặc thù như công nghệ thông tin thì bắt buộc đơn vị phải tuyển đúng người, đúng việc, các vị trí khác còn lại đều có thể bố trí được “người làm việc”.

Vì vậy, việc cán bộ công chức, viên chức được giao một công việc xa lạ với chuyên ngành đã được đào tạo là vấn đề hết sức bình thường. Một số công

việc phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ nhưng đã có người khác thực hiện thì vị trí cũng thường được ưu tiên cho người cũ. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng văn bản tham mưu cho lãnh đạo Ban. Cá biệt tại một số công việc, cán bộ đảm nhiệm còn chưa hình dung ra được mình cần phải làm gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì các phòng chuyên môn không có bảng phân tích công việc.

Việc thuyên chuyển cán bộ giữa các phòng chuyên môn thuộc Ban cũng được thực hiện nhưng chủ yếu là theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về việc quy định danh mục vị trí công tác và thời gian định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, rất ít các trường hợp chuyển đổi theo nguyện vọng của cán bộ công chức, viên chức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc. Số liệu khảo sát được thống kê tại Bảng 4.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 65 - 67)