Nhu cầu nhân sự của Ban QLDA giai đoạn 2017-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

Chỉ tiêu 2017 2018 NC (người) TT (người) TT/ NC (%) NC (người) TT (người) TT/ NC (%) 1.Phân theo vị trí công tác

- Lãnh đạo 32 28 87.5 32 28 87.5

- Nhân viên 118 98 83.05 118 97 82.2

2. Phân theo trình độ

Đại học trở lên 120 98 81.7 120 104 86.7 Cao đẳng & Trung cấp 30 28 93.3 30 21 70

Tổng 150 126 150 125

Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính (2018) Qua bảng nhu cầu nhân sự của Ban giai đoạn 2017 -2018 ta nhận thấy số lượng lãnh đạo và nhân viên tương đối ổn định (trung bình các năm khoảng 87.5%). Số lao động thực tế là số cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng được Ban ký có thời hạn hoặc không thời hạn (còn gọi là hợp đồng chính thức, được coi là người của Ban); Phần chênh lệch giữa lao động thực tế và lao động theo nhu cầu (chủ yếu là lao động trực tiếp) được Ban hợp đồng thuê khoán chuyên môn theo công việc nhưng cũng phải cân đối mức chi tiêu nội bộ để có kế hoạch trả lương mà vẫn đảm bảo các hoạt động thường xuyên tại Ban.

Đơn vị :%

Biểu đồ 4.1. Ý kiến về công tác hoạch định nhân lực tại Ban quản lý dự án

Về trình độ, do tính chất công việc của Ban liên quan nhiều đến kỹ thuật,công nghệ nên nhu cầu về lao động là ưu tiên người có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc yêu cầu. Những cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp được bố trí những công việc như văn thư, lưu trữ, thủ quỹ, nhân viên hỗ trợ….

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy công tác hoạch định nhân sự của Ban là bình thường. Ý kiến đánh giá tập chung nhiều ở các nội dung về dự báo nhu cầu nhân sự (88%) và phân tích thực trạng nhân lực (76%), đưa ra quyết định tăng giảm nhân lực(64%). Đây cũng là nhưng nội dung quan trọng trong công tác hoạch định nhân sự vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu nhân sự trong triển khai công việc của Ban.

4.1.2. Công tác tuyển dụng nhân lực tại quản lý dự án

Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc tại đơn vị. Tuy nhiên, tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội công tác thu hút nguồn nhân lực chịu sự chi phối mạnh bởi định mức biên chế, các văn bản quy phạm pháp luật và định mức chi tiêu nội bộ (nguồn trả lương cho các lao động hợp đồng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội). Biên chế hành chính của Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội do UBND Thành phố Hà Nội quyết định giao trong tổng biên chế hành chính của Thành phố được Trung ương giao. Căn cứ biên chế được UBND Thành phố giao, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội quyết định biên chế tại các phòng ban dựa theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của từng phòng ban. Việc bổ sung biên chế (nếu có) được thực hiện thông qua đợt thi tuyển dụng viên chức do Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội tổ chức theo định kỳ.

Về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức có thể kể đến một số văn bản như sau:

- Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008.

- Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 của Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000.

- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.

- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.

Dựa trên chỉ tiêu biên chế được Thành phố Hà Nội giao hàng năm, tình hình tài chính và quy định của các văn bản nêu trên, Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội tiến hành thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự.

* Nguồn tuyển dụng.

Theo quy định, Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội được phép tuyển dụng lao động từ hai nguồn bên trong và bên ngoài đơn vị. Nguồn tuyển dụng bên trong chủ yếu là việc thuyên chuyển công tác giữa các đơn vị trong cùng khối hành chính nhà nước bao gồm nguồn lao động từ các đơn vị sự nghiệp và cán bộ công chức, viên chức được Sở Nội vụ thành phố Hà Nội bố trí sau khi tổ chức đợt thi tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm. Tuy nhiên, số lượng lao động này thường là cán bộ đang làm hợp đồng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội, đi thi rồi tiếp tục nhận lại để bố trí công việc, rất ít trường hợp ban tuyển dụng cán bộ hoàn toàn mới từ các đợt thi tuyển dụng này. Nguồn tuyển dụng bên ngoài là các ứng viên tự do đến nộp hồ sơ xin việc tại phòng Tổ chức - Hành chính. Tuy nhiên, số lượng thường rất ít vì yêu cầu tuyển dụng thường dựa vào bằng cấp của những cán bộ đang làm hợp đồng chờ thi tuyển tại Ban, mặt khác thời gian đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng còn có phần hạn chế. Vì vậy, những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin tuyển dụng.

* Tiêu chuẩn nhân viên.

Kết cấu tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ công chức, viên chức hiện nay bao gồm ba phần chính là chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ, được xây dựng cụ

thể trong các văn bản hành chính Nhà nước theo từng ngạch công chức, viên chức. Tuy nhiên, nó chỉ quy định một vài tiêu chí cơ bản như sự hiểu biết chung về đường lối, chính sách của đơn vị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật; trình độ tin học, ngoại ngữ; sức khỏe… mà gần như bỏ qua các tiêu chí quan trọng như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, am hiểu về ngành và lĩnh vực, sự nhiệt tình, đam mê công việc… Hầu như chưa có trường hợp nào bị sa thải trong thời gian làm việc do không đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vì vậy, có thể nói tiêu chuẩn cán bô công chức, viên chức hiện nay của khối cơ quan hành chính Nhà nước nói chung còn chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và cụ thể.

* Công tác tuyển dụng

Trong những năm qua, biến động nguồn nhân lực tại Ban tương đối ổn định (số liệu thống kê tại Bảng 4.2) nhưng không có gì đảm bảo rằng những người thật sự có năng lực sẽ không nhảy việc sang khu vực tư nhân, nơi có tính cạnh tranh và sự đãi ngộ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị nhân lực tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hà nội (Trang 62 - 65)